Yaya Touré

Yaya Touré
Touré năm 2013
Thông tin cá nhân
Tên đầy đủ Gnégnéri Yaya Touré[1]
Ngày sinh 13 tháng 5, 1983 (41 tuổi)[2]
Nơi sinh Bouaké, Bờ Biển Ngà
Chiều cao 1,89 m[3]
Vị trí Tiền vệ
Thông tin đội
Đội hiện nay
Akhmat Grozny
(trợ lý huấn luyện viên)
Sự nghiệp cầu thủ trẻ
Năm Đội
1996–2001 ASEC Mimosas
Sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp*
Năm Đội ST (BT)
2001–2003 Beveren 70 (3)
2003–2005 Metalurh Donetsk 33 (3)
2005–2006 Olympiakos 20 (3)
2006–2007 Monaco 27 (5)
2007–2010 Barcelona 74 (4)
2010–2018 Manchester City 230 (59)
2018 Olympiakos 2 (0)
2019–2020 Thanh Đảo Hoàng Hải 14 (2)
Tổng cộng 470 (82)
Sự nghiệp đội tuyển quốc gia
Năm Đội ST (BT)
2004–2015 Bờ Biển Ngà 101 (19)
Sự nghiệp quản lý
Năm Đội
2021 Olimpik Donetsk (trợ lý)
2021– Akhmat Grozny (trợ lý)
Thành tích huy chương
Bóng đá nam
Đại diện cho  Bờ Biển Ngà
CAN
Á quân Ai Cập 2006
Á quân Guinea Xích Đạo & Gabon 2012
Vô địch Guinea Xích Đạo 2015
*Số trận ra sân và số bàn thắng ở câu lạc bộ tại giải quốc gia

Gnégnéri Yaya Touré (sinh ngày 13 tháng 5 năm 1983) là một cựu cầu thủ bóng đá người Bờ Biển Ngà chơi ở vị trí tiền vệ hiện đã giải nghệ. Anh là một tiền vệ lùi với tố chất mạnh mẽ, không ngại va chạm. Anh là cầu thủ người Bờ Biển Ngà đầu tiên chơi cho Barcelona. Anh là em trai của Kolo Touré. Yaya cũng có một người em trai tên Ibrahim Touré nhưng đã qua đời. Anh đã có 4 lần đoạt danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Phi (một kỷ lục và bằng với Samuel Eto'o).

Sự nghiệp câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Giai đoạn đầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Yaya Touré gia nhập lò đào tạo trẻ ASEC Mimosas năm 1996. Anh sau đó chuyển tới Bỉ để chơi cho KSK Beveren theo một bản hợp đồng có thời hạn 2 năm rưỡi và sau đó là thêm một năm rưỡi cùng đội bóng Ukraina Metalurh Donetsk.

Olympiakos

[sửa | sửa mã nguồn]

Yaya Touré sau đó chuyển tới Olympiakos vào năm 2005. Anh được đặt biệt danh là "Patrick Vieira mới" bởi người anh Kolo Touré. Trước mùa giải 2005-06, anh có tham gia một quãng thời gian tập luyện cùng Arsenal, song không được ban lãnh đạo ký hợp đồng. Anh cũng được Eurosport bầu vào năm 2005 là một trong những tài năng hứa hẹn nhất thế giới, bản danh sách gồm có cả Javier MascheranoSergio Agüero.

Yaya Touré gia nhập FC Barcelona với mức giá 9 triệu euro và có trận ra mắt gặp Racing de Santander.

Touré có bàn thắng đầu tiên trong trận gặp Inter Milan ở cúp Joan Gamper. Anh chính thức ghi bàn thắng đầu tiên ở La Liga trong trận gặp Athletic Bilbao vào ngày 2 tháng 9 năm 2007. Bàn thắng đầu tiên của anh ở cúp C1 là trong trận gặp FC Schalke 04 ở tứ kết cúp C1 mùa giải 2007-08.

Đầu mùa giải 2008-09, huấn luyện viên Josep Guardiola muốn dùng Sergio Busquets ở vị trí tiền vệ trung tâm và bắt đầu dấy lên những tin đồn về việc Touré có thể ra đi, xong anh đã tận dụng được cơ hội và thi đấu tốt khi bước vào năm mới. Ở trận chung kết cúp C1 mùa giải 2008-09, Touré đã được đưa về để đá trung vệ và đã khoá chặt Wayne Rooney, góp công vào chiến thắng 2-0 của Barca trước Manchester United.

Manchester City

[sửa | sửa mã nguồn]

Hè 2010, sau khi kết thúc World Cup, Yaya Touré đã được FC Barcelona bán cho câu lạc bộ Manchester City với giá 24 triệu Euro (ở đó có Kolo Touré, anh trai của Yaya đang chơi ở vị trí trung vệ).

