Sayauñ thungā phulkā | |
National ca của Nepal | |
Lời | Pradeep Kumar Rai Byakul Maila |
---|---|
Nhạc | Amber Gurung |
Được thông qua | 3 tháng 8 năm 2007 |
Mẫu âm thanh | |
Quốc ca Nepal |
"Kết từ muôn hoa" (tiếng Nepal: सयौं थुँगा फूलका Sayauñ thungā phulkā) là quốc ca của Nepal. Bài quốc ca này được chính thức công nhận (bởi phát ngôn viên chính phủ lâm thời – ông Subash Chandra Nemwang) ngày 3 tháng 8 năm 2007 trong buổi lễ tổ chức tại hội trường của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước (National Planning Commission) tại Singha Durbar (Cung điện Sư tử). Trước đó, Rastriya Gaan là quốc ca của nước này, được lựa chọn vào năm 1962.
Phần lời được viết bởi nhà thơ Pradeep Kumar Rai, bút danh Byakul Maila. Amber Gurung đảm trách phần nhạc. Ca từ của bản quốc ca này khá đơn giản, ngợi ca nền độc lập tự chủ, sự đoàn kết, dũng cảm, tự hào cũng như cảnh sắc tươi đẹp, sự phát triển, hòa bình, đa dạng tự nhiên và văn hóa, bày tỏ thái độ tôn kính đối với tổ quốc Nepal. Tháng 8 năm 2016, BBC đã xếp Sayaun Thunga Phool Ka đứng thứ ba trong danh sách "Rio 2016: Những bài quốc ca hay nhất" (Rio 2016: The most amazing national anthems).[1]
Ký tự Devanagari | Ký tự Latinh | Ký tự Kirin | Chuyển tự IPA |
---|---|---|---|
𝄆 सयौं थुँगा फूलका हामी, एउटै माला नेपाली |
𝄆 Sayauñ thungā phulkā hāmi, euṭai mālā Nepāli, |
𝄆 Сәйәун тҳунга фулка ҳами, эут̣әй мала Непали, |
𝄆 [sʌ.jʌ̃ũ̯ tʰuŋ.ɡa ɸul.ka ɦa.mi ǀ eu̯.ʈʌi̯ ma.la ne.pa.li ǀ] |
Sau quyết định đã được nhất trí vào ngày 19 tháng 5 năm 2006 bởi Hạ nghị viện (Pratinidhi Sabha) của Vương quốc Nepal, Rastriya Gaan không còn là quốc ca nữa. Hội đồng tuyển chọn (The National Anthem Selection Task Team - NASTT) đã chọn bài hát của tác giả Byakul Maila (tên thật: Pradeep Kumar Rai) làm quốc ca mới của Nepal. Bài quốc ca mới đã vượt qua tất cả 1272 bài hát được đệ trình khác trên toàn quốc. Sayaun Thunga Phool Ka được chính thức chấp thuận vào ngày 20 tháng 4 năm 2007.[2]
Ngày 3 tháng 8 năm 2007, bài hát được Hạ nghị viện chính thức tuyên bố là quốc ca mới của Nepal.
Trong quá trình phỏng vấn tuyển lựa, Byakul Maila đã được yêu cầu phải chứng minh rằng mình không phải một người bảo hoàng và vướng vào rắc rối khi ông bị phát hiện là đã từng biên tập một tập thơ có sự tham gia của nhà vua.[3]
Một số người trong chính quyền Nepal theo chủ nghĩa Cộng sản của Mao Trạch Đông (Chủ nghĩa Mao) muốn quốc ca phải mạnh mẽ hơn, có chất cách mạng hơn, giống như Quốc tế ca của Quốc tế Cộng sản.[3]