Hoàng Quyền

Hoàng Quyền
Tên thật Hoàng Quyền (黃權)
Tự Công Hành (公衡)
Thông tin chung
Thế lực Lưu ChươngThục HánTào Ngụy
Chức vụ Tướng lĩnh
Chính trị gia
Sinh ?
Lãng Trung, Ba Tây, Ích Châu
(nay là Lãng Trung, Nam Sung, Tứ Xuyên)
Mất 240
Lạc Dương
(nay là Lạc Dương, Hà Nam)
Thụy hiệu Cảnh Hầu
Tước hiệu Dục Dương Hầu
Con cái Hoàng Sùng
Hoàng Ung

Hoàng Quyền (chữ Hán: 黃權; Phiên âm: Huang Ch'üan; ?-240) tự Công Hành (公衡), là tướng nhà Thục HánTào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Can Lưu Chương

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Quyền tự là Công Hành, người quận Ba Tây, Lãng Trung.[1]

Thời trẻ, Hoàng Quyền giữ chức Lại trong quân. Châu mục Ích châu là Lưu Chương gọi ông đến cho giữ chức chủ bạ.

Năm 212, Lưu Chương đứng trước nguy cơ xung đột với Trương Lỗ ở Hán Trung. Lực lượng Lưu Chương yếu sợ không địch nổi. Biệt giá Ích châu là Trương Tùng đề nghị Lưu Chương mời Lưu Bị ở Kinh châu vào giúp đánh Trương Lỗ. Hoàng Quyền bèn phản đối ý định này. Ông cho rằng không thể đưa Lưu Bị vào vì Lưu Bị sẽ thừa cơ chiếm Ích châu.

Lưu Chương không nghe ý kiến của Hoàng Quyền, sai sứ đi mời Lưu Bị vào Tây Xuyên và điều ông đi làm Huyện trưởng Quảng Hán. Quả nhiên Lưu Bị mang quân vào Tây Xuyên rồi phát động chiến tranh chiếm lĩnh Ích châu của Lưu Chương. Quan lại các châu quận đều ngả theo Lưu Bị, chỉ có Hoàng Quyền đóng cửa thành cố thủ. Mãi đến khi Lưu Chương đầu hàng, Hoàng Quyền mới ra quy thuận. Lưu Bị cảm phục lòng trung của Hoàng Quyền, phong ông làm Thiên tướng quân.[2]

Can Lưu Bị

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 214, Tào Tháo phá được Trương Lỗ, chiếm cứ Hán Trung. Trương Lỗ mang quân chạy về huyện Ba Trung. Tây Xuyên bị uy hiếp. Hoàng Quyền khuyên Lưu Bị nên khẩn cấp điều quân ra phòng thủ 3 quận Ba Tây, Ba Thục và Ba Trung trước nguy cơ Trương Lỗ xâm nhập. Lưu Bị nghe theo, bèn sai Hoàng Quyền làm hộ quân, dẫn đầu các tướng đón đánh Trương Lỗ. Trương Lỗ phải quay về Nam Trịnh đầu hàng Tào Tháo.

Năm 219, Lưu Bị tiến quân đánh chiếm Hán Trung từ tay Tào Tháo, tự xưng làm Hán Trung vương. Hoàng Quyền được phong làm Trị trung tòng sự.

Năm 221, Lưu Bị xưng đế, muốn đánh Đông Ngô để báo thù cho Quan Vũ và lấy lại Kinh châu. Hoàng Quyền can ngăn:

Người Ngô dũng mãnh, thiện chiến, lại có thủy quân hùng mạnh. Ta tiến quân có thể dễ dàng, nhưng khi lui quân thì vô cùng khó khăn. Thần xin được làm tiên phong đi trước để do thám thực hư của địch còn bệ hạ trấn giữ phía sau

Lưu Bị bỏ qua lời đề nghị của Hoàng Quyền, lệnh cho ông làm Trấn bắc tướng quân, thống lĩnh quân Giang Bắc đề phòng quân Tào Ngụy đánh xuống, còn tự mình đích thân chỉ huy đại quân đánh Ngô.

Năm 222, tướng Ngô là Lục Tốn tận dụng sai lầm quân sự của Lưu Bị, đại phá quân Thục. Lục Tốn thuận theo dòng nước, điều quân bao vây, phong tỏa khu vực đóng quân của Hoàng Quyền. Hoàng Quyền bị kẹt ở bờ bắc, không còn đường chạy về theo Lưu Bị, lại không muốn hàng Ngô, bất đắc dĩ phải mang quân sang hàng Tào Phi.[3]

Tướng ở Tào Ngụy

[sửa | sửa mã nguồn]

Được tin Hoàng Quyền hàng Ngụy, nhiều quan lại ở Thục xin Lưu Bị bắt gia quyến ông. Nhưng Lưu Bị không đồng tình, nói rằng chính mình đã phụ Hoàng Quyền chứ Hoàng Quyền không phụ mình. Sau đó Lưu Bị sai chu cấp đầy đủ cho gia quyến ông.

Tào Phi gặp Hoàng Quyền, ví ông như Trần Bình, Hàn Tín bỏ Hạng Vũ theo Lưu Bang thời Tây Hán, nhưng Hoàng Quyền không nhận, ông khẳng định vì mình không thể về với Lưu Bị lại không thể hàng Ngô nên mới sang Tào, vì vậy không dám so sánh với Trần Bình, Hàn Tín. Tào Phi cảm phục ông, phong làm Trấn Nam tướng quân, Dục Dương hầu, làm quan thị trung và cho theo hầu.

Một số tướng sĩ ở Thục sang hàng Ngụy đưa tin gia quyến Hoàng Quyền ở Thục bị hại. Tào Phi bèn lệnh cho ông lo việc tang lễ, nhưng Hoàng Quyền quả quyết Lưu Bị và Gia Cát Lượng rất hiểu mình, sẽ không hại gia quyến mình và đề nghị Tào Phi chờ thêm một thời gian nữa. Sau đó quả nhiên tin chính thức báo về từ Thục, gia quyến của ông vẫn bình yên. Tào Phi thấy Lưu Bị và Gia Cát Lượng có thể thu phục được thuộc hạ trung thành như thế, cảm thán mãi không thôi[3]

Năm 223, Lưu Bị qua đời, bên Ngụy mọi người đều vui, riêng Hoàng Quyền buồn một mình.[4] Tào Phi thấy vậy, muốn thử Hoàng Quyền, cho triệu ông vào cung, trên đường đi sai người thúc giục mấy lần. Quan lại, gia nhân bên cạnh Hoàng Quyền ai cũng sợ, riêng Hoàng Quyền vẫn bình tĩnh, không đổi sắc mặt.

Tướng Tư Mã Ý bên Tào Ngụy rát tán tụng đức độ của Hoàng Quyền, thường hỏi nước Thục có còn người như Hoàng Quyền không. Quyền trả lời: không ngờ minh công (Tư Mã Ý) lại coi trọng tôi như thế. Sau đó Tư Mã Ý viết thư cho thừa tướng Gia Cát Lượng bên Thục, nói: "Hoàng Công Hành, là một kẻ sĩ hào sảng, thường ngồi cảm thán bày tỏ về túc hạ, trước sau như một."

Năm 239, Hoàng Quyền được Ngụy Minh Đế Tào Duệ phong làm Xa kỵ tướng quân, Nghi đồng tam ty. Năm 240 thời Tào Phương, ông qua đời, được đặt tên thụy là Cảnh hầu.

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Con Hoàng Quyền là Hoàng Sùng ở lại đất Thục, sau làm tướng nhà Thục Hán. Năm 263, Hoàng Sùng theo Gia Cát Chiêm (con Gia Cát Lượng) ra trận chống tướng Tào NgụyĐặng Ngải và cùng Gia Cát Chiêm tử trận tại thành Miên Trúc.[5] Một người con khác là Hoàng Ung sống ở Ngụy, không có con cái kế thừa.

Trong Tam Quốc diễn nghĩa

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Quyền trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung được mô tả khá sát với chính sử: trung thành với Lưu ChươngLưu Bị, cuối cùng bất đắc dĩ phải hàng Tào Ngụy. Tuy nhiên, với quan điểm coi Thục Hán là chính thống, La Quán Trung đã làm thơ chê trách hành động hàng Ngụy của ông. Trong Tam Quốc cũng miêu tả ông là người bị sún răng do ngăn can Lưu Chương đi đón Lưu Bị nên đã cố sức cạp và quần của Lưu Chương để níu kéo nhưng bị Lưu Chương đá một phát bay mất hai răng cửa, máu me bê bết.

Chức danh và chức vụ từng nắm giữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chức danh và chức vụ của Hoàng Quyền dưới chính quyền Lưu Chương:

  • Chủ Bộ (主簿) dưới trướng Ích Châu Mục Lưu Chương
  • Quảng Hán Huyện Trưởng (廣漢縣長)

Chức danh và chức vụ của Hoàng Quyền dưới chính quyền Lưu BịThục Hán:

  • Thiên Tướng Quân (偏將軍)
  • Hộ Quân (護軍)
  • Trị Trung Tùng Sự (治中從事)
  • Trấn Bắc Tướng Quân (鎮北將軍)

Chức danh và chức vụ Hoàng Quyền dưới chính quyền Tào Ngụy:

  • Trấn Nam Tướng Quân (鎮南將軍)
  • Dục Dương Hầu (育陽侯)
  • Thị Trung (侍中)
  • Ích Châu Thứ Sử (益州刺史)
  • Xa Kỵ Tướng Quân (車騎將軍)
  • Nghi Đồng Tam Tư (儀同三司)
  • Cảnh Hầu (景侯) - được truy phong sau khi Hoàng Quyền qua đời

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lê Đông Phương, (2007), Kể chuyện Tam Quốc, Nhà xuất bản Đà Nẵng
  • Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân (2006), Tướng soái cổ đại Trung Hoa, tập 1, Nhà xuất bản Lao động.
  • Dịch Trung Thiên (2010), Phẩm Tam Quốc, Nhà xuất bản Công an nhân dân.
  • Trần Văn Đức (2008), Khổng Minh Gia Cát Lượng đại truyện, Nhà xuất bản Văn học

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nay là huyện Lãng Trung, tỉnh Tứ Xuyên
  2. ^ Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 666
  3. ^ a b Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 667
  4. ^ Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 668
  5. ^ Trần Văn Đức, sách đã dẫn, tr 374
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một số sự thật thú vị về Thụ Yêu Tinh Treyni
Một số sự thật thú vị về Thụ Yêu Tinh Treyni
Là thực thể đứng đầu rừng Jura (được đại hiền nhân xác nhận) rất được tôn trọng, ko ai dám mang ra đùa (trừ Gobuta), là thần bảo hộ, quản lý và phán xét của khu rừng
Download Game Dream League Soccer 2020
Download Game Dream League Soccer 2020
Dream League Soccer 2020 là phiên bản mới nhất của dòng game bóng đá nổi tiếng Dream League Soccer
Một số về cuộc chiến tại cổ quốc Genshin Impact
Một số về cuộc chiến tại cổ quốc Genshin Impact
Vào 500 năm trước, nhà giả kim học thiên tài biệt danh "Gold" đã mất kiểm soát bởi tham vọng
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Vương miện Trí thức - mảnh ghép còn thiếu trong giả thuyết Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không