Canada tại Thế vận hội

Canada tại
Thế vận hội
Mã IOCCAN
NOCỦy ban Olympic Canada
Trang webwww.olympic.ca (tiếng Anh) (tiếng Pháp)
Huy chương
Vàng Bạc Đồng Tổng số
136 166 199 501
Tham dự Mùa hè
Tham dự Mùa đông
Các lần tham dự khác
Thế vận hội Xen kẽ 1906

Canada đã liên tục gửi các vận động viên (VĐV) tới tất cả các kỳ Thế vận hội Mùa đông và gần như toàn bộ các kỳ Thế vận hội Mùa hè kể từ khi lần đầu góp mặt tại đại hội năm 1900, trừ lần tẩy chay kỳ năm 1980. Canada đã giành ít nhất một huy chương tại mỗi kỳ Thế vận hội nước này tham gia. Ủy ban Olympic Canada (COC) là Ủy ban Olympic quốc gia của Canada.

Tại Thế vận hội Mùa đông 2010 do chính Canada tổ chức ở Vancouver, British Columbia, quốc gia này lần đầu tiên xếp nhất toàn đoàn chung cuộc với số huy chương vàng nhiều nhất.

Các kỳ Thế vận hội Canada tổ chức[sửa | sửa mã nguồn]

Canada từng 3 lần làm chủ nhà Thế vận hội: Thế vận hội Mùa hè 1976Montreal, Thế vận hội Mùa đông 1988Calgary, và Thế vận hội Mùa đông 2010Vancouver.

Thế vận hội Thành phố đăng cai Thời gian Số nước tham dự Số VĐV Số nội dung thi đấu
Thế vận hội Mùa hè 1976 Montreal 17 tháng 7 – 1 tháng 8 92 6,028 123
Thế vận hội Mùa đông 1988 Calgary 13 – 28 tháng 2 57 1,423 46
Thế vận hội Mùa đông 2010 Vancouver 12 – 28 tháng 2 83 2,629 86

Bảng huy chương[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Mùa hè[sửa | sửa mã nguồn]

Số lượng huy chương Canada giành được tại Thế vận hội Mùa hè từ 1900 tới 2012.
Huy chương theo năm
   Chủ nhà
Thế vận hội Số VĐV Vàng Bạc Đồng Tổng số Xếp thứ
Hy Lạp Athens 1896 không tham dự
Pháp Paris 1900 2 1 0 1 2 13
Hoa Kỳ St. Louis 1904 52 4 1 1 6 4
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 1908 87 3 3 10 16 7
Thụy Điển Stockholm 1912 37 3 2 3 8 9
Bỉ Antwerpen 1920 53 3 3 3 9 12
Pháp Paris 1924 65 0 3 1 4 20
Hà Lan Amsterdam 1928 69 4 4 7 15 10
Hoa Kỳ Los Angeles 1932 102 2 5 8 15 12
Đức Berlin 1936 97 1 3 5 9 17
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 1948 118 0 1 2 3 25
Phần Lan Helsinki 1952 107 1 2 0 3 21
Úc Melbourne 1956 92 2 1 3 6 15
Ý Roma 1960 85 0 1 0 1 32
Nhật Bản Tokyo 1964 115 1 2 1 4 22
México Thành phố México 1968 138 1 3 1 5 23
Tây Đức München 1972 208 0 2 3 5 27
Canada Montréal 1976 (nước chủ nhà) 385 0 5 6 11 27
Liên Xô Moskva 1980 không tham dự
Hoa Kỳ Los Angeles 1984 407 10 18 16 44 6
Hàn Quốc Seoul 1988 328 3 2 5 10 19
Tây Ban Nha Barcelona 1992 295 7 4 7 18 11
Hoa Kỳ Atlanta 1996 303 3 11 8 22 21
Úc Sydney 2000 294 3 3 8 14 24
Hy Lạp Athens 2004 263 3 6 3 12 21
Trung Quốc Bắc Kinh 2008 332 3 9 8 20 19
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 2012 281 1 6 11 18 36
Brasil Rio de Janeiro 2016 314 4 3 15 22 20
Nhật Bản Tokyo 2020 chưa diễn ra
Tổng số 63 103 136 302 20

Canada cũng giành được 1 vàng và 1 bạc tại Thế vận hội Mùa hè 1906, kỳ này hiện không còn được IOC công nhận là một Thế vận hội chính thức, do vậy những huy chương trên không được cộng vào số liệu trong bảng này.

