Lý Trạch Hoa

Lý Trạch Hoa
李泽华
Sinh1995 (28–29 tuổi)
Bình Hương, Giang Tây, Trung Quốc
Tên khácKcriss Li
Học vịCử nhân
Trường lớpĐại học Truyền thông Trung Quốc
Nghề nghiệpMC, YouTuber
Năm hoạt độngTháng 7 năm 2013–Tháng 1 năm 2018
Chương trình TVĐài Truyền hình Trung ương Trung Quốc
Tên tiếng Trung
Tiếng Trung
Phồn thể

Lý Trạch Hoa (tiếng Trung: 李泽华; bính âm: Li Zehua, sinh năm 1995) là một nhà báo công dân, rapperYouTuber người Trung Quốc. Lý quê quán tại Bình Hương, Giang Tây.[1][2] Sau khi tốt nghiệp Đại học Truyền thông Trung Quốc, anh trở thành người dẫn chương trình truyền hình tại Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) vào năm 2016.[1]

Sự nghiệp làm báo

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong đại dịch COVID-19 tại Trung Quốc đại lục, Lý nộp đơn nghỉ việc rời khỏi CCTV và tìm cách vào Vũ Hán, với hy vọng lần theo dấu vết của nhà báo Trần Thu Thực.[3] Nhờ sự giúp đỡ của người dân địa phương, anh có được một chiếc xe hơi và tìm một nơi ở tạm thời.[4] Trải qua những ngày tiếp theo, Lý sử dụng vlog nhằm đưa tin về đại dịch ở Vũ Hán.[3] Anh ta bỗng dưng mất tích vào ngày 26 tháng 2 năm 2020,[5] đoán chừng bị đội nhân viên an ninh bắt giam.[6][7][8][9] Những phân đoạn chiếu cảnh rượt đuổi giữa Lý với chính quyền Vũ Hán đã được quay video và tải lên YouTube.[10] Có thông tin cho rằng Lý Trạch Hoa đã quay trở lại khách sạn vào ngày 28 tháng 2.[11] Tuy vậy, những luồng tin khác cho biết không ai nhận được tin tức gì từ Lý kể từ khi anh ta mất tích ngày 26 tháng 2 năm 2020[12][13]

Ngày 22 tháng 4 năm 2020, Lý cho đăng một video lên YouTube, TwitterWeibo, đồng thời tải phụ đề tiếng Anh lên YouTube trong những ngày tiếp theo. Theo lời Lý cho biết, anh ta đã bị nhân viên an ninh áp giải tới đồn cảnh sát vào ngày 26 tháng 2 và đang bị điều tra về tội gây rối trật tự công cộng. Ngoài ra, cảnh sát đã giam giữ và cách ly Lý, với lý do anh ta đến các khu vực dịch bệnh nhạy cảm. Ban đầu, Lý bị cách ly ở Vũ Hán, về sau mới chuyển về quê hương của mình. Lý nói rằng anh ta được cảnh sát đối xử tốt trong thời gian bị bắt giam và Lý được trả tự do vào ngày 28 tháng 3 cùng năm.[14] Theo tờ The Guardian đưa tin, giọng điệu trung lập của Lý trong đoạn video này "rất khác biệt so với những đoạn video trước đây của anh ta".[15][16] Nhà hoạt động xã hội Âu Bưu Phong cho rằng nhà chức trách có thể đã đề nghị Lý đưa ra tuyên bố ngắn gọn trước báo giới.[17]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “袁斌:说真话的90后公民记者李泽华”. New Tang Dynasty Television (bằng tiếng Trung). ngày 2 tháng 3 năm 2020.
  2. ^ “厉害了我的萍乡,原来这么帅!这么酷!”. sohu.com (bằng tiếng Trung). ngày 26 tháng 2 năm 2018.
  3. ^ a b “逆行武汉 前央视主持人李泽华消失记”. Radio Free Asia (bằng tiếng Trung). ngày 11 tháng 3 năm 2020.
  4. ^ “Coronavirus and China's Missing Citizen Journalists”. National Review. ngày 19 tháng 3 năm 2020.
  5. ^ 'They're chasing me': the journalist who wouldn't stay quiet on Covid-19”. The Guardian. ngày 1 tháng 3 năm 2020.
  6. ^ “State Broadcaster-Turned-Citizen Journalist Incommunicado in Virus-Hit Wuhan”. Radio Free Asia. ngày 27 tháng 2 năm 2020.
  7. ^ “Opening the Door”. China Media Project. ngày 28 tháng 2 năm 2020.
  8. ^ “前央视主持人李泽华 武汉失踪的九零后”. RFI (bằng tiếng Trung). ngày 28 tháng 2 năm 2020.
  9. ^ “到底死了多少人?挖掘疫情真相的公民记者李泽华被失踪”. VOA (bằng tiếng Trung). ngày 29 tháng 2 năm 2020.
  10. ^ “Journalist reappears two months after Wuhan chase”. BBC News (bằng tiếng Anh). ngày 23 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  11. ^ “李澤華被抓後疑被軟禁在賓館 網民瘋傳其朗誦視頻聲援”. Radio Free Asia (bằng tiếng Trung). ngày 28 tháng 2 năm 2020.
  12. ^ “Chinese journalist Li Zehua missing in Wuhan since late February”. cpj.org (bằng tiếng Anh). ngày 15 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2020.
  13. ^ “Coronavirus and China's Missing Citizen Journalists”. National Review. ngày 19 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 3 năm 2020.
  14. ^ Li, Zehua (ngày 22 tháng 4 năm 2020). “我是李泽华Kcriss,这是2月26日至今关于我的一些情况。I'm Kcriss, here is something about me since February 26th”. Youtube. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2020.
  15. ^ “Missing citizen journalist Li Zehua back online after 'quarantine'. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). ngày 23 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2020.
  16. ^ “Missing Wuhan citizen journalist reappears after two months”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ngày 22 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.
  17. ^ “Northeast China Imposes Travel Restrictions Amid Surge in Virus Cases”. Radio Free Asia (bằng tiếng Anh). tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2020.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]