Vào ngày 28 tháng 7, Touré ra mắt Man City trong trận giao hữu trước mùa giải với Club América. Man City đã thắng 4–1 trên chấm phạt đền sau trận hòa 1–1 sau thời gian thi đấu chính thức. Trong trận ra mắt sân nhà Etihad vào ngày 7 tháng 8 khi đá giao hữu với Valencia, anh được trao giải "Cầu thủ xuất sắc nhất trận đấu".

Mùa 2010–11

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 14 tháng 8 năm 2010, Touré đã ra mắt Premier League trong trận hòa 0–0 với Tottenham Hotspur tại White Hart Lane. Một tuần sau, Touré đã gây ấn tượng trong trận thắng 3–0 trước Liverpool tại Eastlands khi là một phần của hàng tiền vệ ba người cùng Gareth BarryNigel de Jong. Vào ngày 19 tháng 9, Touré đã ghi bàn thắng đầu tiên cho City trong trận đấu với Wigan Athletic. Bàn thắng được ghi ở phút 70 và được kiến tạo bởi Carlos Tevez, người cũng ghi bàn trong trận đấu đó. Touré được tấn công nhiều hơn dưới thời Roberto Mancini và chủ yếu chơi ở vị trí này. Anh đã ghi một bàn thắng tuyệt vời chân trái vào lưới West Ham United và tiếp tục ghi bàn thứ hai, sau đó được tính là bàn thắng phản lưới nhà vì bóng nảy ra khỏi cột, đập vào lưng thủ môn Robert Green và đi vào lưới.

Quay lại Olympiakos

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi kết thúc hợp đồng với câu lạc bộ Manchester City vào hè 2018, Yaya Touré là cầu thủ tự do. Ngày 2 tháng 9 năm 2018, anh kí hợp đồng mới để trở lại Olympiakos[4]. Đến ngày 11 tháng 12 năm 2018, hai bên quyết định chấm dứt hợp đồng[5].

Ngày 10.5.2019, nhiều tờ báo đưa tin Yaya Touré đã chính thức tuyên bố giải nghệ ở tuổi 35 để tập trung vào sự nghiệp huấn luyện viên. Sau đó, anh đã bác bỏ các thông tin này, giải thích rằng anh đang chuẩn bị cho công việc huấn luyện nhưng vẫn đang cân nhắc để chơi bóng thêm vài năm nữa.

Thanh Đảo Hoàng Hải

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 3.7.2019, Yaya Touré bất ngờ quay trở lại với bóng đá. Anh đầu quân cho câu lạc bộ Thanh Đảo Hoàng Hải ở giải Hạng Nhất Trung Quốc theo một bản hợp đồng chưa tiết lộ[6]. Trước đó, vào năm 2017, Toure từng tuyên bố sẽ không bao giờ đến Trung Quốc chơi bóng: "Tôi sẽ cảm thấy tức giận nếu phải chơi bóng tại đó. Tôi chơi bóng vì đam mê, không phải vì tiền"[7].

Thống kê sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến 7 tháng 3 năm 2018.
Câu lạc bộ Mùa giải Giải đấu Cúp quốc gia Cúp liên đoàn Châu Âu Tổng cộng
Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn Trận Bàn
Beveren 2001–02 28 0 0 0 - - 0 0 28 0
2002–03 30 3 0 0 - - 0 0 30 3
2003–04 12 0 0 0 - - 0 0 12 0
Tổng cộng 70 3 0 0 - - 0 0 70 3
Metalurh Donetsk 2003–04 11 1 0 0 - - 0 0 11 1
2004–05 22 2 2 1 - - 4 1 28 4
Tổng cộng 33 3 2 1 - - 4 1 39 5
Olympiakos 2005–06 26 3 0 0 - - 6 0 32 3
Tổng cộng 26 3 0 0 - - 6 0 32 3
Monaco 2006–07 27 5 0 0 - - 0 0 27 5
Tổng cộng 27 5 0 0 - - 0 0 27 5
Barcelona 2007–08 26 1 2 0 - - 12 1 40 2
2008–09 25 2 5 1 - - 10 0 40 3
2009–10 23 1 6 0 - - 8 0 37 1
Tổng cộng 74 4 13 1 - - 30 1 117 6
Manchester City 2010–11 35 6 8 3 0 0 8 1 51 10
2011–12 32 6 1 0 0 0 9 3 42 9
2012–13 32 6 5 2 0 0 5 1 42 9
2013–14 35 20 4 0 3 3 7 1 49 24
2014–15 29 10 1 0 2 1 5 1 37 12
2015–16 32 6 0 0 5 1 10 1 47 8
2016–17 25 5 4 2 0 0 2 0 31 7
2017–18 6 0 0 0 4 0 3 0 13 0
Tổng cộng 226 62 23 7 14 5 49 8 312 82
Tổng cộng sự nghiệp 456 79 39 10 14 5 89 10 597 104

Đội tuyển quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Bờ Biển Ngà
Năm Trận Bàn
2004 3 0
2005 2 0
2006 15 1
2007 4 1
2008 10 1
2009 8 2
2010 13 2
2011 5 2
2012 10 1
2013 10 6
2014 10 2
2015 10 1
Tổng cộng 100 19

