Công Tôn Cung

Công Tôn Cung
公孫恭
Xa Kỵ tướng quân
Nhiệm kỳ
220–228
Quân chủTào Phi, Tào Duệ
Thái thú Liêu Đông
Nhiệm kỳ
210–220
Quân chủHán Hiến Đế
Tiền nhiệmCông Tôn Khang
Nhiệm kỳ
tháng 12, 220–228
Quân chủTào Phi, Tào Duệ
Kế nhiệmCông Tôn Uyên
Thông tin cá nhân
Sinhthế kỷ 2
Mấtthế kỷ 3
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Công Tôn Độ
Anh chị em
Công Tôn Khang
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchĐế quốc Trung Hoa

Công Tôn Cung (chữ Hán: 公孫恭) là quân phiệt cát cứ ở Liêu Đông thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Công Tôn Cung là con thứ của Công Tôn Độ – người đặt nền móng cát cứ của họ Công Tôn ở Liêu Đông.

Năm 204, Công Tôn Độ mất, anh Công Tôn Cung là Công Tôn Khang lên nối chức Châu mục Bình châu, Liêu Đông hầu. Công Tôn Cung được anh trao cho tước Vĩnh Ninh hương hầu mà Tào Tháo phong cho Công Tôn Độ trước đây.

Công Tôn Khang qua đời, hai người con là Công Tôn Hoảng và Công Tôn Uyên còn nhỏ nên Công Tôn Cung được thủ hạ lập làm Thái thú Liêu Đông. Tuy về danh nghĩa, họ Công Tôn thần phục nhà Ngụy nhưng trên thực tế vẫn cát cứ Liêu Đông.

Ngụy Văn Đế Tào Phi sai sứ đến Liêu Đông phong Công Tôn Cung làm Xa kỵ tướng quân, tước Bình Quách hầu[1]. Ông cho cháu là Công Tôn Hoảng vào kinh đô Lạc Dương làm con tin.

Công Tôn Cung bị đánh giá là người có ít tài năng cai trị[2]. Năm 228 đời Ngụy Minh Đế Tào Duệ, Công Tôn Cung bị cháu là Công Tôn Uyên (em Hoảng) cướp ngôi chủ Liêu Đông.

Công Tôn Cung bị bắt giam trong tù. Năm 237, Công Tôn Uyên xưng vương chống Ngụy, Tào Tuấn bèn giết con tin Công Tôn Hoảng. Năm 238, Uyên bị tướng Ngụy là Tư Mã Ý đánh bại giết chết. Tư Mã Ý dẹp xong lực lượng của Uyên, thả Công Tôn Cung ra khỏi tù[3]

Sau không rõ ông mất năm nào và kết cục của ông ra sao.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lê Đông Phương, Vương Tử Kim (2007), Kể chuyện Tần Hán, Nhà xuất bản Đà Nẵng
  • Lê Đông Phương (2007), Kể chuyện Tam Quốc, Nhà xuất bản Đà Nẵng
  • Tư Mã Quang (2019), Tư trị thông giám, tập 5, Nhà xuất bản Văn học

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Bình Quách là huyện phía nam Cái Bình, Liêu Ninh hiện nay
  2. ^ Tư Mã Quang, sách đã dẫn, tr 99
  3. ^ Tư Mã Quang, sách đã dẫn, tr 192
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Ryū to Sobakasu no Hime- Belle: Rồng và công chúa tàn nhang
Ryū to Sobakasu no Hime- Belle: Rồng và công chúa tàn nhang
Về nội dung, bộ phim xoay quanh nhân vật chính là Suzu- một nữ sinh trung học mồ côi mẹ, sống cùng với ba tại một vùng thôn quê Nhật Bản
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Con người rốt cuộc phải trải qua những gì mới có thể đạt đến sự giác ngộ?
Mọi ý kiến và đánh giá của người khác đều chỉ là tạm thời, chỉ có trải nghiệm và thành tựu của chính mình mới đi theo suốt đời
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Sa Ngộ Tịnh đang ở đâu trong Black Myth: Wukong?
Dù là Tam đệ tử được Đường Tăng thu nhận cho cùng theo đi thỉnh kinh nhưng Sa Tăng luôn bị xem là một nhân vật mờ nhạt
Lần đầu tiên nhìn thấy “bé ciu
Lần đầu tiên nhìn thấy “bé ciu" là thứ trải nghiệm sâu sắc thế nào?
Lần đầu tiên nhìn thấy “bé ciu" là thứ trải nghiệm sâu sắc thế nào?