Bản chuyển ngữ của Kinh Chuyển pháp luân | |
---|---|
Tiếng Anh | Setting in Motion the Wheel of the Dharma, Promulgation of the Law Sutra, The First Turning of the Wheel, The Four Noble Truths Sutra |
Tiếng Phạn | Dharmacakrapravartana Sūtra धर्मचक्रप्रवर्तनसूत्र |
Tiếng Pali | Dhammacakkappavattana Sutta |
Tiếng Miến Điện | ဓမ္မစက္ကပဝတ္တနသုတ် |
Tiếng Trung Quốc | 轉法輪經, 转法轮经 |
Tiếng Nhật | 転法輪経 |
Tiếng Khmer | ធម្មចក្កប្បវត្តនសូត្រ (Thormmachakkappavorttanak Sot) |
Tiếng Hàn | 초전법륜경 |
Tiếng Sinhala | ධම්මචක්ක පවත්තන සූත්රය/ දම්සක් පැවතුම් සුතුර |
Tiếng Thái | th:ธัมมจักกัปปวัตนสูตร (RTGS: Thammachakkappavatana Sut) |
Tiếng Việt | Kinh Chuyển Pháp luân |
Thuật ngữ Phật Giáo |
Kinh Chuyển pháp luân (chữ Hán: 轉法輪經; Chuyển pháp luân kinh; chữ Phạn: धर्मचक्रप्रवर्तनसूत्र, Dharmacakrapravartana Sūtra/Dhammacakkappavattana Sutta) là bài giảng pháp đầu tiên mà Sa-môn Tất-đạt-đa Cồ-đàm thuyết giảng tại vườn Lộc Uyển cho các đệ tử sau khi Ngài đắc đạo theo hầu hết truyền thống Phật giáo. Dù tồn tại nhiều phiên bản khác nhau, nhưng các phiên bản này đều chung nội dung tóm tắt về tư tưởng Trung đạo và các điểm cốt lõi của Phật giáo gồm Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Vô thường và Duyên khởi.[1][2][3]
Theo truyền thống Thượng tọa bộ, không lâu sau khi Vương tử Tất-đạt-đa xuất ly đời sống thế tục, sống không gia đình, Ngài đã tu hành khổ hạnh với nỗ lực mạnh mẽ ở Uruvela. Cùng tu tập với ngài là nhóm bạn đồng tu gồm năm vị tu sĩ khổ hạnh gốc Bà-la-môn, thường được biết đến với tên gọi Năm anh em Kiều-trần-như. Sáu năm sau, Ngài nhận thấy rằng, khổ hạnh không phải là con đường đúng để giác ngộ nên đã từ bỏ và bắt đầu dùng lại vật thực cần thiết cho cơ thể. Nhóm năm vị tu sĩ cho rằng người bạn Tất-đạt-đa đã từ bỏ nỗ lực giác ngộ, vì vậy đã thất vọng rời bỏ Ngài và đi đến Vườn Nai ở Isipatana.
