Cefotaxime

Cefotaxime
Dữ liệu lâm sàng
Phát âm/ˌsɛfəˈtækˌsm/[1]
Tên thương mạiClaforan, tên khác
Đồng nghĩacefotaxime sodium
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
MedlinePlusa682765
Danh mục cho thai kỳ
  • AU: B1
  • US: B (Không rủi ro trong các nghiên cứu không trên người)
Dược đồ sử dụngtiêm cơ, tiêm tĩnh mạch
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
  • AU: S4 (Kê đơn)
Dữ liệu dược động học
Sinh khả dụngn/a
Chuyển hóa dược phẩmgan
Chu kỳ bán rã sinh học0.8–1.4 giờ
Bài tiết50–85% thận
Các định danh
Tên IUPAC
  • (6R,7R,Z)-3-(Acetoxymethyl)-7-(2-(2-aminothiazol-4-yl)-2-(methoxyimino)acetamido)-8-oxo-5-thia-1-azabicyclo[4.2.0]oct-2-ene-2-carboxylic acid
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ChEMBL
ECHA InfoCard100.058.436
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC16H17N5O7S2
Khối lượng phân tử455.47 g/mol
Mẫu 3D (Jmol)
SMILES
  • O=C2N1/C(=C(\CS[C@@H]1[C@@H]2NC(=O)C(=N\OC)\c3nc(sc3)N)COC(=O)C)C(=O)O
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C16H17N5O7S2/c1-6(22)28-3-7-4-29-14-10(13(24)21(14)11(7)15(25)26)19-12(23)9(20-27-2)8-5-30-16(17)18-8/h5,10,14H,3-4H2,1-2H3,(H2,17,18)(H,19,23)(H,25,26)/b20-9+/t10-,14-/m1/s1 ☑Y
  • Key:GPRBEKHLDVQUJE-VINNURBNSA-N ☑Y
  (kiểm chứng)

Cefotaxime là một kháng sinh được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn.[2] Cụ thể thì kháng sinh được sử dụng để điều trị nhiễm trùng khớp, bệnh viêm vùng chậu, viêm màng não, viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng huyết, lậu, và viêm mô tế bào.[2] Chúng được đưa vào cơ thể có thể bằng cách tiêm vào tĩnh mạch hoặc vào cơ bắp.[2]

Tác dụng phụ thường gặp có thể kế đến như buồn nôn, phản ứng dị ứngviêm ở chỗ tiêm.[2] Một tác dụng phụ khác có thể bao gồm là tiêu chảy Clostridium difficile.[2] Kháng sinh được khuyến cáo không nên sử dụng ở những người đã có tiền sử phản vệ với penicillin.[2] Cefotaxime tương đối an toàn để sử dụng trong giai đoạn mang thai và cho con bú.[2][3] Chúng thuộc họ thuốc cephalosporin thế hệ thứ ba và hoạt động bằng cách tác động vào thành tế bào của vi khuẩn.[2]

Cefotaxime được phát hiện vào năm 1976 và được đưa vào sử dụng thương mại vào năm 1980.[4][5] ] Nó nằm trong danh sách các thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới, tức là nhóm các loại thuốc hiệu quả và an toàn nhất cần thiết trong một hệ thống y tế.[6] Chúng có sẵn dưới dạng thuốc gốc.[2] Chi phí bán buôn ở các nước đang phát triển là khoảng 0,23 - 4,70 USD/liều.[7] Tại Hoa Kỳ, một đợt điều trị có giá từ 100 đến 200 USD.[2]

Sử dụng cho thực vật

[sửa | sửa mã nguồn]

Cefotaxime là cephalosporin duy nhất có độc tính rất thấp khi dùng cho thực vật, ngay cả ở nồng độ cao (lên đến 500 mg/l). Nó được sử dụng rộng rãi để điều trị nhiễm trùng thực vật với vi khuẩn Gram âm,[8] trong khi vancomycin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng mô thực vật với vi khuẩn Gram dương.[9][10]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Cefotaxime”. Merriam-Webster Dictionary.
  2. ^ a b c d e f g h i j “Cefotaxime Sodium”. The American Society of Health-System Pharmacists. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  3. ^ Hamilton, Richart (2015). Tarascon Pocket Pharmacopoeia 2015 Deluxe Lab-Coat Edition. Jones & Bartlett Learning. tr. 87. ISBN 9781284057560.
  4. ^ Walker, S. R. (2012). Trends and Changes in Drug Research and Development (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 109. ISBN 9789400926592. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2016.
  5. ^ Fischer, Janos; Ganellin, C. Robin (2006). Analogue-based Drug Discovery (bằng tiếng Anh). John Wiley & Sons. tr. 494. ISBN 9783527607495. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ “WHO Model List of Essential Medicines (19th List)” (PDF). World Health Organization. tháng 4 năm 2015. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 12 năm 2016. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  7. ^ “Cefotaxime”. International Drug Price Indicator Guide. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2016.
  8. ^ cefotaxime for plant tissue culture Lưu trữ 2012-05-04 tại Wayback Machine
  9. ^ vancomycin for plant cell culture Lưu trữ 2012-05-04 tại Wayback Machine
  10. ^ Pazuki, A; Asghari, J; Sohani, M; Pessarakli, M & Aflaki, F (2014). “Effects of Some Organic Nitrogen Sources and Antibiotics on Callus Growth of Indica Rice Cultivars” (PDF). Journal of Plant Nutrition. 38 (8): 1231–1240. doi:10.1080/01904167.2014.983118. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2014.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan