Singapore tại Thế vận hội

Singapore tại
Thế vận hội
Mã IOCSGP
NOCHội đồng Olympic Quốc gia Singapore
Trang webwww.singaporeolympics.com
Huy chương
Xếp hạng 102
Vàng Bạc Đồng Tổng số
1 2 2 5
Tham dự Mùa hè
Tham dự Mùa đông
Các lần tham dự khác
Malaysia Malaysia (1964)

Singapore đã gửi các vận động viên (VĐV) tới hầu hết các kỳ Thế vận hội Mùa hè kể từ năm 1948, khi quốc gia này được thành lập với tư cách một thuộc địa vương thất của Anh, tách ra từ Các khu định cư Eo biển, chỉ hơn ba tháng trước khi Thế vận hội Mùa hè 1948 bắt đầu. Singapore tiếp tục cử đoàn tham gia Thế vận hội cho đến năm 1964 khi nó thành một phần của Malaysia. Sau khi độc lập hoàn toàn khỏi Malaysia vào năm 1965, Singapore tiếp tục tham gia tất cả các kỳ Thế vận hội Mùa hè trừ kỳ năm 1980 để hưởng ứng phong trào tẩy chay Thế vận hội Mùa hè 1980. Singapore lần đầu tham gia Thế vận hội Mùa đông năm 2018, với VĐV trượt băng tốc độ, Cheyenne Goh, tranh tài ở nội dung trượt băng tốc độ cự ly ngắn.[1][2][3] Người Hoa ở Singapore cũng từng thi đấu cho Trung Quốc tại Thế vận hội như những thành viên của tuyển bóng đá, là Chua Boon Lay năm 1936, và Chia Boon Leong và Chu Chee Seng năm 1948.[4]

Theo Chương trình Trao thưởng cho Thành tích tại các Đại hội Thể thao Lớn do Hội đồng Olympic Quốc gia Singapore thực hiện,[5] các VĐV giành vàng, bạc và đồng cá nhân được thưởng lần lượt là 1 triệu đô la Singapore, 500.000 đô la Singapore và 250.000 đô la Singapore.[6] Các VĐV giành huy chương ở các môn thể thao và nội dung đồng đội được thưởng theo chế độ khác.[7]

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]

Singapore đã giành năm huy chương Thế vận hội, lần đầu tiên tại Thế vận hội Mùa hè 1960, lần thứ hai tại Thế vận hội Mùa hè 2008[8] và lần thứ ba và thứ tư tại Thế vận hội Mùa hè 2012.[9] Tại Thế vận hội Mùa hè 2016 Singapore giành huy chương vàng đầu tiên và cũng là huy chương Thế vận hội thứ năm.[10]

Huy chương đầu tiên Singapore giành được thuộc về Trần Hạo Lượng, là tấm huy chương bạc cử tạ hạng nhẹ tại Thế vận hội Mùa hè 1960. Huy chương vàng đầu tiên thuộc về Joseph Schooling ở nội dung bơi bướm 100 mét nam tại Thế vận hội Mùa hè 2016.[cần dẫn nguồn]

Ở môn bóng bàn, Tỉnh Tuấn Hoằng, Lý Giai VyVu Mộng Vũ đã gần chạm tới huy chương khi cán đích thứ tư các nội dung đơn nữ lần lượt tại Thế vận hội Mùa hè 2000, Thế vận hội Mùa hè 2004Thế vận hội Mùa hè 2020.

Singapore đã gửi một đoàn thể thao hùng hậu đến Thế vận hội ở Bắc Kinh, và nhiều người cho rằng với nhiều VĐV bóng bàn hàng đầu, đây là cơ hội tốt nhất để nước này giành được huy chương kể từ năm 1960 – và họ đã đúng.[cần dẫn nguồn] Tại Thế vận hội Mùa hè 2008, Lý Giai Vy, cùng với Phùng Thiên VyVương Việt Cổ, đánh bại tuyển bóng bàn nữ Hàn Quốc, gồm Dang Ye-Seo, Kim Kyung-AhPark Mi-Young với tỉ số 3–2 ở bán kết, nắm chắc ít nhất là một tấm huy chương bạc và giải cơn khát huy chương Thế vận hội trong 48 năm của Singapore. Singapore đối đầu chủ nhà Trung Quốc trong trận tranh huy chương vàng.[11]

Tại Thế vận hội Mùa hè 2012, Phùng Thiên Vy đánh bại Kasumi Ishikawa của Nhật Bản với tỷ số 4–0 trong trận tranh huy chương đồng đơn nữ bóng bàn, mang về cho Singapore tấm huy chương Olympic cá nhân đầu tiên sau 52 năm. Trong trận tranh huy chương đồng đồng đội nữ bóng bàn, Lý Giai Vy, cùng Phùng Thiên Vy và Vương Việt Cổ, đánh bại tuyển Hàn Quốc gồm Dang Ye-Seo, Kim Kyung-Ah và Seok Ha-Jung 3–0, giành thêm một huy chương đồng.[cần dẫn nguồn]