Tuy nhiên, với nỗ lực của mình, tu sĩ trẻ Tất-đạt-đa đã đạt được giác ngộ và giải thoát khi thiền định dưới cội bồ đề bên dòng sông Nerañjarā ở Bodh Gaya. Sau khi trở thành Phật, Ngài đã im lặng trong 49 ngày. Theo MN 26 và MĀ 204, sau khi quyết định truyền pháp cho chúng sanh, ban đầu Đức Phật dự định đi thăm các vị thầy cũ của Ngài là Āḷāra Kālāma và Uddaka Rāmaputta, để truyền lại pháp mà Ngài đã đắc đạo. Tuy nhiên, những vị thầy đó đã qua đời, vì vậy Ngài đã quyết định đến thăm năm người bạn đồng tu cũ của mình tại Sarnath, một thị trấn nhỏ gần thành Varanasi (Trung Ấn Độ). Những người này ban đầu nghi ngờ, nghĩ rằng ông đã từ bỏ việc tìm kiếm chân lý khi từ bỏ lối sống khổ hạnh của họ. Nhưng khi nhìn thấy ánh hào quang của Đức Phật, họ yêu cầu Ngài dạy những gì đã học được. Sau đó, Đức Phật đã thuyết giảng những giáo lý ban đầu, giới thiệu các khái niệm cơ bản của tư tưởng Phật giáo, chẳng hạn như Trung đạo và Tứ Diệu Đế.[4][5][6][7][8][9]
Các học giả hiện đại đồng ý rằng những lời dạy của Đức Phật đã được truyền khẩu trong khoảng vài trăm năm sau khi Đức Phật nhập diệt, trước khi chúng được ghi chép thành văn tự. Theo các học giả hàn lâm, sự mâu thuẫn trong các văn bản cổ xưa nhất có thể tiết lộ sự phát triển trong các giáo lý cổ xưa nhất.[10] Trong khi truyền thống Theravada cho rằng kinh điển có từ chính Đức Phật, được lưu truyền trong một chuỗi truyền khẩu không gián đoạn,[11][12] các học giả hàn lâm đã chỉ ra nhiều mâu thuẫn và cố gắng giải thích chúng. Thông tin về những giáo lý lâu đời nhất của Phật giáo, chẳng hạn như Tứ Diệu Đế, một chủ đề quan trọng trong Kinh Chuyển pháp luân, đã thu thập được bằng cách phân tích các bản văn cổ nhất và những điểm mâu thuẫn này, là vấn đề đang được thảo luận và nghiên cứu.[13][14][15][16]
Theo Bronkhorst, "bài giảng đầu tiên" này được ghi lại trong một số kinh điển, với những biến thể quan trọng.[17] Trong các văn bản Luật tạng và trong kinh Chuyển pháp luân (bản Pali) chịu ảnh hưởng của các văn bản Luật tạng, có bao gồm nội dung Tứ diệu đế, cũng như chi tiết Kondañña giác ngộ khi "linh kiến Giáo pháp" khởi lên: "vạn vật có sinh ắt có diệt".[17][18][19] Tuy nhiên, trong kinh Thánh cầu (Ariyapariyesanā Sutta, Majjhima Nikaya 26) lại không đề cập đến Tứ diệu đế, đồng thời ghi nhận chi tiết Đức Phật đã thuyết giảng lần lượt cho nhóm 5 người, đôi khi chỉ giảng cho hai hoặc ba người, trong khi những người khác đi khất thực. Các phiên bản khác của "bài thuyết pháp đầu tiên" cũng có những dị biệt đáng kể khi trình bày về khái niệm Tứ diệu đế.[17]
Theo Bronkhorst, điều này chỉ ra rằng khái niệm Tứ đế đã được thêm vào những mô tả trước đó về sự giải thoát bằng cách thực hành Tứ thiền, mà ban đầu được cho là đủ để tiêu diệt các arsavas.[17] Anderson, theo Norman, cũng cho rằng Tứ diệu đế vốn không có trong bộ kinh này, về sau được thêm vào trong một số phiên bản.[20] Theo Bronkhorst, khái niệm "Thập nhị nhân duyên" có lẽ cũng là một bổ sung sau này, nhằm thay thế thuật ngữ chung chung "bát-nhã" cho "tứ đế" cụ thể hơn.[21]
Theo Cousins, nhiều học giả có quan điểm rằng "bài giảng này chỉ được xác định là bài giảng đầu tiên của Đức Phật vào một thời điểm sau đó".[22] Theo Anderson, một đặc điểm đã được công nhận từ lâu của kinh điển Theravada là nó thiếu một "cấu trúc bao quát và toàn diện về con đường dẫn đến niết-bàn".[23] Các kinh văn tạo thành một mạng lưới hoặc ma trận, chúng phải được kết hợp với nhau.[24] Trong mạng lưới này, "tứ diệu đế là một giáo lý trong số những giáo lý khác và không đặc biệt trung tâm,"[24] nhưng là một phần của "toàn bộ ma trận pháp".[25] Tứ diệu đế được thiết lập và xâu kết trong mạng lưới đó, làm nổi bật lên "các giáo lý khác nhau giao thoa với nhau như thế nào",[26] và đề cập đến các pháp môn Phật giáo khác nhau, tất cả đều là một phần rõ ràng và ngầm định của các đoạn đề cập đến Tứ diệu đế.[27] Chính những yếu tố đó, đã được tập hợp để hình thành một kinh Chuyển pháp luân riêng biệt như là bài giảng đầu tiên và là cơ bản nhất của nhập môn con đường giác ngộ.