Bàn thắng quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]
# Ngày Địa điểm Đối thủ Bàn thắng Kết quả Giải đấu
1. 24 tháng 1 năm 2006 Sân vận động Quốc tế Cairo, Cairo, Ai Cập  Libya 2–1 2–1 CAN 2006
2. 3 tháng 6 năm 2007 Sân vận động Bouaké, Bouaké, Bờ Biển Ngà  Madagascar 3–0 5–0 Vòng loại CAN 2008
3. 25 tháng 1 năm 2008 Sân vận động Sekondi-Takoradi, Sekondi-Takoradi, Ghana  Bénin 2–0 4–1 Vòng loại CAN 2008
4. 20 tháng 6 năm 2009 Sân vận động 4 tháng 8, Ouagadougou, Burkina Faso  Burkina Faso 1–0 3–2 Vòng loại World Cup 2010
5. 5 tháng 9 năm 2009 Sân vận động Félix Houphouët-Boigny, Abidjan, Bờ Biển Ngà  Burkina Faso 3–0 5–0 Vòng loại World Cup 2010
6. 25 tháng 6 năm 2010 Sân vận động Mbombela, Nelspruit, Nam Phi  CHDCND Triều Tiên 1–0 3–0 World Cup 2010
7. 4 tháng 9 năm 2010 Sân vận động Félix Houphouët-Boigny, Abidjan, Bờ Biển Ngà  Rwanda 1–0 3–0 Vòng loại CAN 2012
8. 10 tháng 8 năm 2011 Sân vận động Genève, Geneva, Thụy Sĩ  Israel 2–0 4–3 Giao hữu
9. 9 tháng 10 năm 2011 Sân vận động Félix Houphouët-Boigny, Abidjan, Bờ Biển Ngà  Burundi 2–1 2–1 Vòng loại CAN 2012
10. 4 tháng 2 năm 2012 Sân vận động Malabo, Malabo, Guinea Xích Đạo  Guinea Xích Đạo 3–0 3–0 CAN 2012
11. 22 tháng 1 năm 2013 Sân vận động Royal Bafokeng, Phokeng, Nam Phi  Togo 1–0 2–1 CAN 2013
12. 26 tháng 1 năm 2013 Sân vận động Royal Bafokeng, Phokeng, Nam Phi  Tunisia 2–0 3–0 CAN 2013
13. 23 tháng 3 năm 2013 Sân vận động Félix Houphouët-Boigny, Abidjan, Bờ Biển Ngà  Gambia 2–0 3–0 Vòng loại World Cup 2014
14. 8 tháng 6 năm 2013 Sân vận động Độc lập, Bakau, Gambia  Gambia 3–0 3–0 Vòng loại World Cup 2014
15. 16 tháng 6 năm 2013 Sân vận động Quốc gia Benjamin Mkapa, Dar es Salaam, Tanzania  Tanzania 2–1 4–2 Vòng loại World Cup 2014
16. 3–2
17. 10 tháng 9 năm 2014 Sân vận động Ahmadou Ahidjo, Yaoundé, Cameroon  Cameroon 1–1 1–4 Vòng loại CAN 2015
18. 15 tháng 10 năm 2014 Sân vận động Félix Houphouët-Boigny, Abidjan, Bờ Biển Ngà  CHDC Congo 1–1 3–4 Vòng loại CAN 2015
19. 4 tháng 2 năm 2015 Sân vận động Bata, Bata, Guinea Xích Đạo  CHDC Congo 1–0 3–1 CAN 2015

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu lạc bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

ASEC Mimosas

[sửa | sửa mã nguồn]

Olympiacos

[sửa | sửa mã nguồn]

Manchester City

[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “FIFA Club World Cup UAE 2009 presented by Toyota: List of players: FC Barcelona” (PDF). FIFA. ngày 1 tháng 12 năm 2009. tr. 1. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2018.
  2. ^ “Yaya Toure”. Barry Hugman's Footballers.
  3. ^ “Yaya Touré”. ESPN FC. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2018.
  4. ^ “Yaya Toure returns to Olympiacos!”. Olympiacos FC. 2 tháng 9 năm 2018. Truy cập 3 tháng 7 năm 2019.
  5. ^ “Olympiacos FC – Announcement”. Olympiacos FC. 11 tháng 12 năm 2018. Truy cập 3 tháng 7 năm 2019.
  6. ^ Minh Anh (3 tháng 7 năm 2019). “Yaya Toure gia nhập đội bóng hạng hai ở Trung Quốc”. Báo Điện Tử Bóng Đá. Truy cập 3 tháng 7 năm 2019.
  7. ^ Sơn Tùng (24 tháng 1 năm 2017). “Vì Ibrahimovic, Yaya Toure không thèm sang Trung Quốc”. Báo Điện Tử Thể Thao & Văn Hóa - TTXVN. Truy cập 3 tháng 7 năm 2019.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan