Ymnos eis tin Eleftherian

Ὕμνος εἰς τὴν Ἐλευθερίαν
Tiếng Việt: Thánh ca cho tự do
Hýmnos eis tin Eleutherían

Quốc ca của  Hy Lạp Síp
LờiDionýsios Solomós, 1823
NhạcNikolaos Mantzaros
Được chấp nhận1865 bởi Hy Lạp[1]
1966 bởi Síp [2]
Mẫu âm thanh
Thánh ca cho tự do (nhạc cụ)

Thánh ca cho tự do[3] (Hy Lạp: Ὕμνος εις την Ελευθερίαν hay Ύμνος προς την Ελευθερίαν)[4][5][6] là một bài thơ sáng tác bởi Dionysios Solomos vào năm 1823 và với 158 khổ thơ,[7][8] nó là quốc ca dài nhất thế giới.[9] Hiện tại, nó là quốc ca của cả Hy LạpCộng hòa Síp.[1][10][11] Năm 1865, ba (về sau là hai) khổ đầu được chọn làm quốc ca Hy Lạp một cách chính thức. Đến năm 1966, chúng mới được Síp chọn.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Dionysios Solomos đã viết "Thánh ca cho tự do" vào năm 1823 tại Zakynthos và một năm sau đó được in ở Messolonghi. Nó đã được phổ nhạc vào năm 1865 bởi nhà soạn nhạc hoạt động người Corfu Nikolaos Mantzaros, người đã sáng tác hai phiên bản nhạc, một phiên bản dài cho toàn bộ bài thơ và một bản ngắn cho hai khổ thơ đầu tiên; sau này được thông qua thành quốc ca của Hy Lạp. "Thánh ca cho tự do" về sau được Síp chọn làm quốc ca theo lệnh của Hội đồng Bộ trưởng năm 1966.[12]

Lấy cảm hứng từ Chiến tranh giành độc lập Hy Lạp, Solomos đã viết bài thánh ca để tôn vinh cuộc đấu tranh của người Hy Lạp để giành độc lập sau nhiều thế kỷ cai trị của Đế quốc Ottoman.

"Thánh ca cho tự do" kể lại sự khốn khổ của người Hy Lạp dưới thời Ottoman và hy vọng tự do của họ. Ông mô tả các sự kiện khác nhau của Chiến tranh, như vụ hành quyết của Thượng phụ Gregory V của Constantinople, phản ứng của các cường quốc, cuộc bao vây Tripolitsa và nhân vật Kitô giáo của cuộc đấu tranh.

Nguyên bản tiếng Hy Lạp

[sửa | sửa mã nguồn]
Dionysios Solomos, tác giả phần lời bài hát.
Tiếng Hy Lạp Chuyển ngữ Latinh phát âm IPA

Σε γνωρίζω από την κόψη
Του σπαθιού την τρομερή,
Σε γνωρίζω από την όψη,
Που με βιά μετράει τη γη.

Απ’ τα κόκκαλα βγαλμένη
Των Ελλήνων τα ιερά,
𝄆 Και σαν πρώτα ανδρειωμένη,
Χαίρε, ω χαίρε, ελευθεριά![Lower-alpha 1] 𝄇

Se gnorízo apó tin cópsi
Tou spathioú tin tromerí,
Se gnorízo apó tin ópsi,
Pou me viá metráei ti gi.

Ap’ ta cóccala vgalméni
Ton Hellínon ta hierá,
𝄆 Cai san próta andreioméni,
Chaíre, o chaíre, eleutheriá! 𝄇

[s̠e̞ ɣno̞.ˈɾiˑ.z̠o̞̯‿ɐ.po̞ tiŋ ˈko̞ˑ.ps̠i ǀ]
[tu s̠pɐ.ˈθçuˑ tin ˌtro̞.me̞.ˈɾiˑ ǀ]
[s̠e̞ ɣno̞.ˈɾiˑ.z̠o̞̯‿ɐ.po̞ tin ˈo̞ˑ.ps̠i ǀ]
[pu me̞ ˈvʝäˑ me̞.ˌträˑi̯ ti ˈʝiˑ ‖]

[ɐp tɐ ˈko̞ˑ.kɐ.ˌlä vɣɐl.ˈme̞.ˑɲi ǀ]
[to̞n e̞.ˈliˑ.no̞n tɐ je̞.ˈɾäˑ ǀ]
𝄆 [ˌce̞ s̠ɐm ˈpro̞ˑ.tɐ ɐn̪.ðri̯o̞.ˈme̞ˑ.ɲi ǀ]
[ˈçe̞ˑ.ɾe̞̯‿o̞ ˈçe̞ˑ.ɾe̞ ǀ e̞le̞f.θe̞ɾ.ˈʝäˑ ‖] 𝄇

Lược dịch tiếng Việt

[sửa | sửa mã nguồn]
Nghĩa đen Thơ Lời thơ của Rudyard Kipling (1918)
Khổ 1

Ta thấy Người thật hãi hùng,
Bởi thanh gươm sáng loáng,
Ta thấy người, đôi mắt sáng ngời
Người mang sức mạng đến vùng đất này.

Ta nhận ra Người
Bởi thanh gươm sắc bén Người đang cầm,
Người nhìn trần gian bằng đôi mắt sáng ngời
Và ban sức mạnh cho vùng đất này.

