Kiều Vượng

Nhà văn
Kiều Vượng
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
(1944-06-01)1 tháng 6, 1944
Nơi sinh
Quảng Xương, Thanh Hóa
Mất
Ngày mất
12 tháng 10, 2018(2018-10-12) (74 tuổi)
Nơi mất
Thanh Hóa
Nơi cư trúThanh Hóa
Giới tínhnam
Quốc tịch Việt Nam
Đảng chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam
Nghề nghiệpnhà văn
Lĩnh vựcvăn học
Sự nghiệp văn học
Thể loạitiểu thuyết, truyện ngắn,
Tác phẩm
  • Vùng trời thủng (tiểu thuyết)
Giải thưởngDanh sách
Giải thưởng
Giải thưởng Nhà nước 2017
Văn học Nghệ thuật

Kiều Vượng (1944-2018) là nhà văn Việt Nam, được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật vào năm 2017.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Kiều Vượng sinh ngày 01 tháng 06 năm 1944 tại xã Quảng Hải, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa.

Kiều Vượng từng là giáo viên, rồi gia nhập Thanh niên xung phong trong Chiến tranh Việt Nam, tham gia chỉ đạo vận tải trên sông, trên biển và chỉ huy lực lượng thanh niên xung phong mở đường tại nước bạn Lào. Ông là Bí thư Đoàn, Bí thư Đảng ủy Đoàn Vận tải Lam Sơn tại tỉnh Quảng Bình, Trưởng phòng tổ chức Công ty Vận tải thuyền nan. Những ngày tháng tham gia cùng Đoàn vận tải thuyền nan Lam Sơn vào tuyến lửa Quảng Bình đã có hơn 2002 đồng đội của ông hy sinh. Bản thân Kiều Vượng đã 6 lần bị thương thành thương tật trong khi làm nhiệm vụ.[1]

Sau năm 1975, ông chuyển sang làm công tác xuất bản, báo chí, làm báo và viết văn. Ông từng là cán bộ biên tập nhà xuất bản, Trưởng phòng kế hoạch nhà xuất bản, Trưởng Văn phòng đại diện báo Văn nghệ vùng Bắc Trung bộ tại Thanh Hóa.[2]

Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1990.

Ông mất tại Thanh Hóa ngày 12 tháng 10 năm 2018.[3]

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Những tác phẩm văn học nổi bật của Kiều Vượng: Về một vùng quê (truyện dài, 1982); Lời hẹn (ký sự, 1984); Người cuối cùng ở lại (tiểu thuyết, 1987); Sóng gió (tiểu thuyết, 1988); Vùng trời thủng (tiểu thuyết, 1990); Đoạn cuối cuộc đời (tập truyện ngắn, 1992); Nói với mình (thơ, 1993); Một đoạn đời (truyện ký, 1995); Những cuộc đời thầm lặng (ký, 1996); Nơi mẹ đẻ ra tôi (tập truyện ngắn, 1996); Truyện ký Kiều Vượng (1998); Vùng đất từng nổi tiếng (2000); Chuyện núi Rồng (2001); Những cuộc đời những con đường (2004)…[4]

Ông đã giành được nhiều giải thưởng văn học: Giải ba về đề tài giao thông của Bộ Giao thông vận tải và Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng năm 1988 (tiểu thuyết Sóng gió); Giải thưởng văn học 5 năm 1990-1995 của Thanh Hóa; Giải nhất kịch bản phim tài liệu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (kịch bản Chở đá lên núi (2000); Giải thưởng văn học sông Mê Kông với tiểu thuyết Vùng trời thủng; Sau này, ông gộp các tác phẩm được giải thành tuyển tập Một đời văn.[4]

Năm 2017, ông được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật với tác phẩm Vùng trời thủng (tiểu thuyết).[5]

Tác phẩm chính

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Về một vùng quê (truyện dài, 1982);
  • Lời hẹn (ký sự, 1984);
  • Người cuối cùng ở lại (tiểu thuyết, 1987);
  • Sóng gió (tiểu thuyết, 1988);
  • Vùng trời thủng (tiểu thuyết, 1990);
  • Đoạn cuối cuộc đời (tập truyện ngắn, 1992);
  • Nói với mình (thơ, 1993);
  • Một đoạn đời (truyện ký, 1995);
  • Những cuộc đời thầm lặng (ký, 1996);
  • Nơi mẹ đẻ ra tôi (tập truyện ngắn, 1996);
  • Truyện ký Kiều Vượng (1998);
  • Vùng đất từng nổi tiếng (2000);
  • Chuyện núi Rồng (2001);
  • Những cuộc đời những con đường (2004);
  • Một đời văn (tuyển tập).

Nguồn:[2]

Giải thưởng văn học

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Giải ba về đề tài giao thông của Bộ Giao thông vận tải và Hội Nhà văn Việt Nam trao tặng năm 1988 (tiểu thuyết Sóng gió);
  • Giải thưởng văn học 5 năm 1990 – 1995 của Thanh Hóa;
  • Giải nhất kịch bản phim tài liệu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (kịch bản Chở đá lên núi, 2000);
  • Giải thưởng văn học sông Mê Kông với tiểu thuyết Vùng trời thủng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ngô Đức Hành (16 tháng 11 năm 2014). “Nhà văn Kiều Vượng - Nhân chứng của "Thời hoa lửa". Báo Giao thông. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2025.
  2. ^ a b “Nhà văn Kiều Vượng (1944 – 2018)”. Bảo tàng Văn học Việt Nam. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2025.
  3. ^ Nguyễn Trọng Văn (25 tháng 10 năm 2019). “Ngôi nhà vui vẻ nơi xứ Thanh yêu mến”. Lao động. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2025.
  4. ^ a b Viên Lan Anh (9 tháng 10 năm 2023). “Nhà văn Kiều Vượng với những ký ức đau đáu phận người”. Báo Văn nghệ. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2025.
  5. ^ “Chủ tịch nước Quyết định trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2017”. Báo Tổ quốc. Truy cập ngày 19 tháng 6 năm 2024.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Tips chỉnh ảnh đỉnh cao trên iPhone
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Đương, tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm
Tâm lý học và sự gắn bó
Tâm lý học và sự gắn bó
Lại nhân câu chuyện về tại sao chúng ta có rất nhiều hình thái của các mối quan hệ: lãng mạn, bi lụy, khổ đau
Visual Novel Nekopara vol.1 Việt Hoá
Visual Novel Nekopara vol.1 Việt Hoá
Câu chuyện kể về Minazuki Kashou, con trai của một gia đình sản xuất bánh kẹo truyền thống bỏ nhà ra đi để tự mở một tiệm bánh của riêng mình tên là “La Soleil”