New Zealand tại Thế vận hội

New Zealand tại
Thế vận hội
Mã IOCNZL
NOCỦy ban Olympic New Zealand
Trang webwww.olympic.org.nz
Huy chương
Vàng Bạc Đồng Tổng số
46 28 46 120
Tham dự Mùa hè
Tham dự Mùa đông
Các lần tham dự khác
 Australasia (1908 · 1912)
Tuyển rowing New Zealand tại Thế vận hội Mùa hè 1932

New Zealand lần đầu gửi một đoàn thể thao độc lập đến Thế vận hội năm 1920. Trước đó, tại Thế vận hội Mùa hè 1908Thế vận hội Mùa hè 1912, các vận động viên (VĐV) New Zealand và Úc cùng thuộc đoàn Australasia. New Zealand cũng tham dự hầu hết các kỳ Thế vận hội Mùa đông kể từ năm 1952, vắng mặt duy nhất các lần năm 19561964.

Ủy ban Olympic New Zealand (NZOC) là Ủy ban Olympic quốc gia của New Zealand. NZOC được thành lập năm 1911, và được công nhận bởi Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) năm 1919.

Các VĐV New Zealand đã giành được tổng cộng 120 huy chương tại các kỳ Thế vận hội Mùa hè và Mùa đông. Các môn thi đấu thành công nhất là chèo thuyềnđiền kinh với 24 tấm huy chương mỗi môn; thuyền buồm theo sau với 22 tấm. Ba tấm huy chương Thế vận hội Mùa đông của New Zealand thuộc môn trượt tuyết đổ đèo kỳ 1992trượt ván trên tuyết cùng trượt tuyết tự do kỳ 2018. 120 huy chương giành được giúp New Zealand xếp hạng 34 trên bảng tổng sắp huy chương Thế vận hội tính theo tổng số huy chương và hạng 26 tính theo loại huy chương.

Sau Thế vận hội Mùa hè 2016, 1371 VĐV đã đại diện thi đấu cho New Zealand tại Thế vận hội. Harry Kerr được coi là[1] VĐV Olympic người Kiwi đầu tiên[2]Adrian Blincoe là VĐV thứ 1000.[3] Tính tới ngày 11 tháng 6 năm 2009, trong số 1111 VĐV Olympic, 114 người đã qua đời và 21 người không rõ tin tức.[3] Tới ngày 25 tháng 6 năm 2009 chỉ còn 9 người chưa thể xác định được thông tin cư trú.[4]

New Zealand tại Thế vận hội Mùa hè[sửa | sửa mã nguồn]

Người đầu tiên đến từ New Zealand thi đấu tại Thế vận hộiVictor Lindberg, thi đấu cho Câu lạc bộ Bơi lội Osborne thuộc Anh Quốc. Câu lạc bộ đã giành chiến thắng môn bóng nước tại Thế vận hội Mùa hè 1900.

Do vị trí địa lý ở nam Thái Bình Dương và ở xa các thành phố chủ nhà Thế vận hội những kỳ đầu ở châu Âu và Bắc Mỹ, người New Zealand phải trải qua những chuyến hải hành dài để góp mặt tranh tài. New Zealand gửi đoàn VĐV độc lập đầu tiên đến Thế vận hội lần thứ VII năm 1920, gồm hai VĐV chạy, một VĐV chèo thuyền, và một VĐV bơi 15 tuổi. Trước 1920, ba người New Zealand từng giành huy chương khi thi đấu cho đoàn Australasia các năm 1908 và 1912. Với sự phát triển của hàng không quốc tế những năm 1950, và với một số lượng lớn hơn các môn thể thao tại Thế vận hội, các đoàn Olympic của New Zealand cũng gia tăng nhân số.

New Zealand, cũng như các nước Nam Bán cầu, có bất lợi khi đến cao điểm chuẩn bị cho các môn Thế vận hội Mùa hè, đại hội được tổ chức vào những tháng mùa đông ở nước này. Chỉ mới 3 kỳ Thế vận hội diễn ra ở Nam Bán cầu, Thế vận hội Mùa hè 1956Melbourne, Thế vận hội Mùa hè 2000Sydney, và Thế vận hội Mùa hè 2016Rio de Janeiro.

Việc New Zealand tham dự kỳ vận hội 1976 đã gây tranh cãi, và dẫn tới sự kiện các nước châu Phi tẩy chay Thế vận hội; các nước này phản đối các hoạt động giao lưu thể thao giữa All BlacksNam Phi a-pác-thai.

New Zealand tại Thế vận hội Mùa đông[sửa | sửa mã nguồn]

New Zealand tham gia Thế vận hội Mùa đông một cách khiêm tốn hơn, do khí hậu đại dương và vị trí ở Nam Bán cầu khiến các VĐV bước vào cao điểm chuẩn bị ngay giữa hè. New Zealand không có đoàn thể thao dự Thế vận hội Mùa đông cho đến năm 1952. Tại Thế vận hội Mùa đông 1988, đoàn bao gồm các VĐV trượt xe lòng máng; môn thể thao tiếp theo mà nước này tham gia sau trượt tuyết đổ đèo.

Năm 1992, Annelise Coberger trở thành người đầu tiên đến từ Nam Bán cầu giành huy chương tại Thế vận hội Mùa đông khi cô đoạt tấm huy chương bạc nội dung dích dắc ở Albertville, Pháp.

Năm 2018, Zoi Sadowski-Synnott mang về cho New Zealand tấm huy chương Olympic Mùa đông thứ hai trong nội dung mở màn trượt ván trên tuyết - nhào lộn trên khôngPyeongchang, Hàn Quốc; đó là một huy chương đồng. Sau đó cùng ngày, Nico Porteous, 16 tuổi, giành tấm huy chương thứ ba cho New Zealand nội dung lòng máng nam môn trượt tuyết tự do, cũng là huy chương đồng.

Bảng huy chương[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Mùa hè[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Số VĐV Vàng Bạc Đồng Tổng số Xếp thứ
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 1908 như một phần của  Australasia (ANZ)
Thụy Điển Stockholm 1912
Bỉ Antwerpen 1920 4 0 0 1 1 22
Pháp Paris 1924 4 0 0 1 1 23
Hà Lan Amsterdam 1928 10 1 0 0 1 24
Hoa Kỳ Los Angeles 1932 21 0 1 0 1 22
Đức Berlin 1936 7 1 0 0 1 20
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 1948 7 0 0 0 0
Phần Lan Helsinki 1952 15 1 0 2 3 24
Úc Melbourne 1956 53 2 0 0 2 16
Ý Roma 1960 37 2 0 1 3 14
Nhật Bản Tokyo 1964 64 3 0 2 5 12
México Thành phố México 1968 52 1 0 2 3 27
Tây Đức München 1972 89 1 1 1 3 23
Canada Montréal 1976 80 2 1 1 4 18
Liên Xô Moskva 1980 4 0 0 0 0
Hoa Kỳ Los Angeles 1984 130 8 1 2 11 8
Hàn Quốc Seoul 1988 83 3 2 8 13 18
Tây Ban Nha Barcelona 1992 134 1 4 5 10 28
Hoa Kỳ Atlanta 1996 97 3 2 1 6 26
Úc Sydney 2000 151 1 0 3 4 46
Hy Lạp Athens 2004 148 3 2 0 5 24
Trung Quốc Bắc Kinh 2008 182 3 2 4 9 25
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Luân Đôn 2012 184 6 2 5 13 15
Brasil Rio de Janeiro 2016 199 4 9 5 18 19
Nhật Bản Tokyo 2020 chưa diễn ra
Pháp Paris 2024
Hoa Kỳ Los Angeles 2028
Tổng số 46 27 44 117 26

Thế vận hội Mùa đông[sửa | sửa mã nguồn]

Thế vận hội Số VĐV Vàng Bạc Đồng Tổng số Xếp thứ
Na Uy Oslo 1952 3 0 0 0 0
Ý Cortina d'Ampezzo 1956 không tham dự
Hoa Kỳ Squaw Valley 1960 4 0 0 0 0
Áo Innsbruck 1964 không tham dự
Pháp Grenoble 1968 6 0 0 0 0
Nhật Bản Sapporo 1972 2 0 0 0 0
Áo Innsbruck 1976 5 0 0 0 0
Hoa Kỳ Lake Placid 1980 5 0 0 0 0
Cộng hòa Liên bang Xã hội chủ nghĩa Nam Tư Sarajevo 1984 6 0 0 0 0
Canada Calgary 1988 9 0 0 0 0
Pháp Albertville 1992 6 0 1 0 1 17
Na Uy Lillehammer 1994 7 0 0 0 0
Nhật Bản Nagano 1998 8 0 0 0 0
Hoa Kỳ Thành phố Salt Lake 2002 10 0 0 0 0
Ý Torino 2006 18 0 0 0 0
Canada Vancouver 2010 16 0 0 0 0
Nga Sochi 2014 15 0 0 0 0
Hàn Quốc Pyeongchang 2018 21 0 0 2 2 26
Trung Quốc Bắc Kinh 2022 chưa diễn ra
Ý Milano–Cortina 2026 chưa diễn ra
Tổng số 0 1 2 3 43

Huy chương theo môn Mùa hè[sửa | sửa mã nguồn]

MônVàngBạcĐồngTổng số
Chèo thuyền1131024
Điền kinh1031124
Thuyền buồm97622
Canoeing73212
Đua ngựa32510
Bơi lội2136
Xe đạp1348
Quyền Anh1113
Ba môn phối hợp1113
Khúc côn cầu trên cỏ1001
Bắn súng0112
Bóng bầu dục bảy người0101
Golf0101
Tổng số (13 đơn vị)462744117

Huy chương theo môn Mùa đông[sửa | sửa mã nguồn]

MônVàngBạcĐồngTổng số
Trượt tuyết đổ đèo0101
Trượt ván trên tuyết0011
Trượt tuyết tự do0011
Tổng số (3 đơn vị)0123

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ The New Zealand Olympic Committee records all athletes chosen for the Olympics, numbered sequentially. Harry Kerr is identified as "New Zealand Olympian: 1".
  2. ^ New Zealand Olympic Committee: Harry Kerr
  3. ^ a b Leggat, David (ngày 11 tháng 6 năm 2009). “21 Kiwi Olympians fail to register”. The New Zealand Herald. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2011.
  4. ^ “New Zealand Olympic Committee: 1111 Olympians Honoured this Week”. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Tổng quan về Chu Du - Tân OMG 3Q
Tổng quan về Chu Du - Tân OMG 3Q
Chu Du, tự Công Cẩn. Cao to, tuấn tú, giỏi âm luật
The Alley Flash - Weapon Guide Genshin Impact
The Alley Flash - Weapon Guide Genshin Impact
The Alley Flash is a Weapon Event's weapon used to increase the damage dealt by the wearer, making it flexible to the characters
[Genshin Impact] Câu truyện về ma điểu và tràng thiếu niên
[Genshin Impact] Câu truyện về ma điểu và tràng thiếu niên
Khái quát lại câu chuyện trên đảo Tsurumi Genshin Impact
Top 5 nhân vật bạn nên roll trong Genshin Impact
Top 5 nhân vật bạn nên roll trong Genshin Impact
Thứ tự của DS này là thứ tự mà account không có 5* nào NÊN quay