Tổng cục (tổ chức chính phủ Việt Nam)

Tổng cục là tổ chức thuộc Bộ, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp trên phạm vi cả nước theo phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng.[1]

Khái quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng cục có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Tổng cục trưởng được ban hành văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của tổng cục.

Việc thành lập tổng cục phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Có đối tượng quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực lớn, phức tạp, quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội.
  • Chuyên ngành, lĩnh vực cần quản lý tập trung, thống nhất ở trung ương, trường hợp đặc biệt do Chính phủ xem xét quyết định.
  • Được phân cấp, ủy quyền của Bộ trưởng để quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chuyên ngành, lĩnh vực.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
Tổng cục trong cơ cấu của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
  • Vụ
  • Văn phòng
  • Cục (nếu có)
  • Thanh tra (nếu có)
  • Đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có)

Việc thành lập các vụ, cục thuộc tổng cục áp dụng các tiêu chí như đối với thành lập vụ, cục thuộc Bộ. Không thành lập phòng trong vụ thuộc tổng cục.

Đối với tổng cục được tổ chức theo hệ thống ngành dọc thì số lượng cục thuộc tổng cục, chi cục thuộc cục thuộc tổng cục (nếu có) đặt ở địa phương được quy định tại quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục.

Các Tổng cục và tương đương đang tồn tại

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam
  2. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam
  3. Tổng cục Hậu cần
  4. Tổng cục Kỹ thuật
  5. Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng
  6. Tổng cục Tình báo
  7. Ban Cơ yếu Chính phủ
  8. Học viện Quốc phòng
  1. Tổng cục Thuế
  2. Tổng cục Hải quan
  3. Tổng cục Dự trữ Nhà nước
  4. Kho bạc Nhà nước
  5. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
  1. Tổng cục Khí tượng Thủy văn[2]
  1. Tổng cục Quản lý thị trường
  1. Tổng cục Thống kê
  1. Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
  1. Tổng cục Thi hành án dân sự
  1. Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài
  2. Ủy ban Biên giới quốc gia
  1. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
  1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng

Các Tổng cục và tương đương đã giải thể

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. Tổng cục An ninh
  2. Tổng cục Cảnh sát
  3. Tổng cục Chính trị
  4. Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật
  5. Tổng cục Tình báo
  6. Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ Tư pháp
  7. Bộ Tư lệnh Cảnh vệ (chuyển thành đơn vị tương đương cấp Cục)
  8. Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động (chuyển thành đơn vị tương đương cấp Cục)
  1. Tổng cục Năng lượng
  1. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
  1. Tổng cục Dân số[3]
  1. Tổng cục Môi trường
  2. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
  3. Tổng cục Quản lý Đất đai
  4. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
  1. Ban Tôn giáo Chính phủ (chuyển thành đơn vị tương đương cấp Cục)
  2. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương (chuyển thành đơn vị tương đương cấp Cục)
  1. Tổng cục Lâm nghiệp
  2. Tổng cục Thủy lợi
  3. Tổng cục Thủy sản
  4. Tổng cục Phòng, chống thiên tai
  1. Tổng cục Thể dục thể thao
  2. Tổng cục Du lịch
  3. Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
  1. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
  2. Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “NGHỊ ĐỊNH Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 3 năm 2015. line feed character trong |tiêu đề= tại ký tự số 53 (trợ giúp)
  2. ^ xaydungchinhsach.chinhphu.vn (23 tháng 9 năm 2022). “Bộ Tài nguyên và Môi trường không còn 4 Tổng cục”. xaydungchinhsach.chinhphu.vn. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
  3. ^ baochinhphu.vn (15 tháng 11 năm 2022). “Tổ chức lại một số vụ, cục thuộc Bộ Y tế”. Báo điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2022.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan