Tào Thái

Tào Thái
Thông tin cá nhân
Giới tínhnam
Nghề nghiệptướng lĩnh quân đội
Quốc tịchTào Ngụy

Tào Thái (tiếng Trung: 曹泰; bính âm: Cáo Tài) là tướng lĩnh Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Tào Thái quê ở huyện Tiêu, nước Bái, Dự Châu,[1] là con trai của đại tướng, tôn thất Tào Nhân.[2]

Năm 221, Tào Phi hạ chiếu phạt Ngô, chia quân ba đường, lấy Tào Nhân tấn công Nhu Tu.[3][4] Năm 222, Tào Nhân lấy Tào Thái công thành, nhưng bị Chu Hoàn đánh bại.[2]

Tháng 6 năm 223, Tào Nhân chết, Tào Thái tập tước Trần hầu, hai em trai Tào Khải cùng Tào Phạm đều thụ phong Liệt hầu. Sau Tào Thái quan đến Trấn đông tướng quân, giả tiết. Cuối cùng, bị giáng tước xuống còn Ninh Lăng hầu, không rõ chết năm nào.[2]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tào Sơ (曹初), con trai của Tào Thái, tập tước Ninh Lăng hầu.

Trong văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Tào Thái không xuất hiện trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nay là Bạc Châu, An Huy.
  2. ^ a b c Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú, Tam quốc chí, Ngụy thư, quyển 9, Chư Tào chư Hạ Hầu truyện.
  3. ^ Nhu Tu (濡须), nay nằm ở phía bắc huyện Vô Vi, An Huy.
  4. ^ Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú, Tam quốc chí, Ngô thư, quyển 11, Chu Trị Chu Nhiên Lã Phạm Chu Hoàn truyện.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Mục đích, khoa học và sự thật về Giấc Ngủ
Mục đích, khoa học và sự thật về Giấc Ngủ
Giấc ngủ chiếm 1/3 cuộc đời bạn, có ảnh hưởng lớn đến thể chất và cả tinh thần
Giới thiệu nhân vật Cha Hae-In - Solo Leveling
Giới thiệu nhân vật Cha Hae-In - Solo Leveling
Cha Hae-In (차해인) là Thợ săn hạng S người Hàn Quốc và là Phó chủ tịch của Hội thợ săn.
[Chongyun] Thuần Dương Chi Thể - Trường sinh bất lão
[Chongyun] Thuần Dương Chi Thể - Trường sinh bất lão
Nếu ai đã từng đọc những tiểu thuyết tiên hiệp, thì hẳn là không còn xa lạ
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Vì sao phải đổi căn cước công dân thành căn cước?
Luật Căn cước sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.7, thay thế luật Căn cước công dân. Từ thời điểm này, thẻ căn cước công dân (CCCD) cũng chính thức có tên gọi mới là thẻ căn cước (CC)