Huy chương theo môn
   Dẫn đầu
Điền kinh 14 15 31 60
Chèo thuyền 9 17 15 41
Bơi lội 8 15 26 49
Canoeing và kayaking (nước rút) 4 10 10 24
Bắn súng 4 3 2 9
Quyền Anh 3 7 7 17
Đấu vật tự do 3 7 7 17
Bơi nghệ thuật 3 4 1 8
Thể dục nhào lộn 2 3 2 7
Nhảy ngựa 2 2 1 5
Bóng vợt 2 0 1 3
Nhảy cầu 1 4 8 13
Xe đạp lòng chảo 1 2 5 8
Ba môn phối hợp 1 1 0 2
Bóng đá 1 0 2 3
Golf 1 0 0 1
Thể dục nghệ thuật 1 0 0 1
Thể dục nhịp điệu 1 0 0 1
Quần vợt 1 0 0 1
Thuyền buồm 0 3 6 9
Cử tạ 0 3 1 4
Judo 0 2 3 5
Xe đạp leo núi 0 2 1 3
Xe đạp đường trường 0 1 2 3
Taekwondo 0 1 1 2
Bóng rổ 0 1 0 1
Cưỡi ngựa biểu diễn 0 0 1 1
Mã thuật tổng hợp 0 0 1 1
Bóng chuyền bãi biển 0 0 1 1
Bóng bầu dục bảy người 0 0 1 1
Tổng số* 62 103 136 301

*Một trong số những huy chương vàng khúc côn cầu trên băng của Canada là giành được tại Thế vận hội Mùa hè 1920. Bảng này không tính huy chương đó, do vậy có sự khác nhau giữa bảng huy chương theo kỳ vận hội và theo môn.

Canada chưa từng giành huy chương Thế vận hội các môn Mùa hè hiện còn thi đấu sau: Bắn cung, Cầu lông, BMX, Canoeing và kayaking - Vượt chướng ngại vật, Đấu kiếm, khúc côn cầu trên cỏ, vật cổ điển, Bóng ném, bóng chuyền trong nhà, năm môn phối hợp hiện đại, bóng bàn, và bóng nước.

Thế vận hội Mùa đông[sửa | sửa mã nguồn]

Số lượng huy chương Canada giành được tại Thế vận hội Mùa đông từ 1924 tới 2014.

Canada tại Thế vận hội Mùa đông

Thành tích[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2012, VĐV nhảy ngựa biểu diễn Ian Millar thi đấu tại kỳ Thế vận hội thứ 10 trong sự nghiệp của mình, phá kỷ lục mà VĐV thuyền buồm người Áo Hubert Raudaschl đã xác lập từ 1964 đến 1996. Ông đã 11 lần liên tiếp có tên trong danh sách đội tuyển tham gia Thế vận hội, nhưng không góp mặt tại Thế vận hội Mùa hè 1980 vì Canada tẩy chay kỳ đại hội này.[1] Năm 2008 ông giành được tấm huy chương Olympic đầu tiên, huy chương bạc nội dung nhảy ngựa đồng đội.[2]

Clara Hughes là VĐV Thế vận hội đầu tiên và duy nhất giành lấy nhiều huy chương của cả kỳ Mùa hè (2 tấm) và Mùa đông (4 tấm).[3] Clara Hughes và Cindy Klassen giữ kỷ lục là những VĐV Canada sở hữu nhiều huy chương Olympic nhất, với 6 tấm mỗi người.[3] Riêng Cindy Klassen giữ kỷ lục là VĐV Canada có nhiều huy chương Thế vận hội Mùa đông nhất (6 tấm).[3]

Catriona Le May Doan trở thành VĐV Canada đầu tiên bảo vệ thành công tấm huy chương vàng Olympic. Cô đã lặp lại ngôi đầu ở nội dung trượt băng tốc độ cự ly dài 500m dành cho nữ tại Thế vận hội Mùa đông 2002 sau lần thứ nhất đạt được vị trí này tại Thế vận hội Mùa đông 1998.[4][5]

Alexandre Bilodeau trở thành VĐV đầu tiên từng có vàng môn trượt tuyết tự do bảo vệ thành công danh hiệu Olympic của mình, và lần đầu tiên giành huy chương vàng thứ hai liên tiếp nội dung trượt tuyết tự do địa hình mấp mô tại Thế vận hội Mùa đông 2014. Anh trở thành VĐV Canada thứ hai giữ vững tấm huy chương vàng Olympic đã đoạt được kỳ gần nhất trước đó, và là VĐV nam đầu tiên của xứ sở lá phong đỏ làm được điều này.[4][5][6]