Hai huy chương đồng tại Thế vận hội Mùa hè 2012 đánh dấu lần đầu tiên Singapore giành được hơn một huy chương tại một kỳ vận hội.[cần dẫn nguồn]

Tại Thế vận hội Mùa hè 2016, VĐV bơi lội Joseph Schooling giành một huy chương vàng nội dung bơi bướm 100 mét nam và lập kỷ lục Thế vận hội với thời gian 50,39 giây, trở thành VĐV đầu tiên của Singapore đoạt vàng Olympic. Đây cũng là VĐV bơi lội nam đầu tiên của Đông Nam Á có huy chương vàng Thế vận hội.[12][13][14][15]

Tính đến năm 2021, các VĐV của Singapore đã giành tổng cộng 5 huy chương tại Thế vận hội, trong đó có 1 huy chương vàng.

Bảng huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

Các VĐV giành huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]
Huy chương Tên VĐV Thế vận hội Môn Nội dung
Bạc  Trần Hạo Lượng Ý Roma 1960 Cử tạ Hạng nhẹ
Bạc  Phùng Thiên Vy
Lý Giai Vy
Vương Việt Cổ
Trung Quốc Bắc Kinh 2008 Bóng bàn Đồng đội nữ
Đồng  Phùng Thiên Vy Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 2012 Bóng bàn Đơn nữ
Đồng  Phùng Thiên Vy
Lý Giai Vy
Vương Việt Cổ
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 2012 Bóng bàn Đồng đội nữ
Vàng  Joseph Schooling Brasil Rio de Janeiro 2016 Bơi lội Bơi bướm 100 mét nam

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Chia, Nicole (24 tháng 11 năm 2017). “Winter sports: Cheyenne Goh, 18, becomes first Singapore athlete to qualify for Olympics, will race in Pyeongchang”. The Straits Times. Singapore. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2017.
  2. ^ “Skater Cheyenne Goh qualifies for Winter Olympics, a first for Singapore”. Channel NewsAsia. Singapore. 24 tháng 11 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ “6 New National Olympic Committees Welcomed to Winter Olympics for the First Time”. pyeongchang2018.com. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2018.
  4. ^ Auto, Hermes (13 tháng 2 năm 2022). “Ex-footballer recounts Japanese Occupation, being screened for execution and 1948 Olympics | The Straits Times”. www.straitstimes.com.
  5. ^ “Major Games Award Programme”. Singapore National Olympic Council (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2021.
  6. ^ Knight, Brett. “These 10 Countries Offer Six-Figure Payouts To Their Olympic Medalists”. Forbes (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2021.
  7. ^ “Singapore National Olympic Council (SNOC) Major Games Award Programme (MAP) 2017 to 2020” (PDF).
  8. ^ “News”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2016.
  9. ^ “News”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2016.
  10. ^ “News”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2016.
  11. ^ “Medallists for Singapore”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2016.
  12. ^ “Rio Olympics 2016: Joseph Schooling beats Michael Phelps in 100m butterfly”. BBC. 13 tháng 8 năm 2016.
  13. ^ “Joseph Schooling is Singapore's first-ever Olympics champion”. Channel News Asia. 13 tháng 8 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2022.
  14. ^ “How Joseph Schooling achieved the impossible”. The Straits Times. 13 tháng 8 năm 2016.
  15. ^ “Meet Team Singapore”. The Straits Times. 13 tháng 8 năm 2016.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
So sánh ưu khuyết Mẫu Đạm Nguyệt và Demon Slayer Bow
Cung rèn mới của Inazuma, dành cho Ganyu main DPS F2P.
Khám phá bên trong cửa hàng tiện lợi Speed L
Khám phá bên trong cửa hàng tiện lợi Speed L
Speed L là một chuỗi cửa hàng tiện lợi của siêu thị Lotte Mart – Hàn Quốc đã có mặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. Lotte Mart cho ra mắt cửa hàng tiện lợi đầu tiên tại tòa nhà Pico Cộng Hòa, với các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày
Review game Firewatch - Chuyện của những người gác lửa rừng
Review game Firewatch - Chuyện của những người gác lửa rừng
Firewatch là câu chuyện về những con người chạy trốn khỏi cuộc đời mình, câu chuyện của những người gác lửa rừng.
Nợ công quốc gia có phải là vấn đề lớn như mọi người vẫn lầm tưởng?
Nợ công quốc gia có phải là vấn đề lớn như mọi người vẫn lầm tưởng?
Chúng ta sẽ cùng nhau truy vấn xem tính hợp pháp của một loại tiền tệ đến từ đâu?