Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam


Đảng kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam


Biểu trưng Ban Dân vận Trung ương

Cơ cấu tổ chức
Cơ quan chủ quản Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Bộ Chính trị
Ban Bí thư Trung ương
Chức năng Cơ quan tham mưu Trung ương về chủ trương, chính sách và giải pháp lớn về công tác dân vận của Đảng
Cấp hành chính Cấp Trung ương
Văn bản Ủy quyền Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam
Bầu bởi Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Phương thức liên hệ
Trụ sở
Địa chỉ 105B phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Trang web http://danvan.vn/
Lịch sử
Thành lập 1930
Ngày truyền thống 15 tháng 10
Ngày truyền thống của Ngành Dân vận
3/1976-3/1981 Ban Dân vận và Mặt trận Trung ương
3/1981-2/2025 Ban Dân vận Trung ương
Kết thúc 2025 (hợp nhất Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận)
Cơ quan tương đương

{{{a}}}

Ban Dân vận Trung ương là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương, chính sách và giải pháp lớn về công tác dân vận. Ngày 3 tháng 2 năm 2025, Ban này được hợp nhất với Ban Tuyên giáo Trung ương thành Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương.[1]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (3/2/1930), tại Hội nghị lần thứ nhất (14-31/10/1930), hội nghị ra quyết định chủ trương vận động quần chúng nhân dân lao động... là việc làm quan trọng cần thiết. Hệ thống Ban chuyên môn về các giới vận động của Đảng được xác định bao gồm: Công vận, Nông vận, Phụ vận, Quân đội vận và Mặt trận phản đế.

Trong thời kỳ từ 1936-1941, Mặt trận phản đế Đông Dương đổi tên thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương rồi tiếp tục thành Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (Việt Minh). Trong thời gian này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khéo léo tài tình dựa vào nhân dân, quần chúng lao động để làm lên cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945 sau này.

Tháng 5/1948, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 4, Trung ương thành lập 7 Ban chính trong đó có Bộ Dân vận, từ huyện trở lên thành lập Ban Dân vận; trong Ban Dân vận có các tiểu ban: Công vận, Nông vận, Thanh vận, Phụ vận, Dân tộc, Tôn giáo; ngoài ra còn có Ban dịch vận, Hoa vận để giúp Đảng phụ trách giới vận.

Tháng 3/1951, Mặt trận Dân tộc Thống nhất tiến hành Đại hội, thống nhất Mặt trận Việt Minh và Liên Việt thành Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt). Đến tháng 9/1955 Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam được tổ chức quyết định đổi tên thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Ngày 29/3/1976, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 249 thành lập Ban Dân vận và Mặt trận Trung ương.

Ngày 17/3/1981, Ban Bí thư Trung ương ra quyết định tách Ban Dân vận và Mặt trận Trung ương thành lập Ban Dân vận Trung ươngĐảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

(Theo Điều 2, Quyết định số 78-QĐ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Chính trị[2])

Nghiên cứu, đề xuất

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu cụ thể hoá đường lối dân vận của Đảng (công tác Mặt trận, các đoàn thể nhân dân, hội quần chúng, tôn giáo, dân tộc); chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị nghị quyết đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định thuộc lĩnh vực nêu trên của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
  • Tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước trong việc thể chế hoá các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng về công tác dân vận, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Thẩm định

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thẩm định các đề án về công tác dân vận của các ban, ngành, Mặt trận và các đoàn thể Trung ương trước khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư;
  • Tham gia thẩm định các chính sách, đề án có liên quan đến quyền dân chủ của nhân dân và công tác dân vận của Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan nhà nước (bao gồm cả Quân đội và Công an).

Hướng dẫn, kiểm tra

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng về dân vận đối với các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương;
  • Phối hợp hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận đối với đội ngũ cán bộ phụ trách công tác dân vận của cấp ủy địa phương;
  • Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế các ban Dân vận địa phương các cấp.

Tham gia công tác xây dựng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tham gia với các Ban Đảng Trung ương về công tác dân vận của Đảng;
  • Tham gia ý kiến về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thưởng, miễn nhiệm, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ trong khối theo danh mục phân cấp quản lý của Trung ương.

Thực hiện nhiệm vụ của Bộ Chính trị và Ban Bí thư

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Theo dõi hoạt động của một số hội quần chúng;
  • Tham gia thẩm định những đề án thuộc các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng... có liên quan mật thiết đến công tác dân vận;
  • Thực hiện những công việc khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao.

Cơ cấu tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

(Theo Điều 3, Quyết định số 78-QĐ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Chính trị)

  • Văn phòng Ban
  • Vụ Nghiên cứu
  • Vụ Đoàn thể nhân dân
  • Vụ Dân vận các cơ quan nhà nước
  • Vụ Dân tộc
  • Vụ Tôn giáo
  • Vụ Tổ chức - Cán bộ
  • Tạp chí Dân vận
  • Cơ quan Thường trực tại thành phố Đà Nẵng
  • Cơ quan Thường trực tại Thành phố Hồ Chí Minh

Lãnh đạo qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Hợp nhất Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương". Báo Lao Động. ngày 3 tháng 2 năm 2025. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2025.
  2. ^ "Quyết định số 78-QĐ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2012 của Bộ Chính trị".

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa
Hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" được hiểu ra sao?
Thuật ngữ khá phổ biến khi nói về hiệu ứng của bành trướng lãnh địa "Tất trúng - Tất sát" ( hay "Tất kích - Tất sát") được hiểu ra sao?
Cảm nhận sách: lối sống tối giản thời công nghệ số - Cal Newport
Cảm nhận sách: lối sống tối giản thời công nghệ số - Cal Newport
Cuốn sách “lối sống tối giản thời công nghệ số” là một tập hợp những quan điểm, suy tư của Cal Newport về cách sử dụng công nghệ ngày nay
Shopee biến mọi người thành con nghiện mua sắm bằng cách nào?
Shopee biến mọi người thành con nghiện mua sắm bằng cách nào?
Dù không phải là sàn thương mại điện tử đầu tiên ở Việt Nam nhưng khi nhắc đến Shopee, ai cũng hiểu ngay đó là nơi mua sắm trực tuyến đầy đủ mặt hàng và tiện lợi nhất.
Sự tương đồng giữa Kuma - One Piece và John Coffey - Green Mile
Sự tương đồng giữa Kuma - One Piece và John Coffey - Green Mile
Nhiều bạn mấy ngày qua cũng đã nói về chuyện này, nhân vật Kuma có nhiều điểm giống với nhân vật John Coffey trong bộ phim Green Mile.