VĐV thể dục nhào lộn Rosie MacLennan lag người Canada đầu tiên bảo vệ thành công huy chương vàng một môn thể thao cá nhân tại Thế vận hội Mùa hè. Cô đều giành vàng Olympic vào các năm 20122016, trở thành VĐV Olympic đầu tiên bảo vệ được danh hiệu của mình ở phân môn này.[7]

Sau khi cùng tuyển khúc côn cầu trên băng nữ đoạt vàng tại Thế vận hội Mùa đông 2014 trên cương vị đội trưởng, Caroline Ouellette trở thành VĐV Thế vận hội Mùa đông đầu tiên đều có vàng ở cả bốn (hoặc nhiều hơn) lần tham gia nội dung thi đấu của mình.[8] Oullette từng đạt thành tích vàng khúc côn cầu trên băng năm 2002, 2006, và 2010.

Jennifer Jones đã dẫn dắt tuyển nữ bi đá trên băng tới tấm huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa đông 2014. Cô là đội trưởng nữ đầu tiên trong lịch sử Olympic, cùng tập thể của mình, duy trì mạch bất bại suốt các loạt đấu cho tới chiến thắng cuối cùng. Jones, Kaitlyn Lawes, Jill Officer, Dawn McEwen và Kirsten Wall (ghế dự bị) liên tiếp hạ gục các đối thủ trong 11 trận đấu: Trung Quốc, Thụy Điển (thi đấu vòng tròn và chung kết), Anh (thi đấu vòng tròn và bán kết), Đan Mạch, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Nga, Hoa Kỳ, và Hàn Quốc.[9][10]

Tại Thế vận hội Mùa hè 2016, VĐV Penny Oleksiak trở thành người Canada đầu tiên giành 4 huy chương trong một kỳ Olympic Mùa hè và là nhà vô địch Thế vận hội trẻ nhất của nước này ở tuổi 16 với 1 huy chương vàng bơi tự do 100 m, 1 huy chương bạc bơi bướm 100 m, và 2 huy chương đồng bơi tiếp sức tự do nữ (4 × 100 m và 4 × 200 m).[11] Cô cũng là quán quân Olympic thuộc thế hệ được sinh ra vào những năm 2000. Tấm huy chương đồng ở nội dung bơi tiếp sức tự do 4 × 100 m giúp cô trở thành VĐV đầu tiên sinh ra vào những năm 2000 có huy chương Olympic, cùng với đồng đội của cô là Taylor Ruck.[12]

Sau khi giành vàng tại Thế vận hội Mùa đông 2010, Tessa VirtueScott Moir đã trở thành những VĐV khiêu vũ trên băng đầu tiên đến từ Bắc Mỹ có huy chương vàng Thế vận hội, kết thúc 34 năm thống trị của các VĐV châu Âu. Họ là đội khiêu vũ trên băng đầu tiên giành được vị trí cao nhất của đại hội trên mặt băng sân nhà và làm được điều đó ngay lần đầu góp mặt tại Thế vận hội. Họ cũng là bộ đôi trẻ nhất từng đoạt được một danh hiệu Olympic, ở độ tuổi lần lượt là 20 và 22. Và họ tiếp tục giành thêm 2 huy chương bạc tại Thế vận hội Mùa đông 2014 và 2 huy chương vàng tại Thế vận hội Mùa đông 2018, là những VĐV trượt băng nghệ thuật có bề dày thành tích nhất lịch sử Thế vận hội.

Dù không phải một VĐV Olympic, phát thanh viên - người dẫn chương trình Richard Garneau đã tham gia đưa tin về 23 kỳ Thế vận hội, nhiều hơn bất kỳ nhà báo nào trên thế giới, bắt đầu từ Thế vận hội Mùa hè 1960 đến Thế vận hội Mùa hè 2012, chỉ trừ các kỳ ở Atlanta năm 1996 và Nagano năm 1998. Ủy ban Olympic Quốc tế đã truy tặng ông huy chương Pierre de Coubertin như một sự ghi nhận đóng góp đặc biệt của ông cho hoạt động Thế vận hội.[13]

Các VĐV giành nhiều huy chương nhất[sửa | sửa mã nguồn]

