Albania tại Thế vận hội

Albania tại
Thế vận hội
Mã IOCALB
NOCỦy ban Olympic quốc gia Albania
Trang webwww.nocalbania.org.al  (tiếng Albania)
Huy chương
Vàng Bạc Đồng Tổng số
0 0 0 0
Tham dự Mùa hè
Tham dự Mùa đông

Albania tham dự Thế vận hội Mùa hè lần đầu năm 1972. Quốc gia này không góp mặt tại 4 kỳ tiếp theo, hai trong số đó là do quyết định tẩy chay các kỳ năm 19801984, rồi trở lại tại kỳ Thế vận hội Mùa hè 1992 ở Barcelona và tham gia liên tục kể từ đó. Albania xuất hiện lần đầu tại Thế vận hội Mùa đông năm 2006.[1] Nước này thường tranh tài ở những nội dung gồm bơi lội, điền kinh, cử tạ, bắn súngđấu vật. Albania, cùng với Bosna và Hercegovina, là những nước châu Âu duy nhất không phải quốc gia mini mà hiện chưa từng có huy chương Olympic.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Albania lần đầu dự Thế vận hội Mùa hè năm 1972 ở Munich với 5 vận động viên (VĐV) tham gia 2 nội dung; Fatos PilkatiAfërdita Tusha bắn súng ngắn tự do 50 mét hỗn hợp, Ismail RamaBeqir Kosova nằm bắn súng trường 50 mét hỗn hợp, và Ymer Pampuri cử tạ nam hạng cân 60 kg.[2] Tại Thế vận hội Mùa hè 1992Barcelona: Alma Qeramixhi thi đấu bảy môn phối hợp; Kristo Robo thi đấu súng ngắn bắn nhanh 25 mét; Enkelejda Shehu thi đấu 25 mét súng ngắn; Frank Leskaj thi đấu 50 mét bơi tự do, 100 mét bơi tự do, và 100 mét bơi ếch; Sokol BishanakuFatmir Bushi thi đấu cử tạ hạng cân dưới 67.5 kg, và Dede Dekaj hạng cân dưới 110 kg.[3] Tại Thế vận hội Mùa hè 1996Atlanta, Albania có bảy đại diện—4 nữ và 3 nam.[4] Albania gửi tới Thế vận hội Mùa hè 2000Sydney 2 VĐV nam và 2 VĐV nữ.[5] Kế đó là bảy VĐV (2 nữ, 5 nam) tại Thế vận hội Mùa hè 2004Athens,[6] 11 VĐV (4 nữ và 7 nam) tại Thế vận hội Mùa hè 2008Bắc Kinh[7] và 9 VĐV (3 nữ và 6 nam) tại Thế vận hội Mùa hè 2012Luân Đôn.[8]

Tính đến năm 2024, chưa VĐV Albania nào giành được huy chương Thế vận hội.

Bảng huy chương[sửa | sửa mã nguồn]

Huy chương tại các kỳ Thế vận hội Mùa hè[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Số VĐV Vàng Bạc Đồng Tổng số Xếp thứ
1896–1968 không tham dự
Tây Đức München 1972 5 0 0 0 0
1976–1988 không tham dự
Tây Ban Nha Barcelona 1992 7 0 0 0 0
Hoa Kỳ Atlanta 1996 7 0 0 0 0
Úc Sydney 2000 4 0 0 0 0
Hy Lạp Athens 2004 7 0 0 0 0
Trung Quốc Bắc Kinh 2008 11 0 0 0 0
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 2012 11 0 0 0 0
Brasil Rio de Janeiro 2016 6 0 0 0 0
Nhật Bản Tokyo 2020 chưa diễn ra
Tổng số 0 0 0 0

Huy chương tại các kỳ Thế vận hội Mùa đông[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Số VĐV Vàng Bạc Đồng Tổng số Xếp thứ
1924–2002 không tham dự
Ý Torino 2006 1 0 0 0 0
Canada Vancouver 2010 1 0 0 0 0
Nga Sochi 2014 2 0 0 0 0
Hàn Quốc Pyeongchang 2018 2 0 0 0 0
Trung Quốc Bắc Kinh 2022 chưa diễn ra
Tổng số 0 0 0 0
Đoàn Albania tại Thế vận hội Mùa đông 2010

Các VĐV cầm cờ cho đoàn[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Mùa hè
Thế vận hội VĐV Môn thi đấu
Tây Đức München 1972[2] Afërdita Tusha Bắn súng
Tây Ban Nha Barcelona 1992[3] Kristo Robo Bắn súng
Hoa Kỳ Atlanta 1996[4] Mirela Maniani Điền kinh
Úc Sydney 2000[5] Ilirjan Suli Cử tạ
Hy Lạp Athens 2004[6] Klodiana Shala Điền kinh
Trung Quốc Bắc Kinh 2008[7] Sahit Prizreni Đấu vật
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 2012[8] Romela Begaj Cử tạ
Brasil Rio de Janeiro 2016 Luiza Gega Điền kinh
Thế vận hội Mùa đông
Thế vận hội VĐV Môn thi đấu
Ý Torino 2006[1] Erjon Tola Trượt tuyết đổ đèo
Canada Vancouver 2010 Erjon Tola Trượt tuyết đổ đèo
Nga Sochi 2014 Erjon Tola Trượt tuyết đổ đèo

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Albania tại Thế vận hội Mùa đông 2006”. Sports Reference. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2015.
  2. ^ a b “Albania tại Thế vận hội Mùa hè 1972”. Sports Reference. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2015.
  3. ^ a b “Albania tại Thế vận hội Mùa hè 1992”. Sports Reference. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2015.
  4. ^ a b “Albania tại Thế vận hội Mùa hè 1996”. Sports Reference. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2015.
  5. ^ a b “Albania tại Thế vận hội Mùa hè 2000”. Sports Reference. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2015.
  6. ^ a b “Albania tại Thế vận hội Mùa hè 2004”. Sports Reference. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2015.
  7. ^ a b “Albania tại Thế vận hội Mùa hè 2008”. Sports Reference. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2015.
  8. ^ a b “Albania tại Thế vận hội Mùa hè 2012”. Sports Reference. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2015.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Borrowed Time - bộ phim ngắn khá u tối của Pixar
Borrowed Time - bộ phim ngắn khá u tối của Pixar
Pixar Animation Studios vốn nổi tiếng với những bộ phim hơi có phần "so deep"
Eustass Kid có tiền thưởng 3 tỷ Berries và toàn bộ thủy thủ đoàn đã bị tiêu diệt hoàn toàn
Eustass Kid có tiền thưởng 3 tỷ Berries và toàn bộ thủy thủ đoàn đã bị tiêu diệt hoàn toàn
Kid phá hủy toàn bộ tàu của hạm đội hải tặc Tóc Đỏ và đánh bại tất cả các thuyền trưởng của hạm đội đó
Nhân vật Ichika Amasawa - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Nhân vật Ichika Amasawa - Youkoso Jitsuryoku Shijou Shugi no Kyoushitsu e
Ichika Amasawa (天あま沢さわ 一いち夏か, Amasawa Ichika) là một trong những học sinh năm nhất của Trường Cao Trung Nâng cao.
Gianni Rivera: Nhạc trưởng số 1 của AC Milan
Gianni Rivera: Nhạc trưởng số 1 của AC Milan
Người hâm mộ bóng đá yêu mến CLB của mình vì nhiều lý do khác nhau, dù hầu hết là vì lý do địa lý hay gia đình