Kinh Chuyển pháp luân có hơn 20 phiên bản khác nhau[28][29], rải rác trong các bộ kinh điển các ngôn ngữ Pali, Phạn cùng các bản Hán dịch và Tạng dịch.
|deadurl=
(gợi ý |url-status=
) (trợ giúp)
|chapterurl=
(trợ giúp); |url=
trống hay bị thiếu (trợ giúp); |chapter=
bị bỏ qua (trợ giúp)
|url lưu trữ=
cần |url=
(trợ giúp) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl=
(gợi ý |url-status=
) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl=
(trợ giúp)
|url lưu trữ=
cần |url=
(trợ giúp) lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2012. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl=
(gợi ý |url-status=
) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl=
(trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
|dead-url=
(gợi ý |url-status=
) (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
|url lưu trữ=
cần |url=
(trợ giúp) lưu trữ ngày 11 tháng 5 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl=
(gợi ý |url-status=
) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl=
(trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
|url lưu trữ=
cần |url=
(trợ giúp) lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl=
(gợi ý |url-status=
) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl=
(trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
|url lưu trữ=
cần |url=
(trợ giúp) lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2020. Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url=
(gợi ý |url-status=
) (trợ giúp); |ngày truy cập=
cần |url=
(trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
|url lưu trữ=
cần |url=
(trợ giúp) lưu trữ ngày 23 tháng 11 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl=
(gợi ý |url-status=
) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl=
(trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
|url lưu trữ=
cần |url=
(trợ giúp) lưu trữ ngày 22 tháng 7 năm 2019. Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url=
(gợi ý |url-status=
) (trợ giúp); |ngày truy cập=
cần |url=
(trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
|url lưu trữ=
cần |url=
(trợ giúp) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl=
(gợi ý |url-status=
) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl=
(trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
|url lưu trữ=
cần |url=
(trợ giúp) lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2011. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl=
(gợi ý |url-status=
) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl=
(trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
|url lưu trữ=
cần |url=
(trợ giúp) lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2013. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl=
(gợi ý |url-status=
) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl=
(trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
|url lưu trữ=
cần |url=
(trợ giúp) lưu trữ ngày 22 tháng 11 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl=
(gợi ý |url-status=
) (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
|url lưu trữ=
cần |url=
(trợ giúp) lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl=
(gợi ý |url-status=
) (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
|url lưu trữ=
cần |url=
(trợ giúp) lưu trữ ngày 18 tháng 1 năm 2021. Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url=
(gợi ý |url-status=
) (trợ giúp); |ngày truy cập=
cần |url=
(trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
|url lưu trữ=
cần |url=
(trợ giúp) lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2020. Đã bỏ qua tham số không rõ |chapterurl=
(trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url=
(gợi ý |url-status=
) (trợ giúp); |ngày truy cập=
cần |url=
(trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)
|dead-url=
(gợi ý |url-status=
) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |trans_title=
(gợi ý |trans-title=
) (trợ giúp)Quản lý CS1: khác (liên kết)(tiếng Anh) 此譯本從藏文譯成英文,並以梵本校對。第二十六章「轉法輪」