  • Các năm in đậm là các Thế vận hội VĐV đó mang về huy chương.
VĐV Môn thi đấu Kỳ Tham dự các năm Vàng Bạc Đồng Tổng số
Klassen, CindyCindy Klassen Trượt băng tốc độ Mùa đông 2002, 2006, 2010 1 2 3 6
Hughes, ClaraClara Hughes Xe đạp Mùa hè 1996, 2000, 2012 0 0 2 6
Trượt băng tốc độ Mùa đông 2002, 2006, 2010 1 1 2
Hefford, JaynaJayna Hefford Khúc côn cầu trên băng Mùa đông 1998, 2002, 2006, 2010, 2014 4 1 0 5
Wickenheiser, HayleyHayley Wickenheiser
Moir, ScottScott Moir Trượt băng nghệ thuật Mùa đông 2010, 2014, 2018 3 2 0 5
Virtue, TessaTessa Virtue
Hamelin, CharlesCharles Hamelin Cự ly ngắn Mùa đông 2006, 2010, 2014, 2018 3 1 1 5
Gagnon, MarcMarc Gagnon Cự ly ngắn Mùa đông 1994, 1998, 2002 3 0 2 5
Tremblay, François-LouisFrançois-Louis Tremblay Cự ly ngắn Mùa đông 2002, 2006, 2010 2 2 1 5
Thompson, LesleyLesley Thompson Chèo thuyền Mùa hè 1984, 1988, 1992, 1996, 2000,
2008, 2012, 2016
1 3 1 5
Edwards, PhilPhil Edwards Điền kinh Mùa hè 1928, 1932, 1936 0 0 5 5
Ouellette, CarolineCaroline Ouellette Khúc côn cầu trên băng Mùa đông 2002, 2006, 2010, 2014 4 0 0 4
Botterill, JenniferJennifer Botterill Khúc côn cầu trên băng Mùa đông 1998, 2002, 2006, 2010 3 1 0 4
Kellar, BeckyBecky Kellar
Agosta, MeghanMeghan Agosta Khúc côn cầu trên băng Mùa đông 2006, 2010, 2014, 2018 3 1 0 4
Heddle, KathleenKathleen Heddle Chèo thuyền Mùa hè 1992, 1996 3 0 1 4
McBean, MarnieMarnie McBean
Bédard, ÉricÉric Bédard Cự ly ngắn Mùa đông 1998, 2002, 2006 2 1 1 4
Boucher, GaétanGaétan Boucher Trượt băng tốc độ Mùa đông 1976, 1980, 1984, 1988 2 1 1 4
Davis, VictorVictor Davis Bơi lội Mùa hè 1984, 1988 1 3 0 4
Morrison, DennyDenny Morrison Trượt băng tốc độ Mùa đông 2006, 2010, 2014, 2018 1 2 1 4
van Koeverden, AdamAdam van Koeverden Kayaking Mùa hè 2004, 2008, 2012, 2016 1 2 1 4
Oleksiak, PennyPenny Oleksiak Bơi lội Mùa hè 2016 1 1 2 4
Groves, KristinaKristina Groves Trượt băng tốc độ Mùa đông 2002, 2006, 2010 0 3 1 4
Vicent, TaniaTania Vicent Cự ly ngắn Mùa đông 1998, 2002, 2006, 2010 0 2 2 4
Heymans, ÉmilieÉmilie Heymans Nhảy cầu Mùa hè 2000, 2004, 2008, 2012 0 2 2 4
Wilson, AlexAlex Wilson Điền kinh Mùa hè 1928, 1932 0 1 3 4

Từ 3 huy chương trở lên tại một kỳ Thế vận hội[sửa | sửa mã nguồn]

