Cố Thiệu 顧邵 | |
---|---|
Tên chữ | Hiếu Tắc |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 187 |
Quê quán | Ngô Huyền |
Mất | 218 |
Giới tính | nam |
Gia quyến | |
Thân phụ | Cố Ung |
Thân mẫu | Lục thị |
Anh chị em | Gu Mu |
Phối ngẫu | Lục thị |
Hậu duệ | Cố Đàm, Cố Thừa |
Nghề nghiệp | chính khách |
Quốc tịch | Đông Ngô |
Cố Thiệu (giản thể: 顾邵; phồn thể: 顧邵; bính âm: Gu Shao; 184 – 214), tự Hiếu Tắc (孝則), là quan viên dưới trướng quân phiệt Tôn Quyền thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.
Cố Thiệu quê ở huyện Ngô, quận Ngô[1], là con trưởng của Cố Ung với Lục phu nhân, con gái Lục Khang.[2] Thời trẻ, Cố Thiệu nổi danh ngang với cậu là Lục Tích, vượt qua đám người cùng quận gồm cháu họ Lục Nghị cùng Trương Đôn, Bốc Tịnh, thanh danh lan xa. Thiệu vốn lấy vợ là con gái của anh họ Lục Tuấn, chị em của Lục Nghị. Khoảng sau năm 200, vợ Thiệu mất, Tôn Quyền gả con gái của anh trai Tôn Sách cho Thiệu.[2]
Năm 210, Chu Du chết bệnh ở Giang Lăng, Bàng Thống đưa tang đến tận đất Ngô. Cố Thiệu đến phúng viếng. Khi Bàng Thống lên đường về Kinh Châu, đám người Lục Tích, Cố Thiệu, Toàn Tông đến từ biệt. Thống khen Tích, Thiệu rằng:[3]
Có người hỏi:
Thống đáp:
Cố Thiệu bèn tới chỗ Bàng Thống nghỉ chân, hỏi:
Thống nói:
Thiệu phục những lời đó mà thân với Thống.
Năm 210, Cố Thiệu xuất sĩ, thay Tôn Lân giữ chức Thái thú Dự Chương.[4] Thiệu giỏi về biết người, ở trong quận đề bạt đám người Trương Bỉnh (張秉), Ân Lễ, Ngô Xán, Đinh Tư (丁谞) từ giới bình dân.[2] Bỉnh, Lễ về sau quan đến Thái thú, Tư quan đến Điển quân Trung lang, mà Xán trở thành trọng thần của quốc gia, quan đến Thiếu phủ, Thái tử Thái phó.[5]
Năm 214, Cố Thiệu chết khi mới tiền nhiệm 5 năm, thọ 31 tuổi.[2]
Cố Thiệu không xuất hiện trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.