Chúng ta đã nhận biết người,
Phục hưng một cách thần thánh,
Qua đôi mắt sáng ngời
Và thanh gươm sắc bén của Người

Khổ 2

Từ những hài cốt thiêng liêng,
Của người Hy Lạp cổ xưa,
||: Và hãy can trường một lần nữa như Người đã từng có,
Vinh quang, vinh quang thay, Tự do! :||

Từ những người Hy Lạp cổ đại
Đã ngã xuống vì sự sống và tinh thần tự do,
||: Bây giờ với sự dũng cảm cổ xưa ấy
Hãy để chúng ta tôn vinh Người, ôi Tự do! :||

Từ nấm mồ của quân thù,
Là những dũng sĩ bất bại,
||: Khi chúng ta tôn vinh Người lần nữa,
Vinh quang, tự do! Vinh quang! :||

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Một phiên bản với lời khác đã được sử dụng bởi Nhà nước Crete tồn tại ngắn ngủi với tên gọi Quốc ca Crete. "Thánh ca cho tự do" đã là hoàng ca Hy Lạp từ năm 1864.

"Thánh ca cho tự do" là quốc ca của Síp kể từ năm 1966.[3]

Bài hát này đã được trình diễn trong mỗi lễ bế mạc Thế vận hội Olympic, để vinh danh Hy Lạp là cái nôi của Thế vận hội Olympic. Phiên bản thường được chơi bởi các ban nhạc quân đội là một bản sắp xếp được sáng tác bởi Trung tá Margaritis Kastellis (1907 – 1979), cựu giám đốc của Quân đoàn Âm nhạc Hy Lạp.[13]

  1. ^ Hai câu cuối được lặp lại khi hát.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “The National Anthem”. www.presidency.gr. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2011.
  2. ^ “Presidency of the Republic of Cyprus - The National Anthem”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2011.
  3. ^ a b Εθνικός Ύμνος [National Anthem] (in Greek). www.presidency.gr. Archived from the original Lưu trữ 2011-04-10 tại Wayback Machine on ngày 3 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2011.
  4. ^ Ηλίας Κανέλλης (ngày 25 tháng 9 năm 2010). “Το μνημείο διατίθεται για διαδηλώσεις Η "χρήση" του Άγνωστου Στρατιώτη και... άλλες βέβηλες ιστορίες”. Ta Nea. Ο «Ύμνος προς την Ελευθερίαν» του Διονυσίου Σολωμού είναι, πρωτίστως, ένα ποίημα μέσω του οποίου υμνήθηκε το έθνος-κράτος, σε περίοδο που οι εθνικές οντότητες ήταν ταυτόσημες της νεωτερικότητας.
  5. ^ Κωστούλα Τομαδάκη (ngày 22 tháng 11 năm 2010). “Ο εθνικός ύμνος "ελεύθερος" στο Διαδίκτυο”. To Pontiki. Το 1865, μετά την ένωση της Επτανήσου με την Ελλάδα, ο «Ύμνος προς την Ελευθερίαν» καθιερώθηκε ως εθνικός ύμνος της Ελλάδας.
  6. ^ Argolikos Archival Library of History and Culture (ngày 14 tháng 9 năm 2012). “Εφημερίδα της Κυβερνήσεως – Το Ναύπλιον γενέθλιος πόλις της εφημερίδος της Κυβερνήσεως”. Αργολική Αρχειακή Βιβλιοθήκη Ιστορίας & Πολιτισμού (Argolikos Archival Library of History and Culture. Ας σημειωθή χαρακτηριστικώς, ότι η περί ης ο λόγος εφημερίς προέτεινεν εις το φύλλον της 21ης Οκτωβρίου 1825 την καθιέρωσιν ως εθνικού ύμνου του ποιήματος του Δ. Σολωμού «Ύμνος προς την Ελευθερίαν», του οποίου εδημοσίευσεν ανάλυσιν υπό του Σπ. Τρικούπη.
  7. ^ "Olympics 2012: Ten things you never knew about national anthems"
  8. ^ "Đất nước nào in lời Quốc ca lên đồng nội tệ?". Zing. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2020.
  9. ^ Könemann, Julia (ngày 20 tháng 11 năm 2019). “Wie viele Strophen hat die griechische Nationalhymne?”. swr.online (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2020.
  10. ^ “Presidency of the Republic of Cyprus – The National Anthem”. www.webcitation.org. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2020.
  11. ^ "Know the Lyrics of the Greek National Anthem". Greek Boston. Truy cập ngày 18 tháng 6 năm 2020.
  12. ^ “National Anthem”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2015.
  13. ^ “National Anthem”. Hellenic Army Academy. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2015.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Quốc ca châu Âu

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Agatsuma Zenitsu trong Kimetsu No Yaiba
Nhân vật Agatsuma Zenitsu trong Kimetsu No Yaiba
Agatsuma Zenitsu là một Kiếm sĩ Diệt Quỷ và là một thành viên của Đội Diệt Quỷ
Mối duyên nợ day dứt giữa Aokiji Kuzan và Nico Robin
Mối duyên nợ day dứt giữa Aokiji Kuzan và Nico Robin
Trong suốt 20 năm sau, Kuzan đã theo dõi hành trình của Robin và âm thầm bảo vệ Robin
[Review] Mirai Radio to Jinkou Bato Trial - Radio Tương Lai Và Chim Bồ Câu Nhân Tạo
[Review] Mirai Radio to Jinkou Bato Trial - Radio Tương Lai Và Chim Bồ Câu Nhân Tạo
Mirai Radio to Jinkou Bato là dự án mới nhất của Laplacian - một công ty Eroge còn khá non trẻ với tuổi đời chỉ mới 3 năm trong ngành công nghiệp
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco – Ác nhân tàn bạo hay Người “cha” đáng thương cùng sự cô đơn
Silco xuất hiện và được biết đến như một kẻ độc tài máu lạnh. Là người đồng đội cũ của Vander trong công cuộc tiến công vào thành phố phồn hoa Piltover với ước mơ giải thoát dân chúng tại Zaun khỏi sự ô nhiễm