VĐV Môn thi đấu Thế vận hội Vàng Bạc Đồng Tổng số
Edwards, PhilPhil Edwards Điền kinh Mùa hè 1932 0 0 800 m
1500 m
4×400 m tiếp sức
3
Wilson, AlexAlex Wilson Điền kinh Mùa hè 1932 0 800 m 400 m
4×400 m tiếp sức
3
Tanner, ElaineElaine Tanner Bơi lội Mùa hè 1968 0 100 m bơi ngửa
200 m bơi ngửa
4×100m tự do 3
Davis, VictorVictor Davis Bơi lội Mùa hè 1984 200 m bơi ếch 100 m bơi ếch
4×100 m hỗn hợp
0 3
Ottenbrite, AnneAnne Ottenbrite Bơi lội Mùa hè 1984 200 m bơi ếch 100 m bơi ếch 4×100 m hỗn hợp 3
Boucher, GaétanGaétan Boucher Trượt băng tốc độ Mùa đông 1984 1000 m
1500 m
0 500 m 3
Gagnon, MarcMarc Gagnon Cự ly ngắn Mùa đông 2002 500 m
5000 m tiếp sức
0 1500 m 3
Klassen, CindyCindy Klassen Trượt băng tốc độ Mùa đông 2006 1500 m 1000 m
Rượt đuổi đồng đội
3000 m
5000 m
5
Oleksiak, PennyPenny Oleksiak Bơi lội Mùa hè 2016 100 m tự do 100 m bơi bướm 4×100 m tự do
4×200 m tự do
4
De Grasse, AndreAndre De Grasse Điền kinh Mùa hè 2016 0 200 m 100 m
4×100 m tiếp sức
3
Boutin, KimKim Boutin Cự ly ngắn Mùa đông 2018 0 1000 m 500 m
1500 m
3

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Martin Cleary (ngày 8 tháng 8 năm 2008). 'The Olympics is not a young horse game'. Ottawa Citizen. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2008.
  2. ^ Doug Smith (ngày 18 tháng 8 năm 2008). 'Canada wins silver in team show jumping'. Toronto Star. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2008.
  3. ^ a b c Canadian Press (ngày 22 tháng 6 năm 2012). “London 2012: Hesjedal and Hughes to lead Canadian road cycling team at London Games”. Toronto Star. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2012.
  4. ^ a b “Alexandre Bilodeau Wins Gold, Mikael Kingsbury Silver In Olympic Moguls At Sochi”. Huffington Post. ngày 10 tháng 2 năm 2014.
  5. ^ a b Eric Koreen (ngày 10 tháng 8 năm 2012). “Catriona Le May Doan emerging as Olympic broadcasting star”. National Post. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2018. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  6. ^ Will Graves (ngày 10 tháng 2 năm 2014). “Canada's Alex Bilodeau takes gold in men's moguls, first two-time freestyle Olympic champion”. Associated Press. The Republic (Columbus, Indiana). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2018. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  7. ^ Pete Evans (ngày 12 tháng 8 năm 2016). “Rosie MacLennan wins gold in women's trampoline”. CBC Sports.
  8. ^ Nick Zaccardi (ngày 20 tháng 2 năm 2014). “An inch to the right and we would have won the gold”. NBC Olympic Talk. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2018.
  9. ^ Blatchford, Christie (ngày 21 tháng 2 năm 2014). “Blatchford: Dream comes true as Jennifer Jones wins Olympic gold”. canada.com. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2018. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  10. ^ Wyman, Ted (ngày 20 tháng 2 năm 2014). “Jennifer Jones is perfect, beats Sweden to win Olympic gold”. Toronto Sun. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2014.
  11. ^ Callum Ng (ngày 12 tháng 8 năm 2016). “Penny Oleksiak wins gold, captures historic 4th Olympic medal”. CBC Sports.
  12. ^ Jesse Ferreras (ngày 9 tháng 8 năm 2016). “Penny Oleksiak, Taylor Ruck Are First Olympic Medallists Born In The 2000s”. The Huffington Post.
  13. ^ COC. “Richard Garneau”. Canadian Olympic Committee.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Bản mẫu:Thể thao Canada Bản mẫu:Các đội tuyển quốc gia của Canada

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Giới thiệu AG Priscilla - Anti AoE and Penetration tanker
Giới thiệu AG Priscilla - Anti AoE and Penetration tanker
Priscilla là một tanker lợi hại khi đối mặt với những kẻ địch sở hữu khả năng AOE và AOE xuyên giáp như Mami, Madoka, Miki
Giới thiệu Chloe Aubert: True Hero - Tensei Slime
Giới thiệu Chloe Aubert: True Hero - Tensei Slime
Chloe Aubert là một trong những đứa trẻ của Dị giới mà chúng ta gặp từ đầu trong anime nhưng sự thật đằng sau nhân vật của cô ấy là gì
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Lục nhãn hay Rikugan là khả năng độc nhất, chỉ luôn tồn tại một người sở con mắt này trong thế giới chú thuật
Vùng đất mới Enkanomiya là gì?
Vùng đất mới Enkanomiya là gì?
Enkanomiya còn được biết đến với cái tên Vương Quốc Đêm Trắng-Byakuya no Kuni(白夜国)