Mao Cảnh

Mao Cảnh
Thông tin cá nhân
Mất271
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchThục Hán, Tây Tấn

Mao Cảnh[1] (tiếng Trung: 毛炅; bính âm: Mao Jiong; 243? - 271) là tướng lĩnh nhà Quý HánTây Tấn thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Mao Cảnh quê ở quận Kiến Ninh, Ích Châu, cường kiện mà dũng cảm. Dưới thời Quý Hán, Mao Cảnh giữ chức Nha môn tướng dưới trướng Lai Hàng đô đốc Hoắc Dặc.[2]

Năm 263, Hậu chủ đầu hàng, Quý Hán diệt vong, quân Lai Hàng không kịp cứu viện, Mao Cảnh theo Hoắc Dặc hàng Ngụy. Tư Mã Chiêu phong Hoắc Dặc chức Nam Trung đô đốc, Mao Cảnh vẫn là Nha môn tướng dưới trướng Nam Trung đô đốc phủ.

Cùng năm, quận lại ở quận Giao ChỉLã Hưng giết thái thú, phản kháng lại sự thống trị của Đông Ngô, phái người đến chỗ Hoắc Dặc quy phụ Ngụy. Năm 214, Lã Hưng được phong cầm tiết, đô đốc Giao Châu chư quân sự, Hoắc Dặc được phong làm thứ sử Giao Châu, tiến cử Thoán Cốc làm thái thú Giao Chỉ, cắt cử các Nha môn tướng Đổng Nguyên, Mao Cảnh, Mạnh Cán, Mạnh Thông, Thoán Nang, Lý Tùng, Vương Tố sang cứu viện. Nhưng chưa đến nơi thì Lã Hưng đã bị thuộc hạ giết chết.[2]

Năm 265, quân Nam Trung tiến vào Long Biên, trấn an Giao Chỉ. Không lâu sau, Thoán Cốc bệnh chết, thái thú kế nhiệm là Mã Dung[3] cũng bị bệnh mà chết, Dương Tắc được bổ nhiệm làm thái thú. Đến năm 268, dưới sự chỉ huy của Dương Tắc, quân Tấn đã chiếm lĩnh được hai quận Cửu Chân, Nhật Nam, uy hiếp các quận phía bắc Hợp Phố. Mao Cảnh nhờ công lao mà được phong làm tạp hiệu tướng quân, phong tước liệt hầu.

Năm 268, quân Ngô phản kích, Tôn Hạo phong Lưu Tuấn làm thứ sử Giao Châu, Tu Tắc làm Tiền bộ đốc, cùng tướng quân Cố Dung tấn công Giao Chỉ. Quân Ngô nhiều lần tiến công mà không thu hoạch được gì. Dương Tắc liền phái Mao Cảnh, Đổng Nguyên tiến công nơi đóng quân của quân Ngô tại Hợp Phố. Hai quân giao chiến tại Cổ Thành, quân Ngô đại bại, Mao Cảnh chém Tu Tắc tại trận, thứ sử Lưu Tuấn cũng tử trận.[4] Mao Cảnh được Dương Tắc tiến cử làm thái thú Úc Lâm, tiếp tục tấn công các quận khác của Giao Châu.[2][5]

Năm 269, Tôn Hạo lại cử giám quân Ngu Dĩ, Uy nam tướng quân Tiết Hủ cùng giám quân Lý Úc, đốc quân Từ Tồn chia quân hai đường tấn công Giao Châu. Lý Úc đi nửa đường thì bỏ về, bị bức tử, còn quân Ngu Dĩ hội quân cùng thái thú Thương Ngô Đào Hoàng tại Hợp Phố, tiếp tục tiến công, nhưng vẫn thất bại. Năm 271, Tiết Hủ theo kế Đào Hoàng, cho quân tấn công Giao Chỉ từ đường biển. Mao Cảnh, Mạnh Nhạc[6] chặn đánh quân Ngô ở Phong Khê, quân Tấn ít, bèn dùng kế giả vờ rút lui để dụ quân Ngô, nhưng bị Đào Hoàng nhìn thấu. Quân Tấn đại bại, toàn quân chỉ còn có Cảnh chạy được về.[2][7]

Dương Tắc, Mao Cảnh rút quân về Giao Chỉ cố thủ. Đào Hoàng vây thành nhiều tháng, nhờ có nội ứng Vương Ước mới phá được thành, bắt sống Dương Tắc, Mao Cảnh, Mạnh Cán, Thoán Năng, Lý Tùng. Hán Tấn xuân thu ghi rằng Tắc, Cảnh cố thủ hơn 100 ngày, trong thành cạn lương, liền đầu hàng Đào Hoàng.[2] Đào Hoàng thấy Cảnh vũ dũng, muốn chiêu hàng, nhưng tướng Tu Doãn là con trai của Tu Tắc kiên quyết xử tử Cảnh để báo thù. Mao Cảnh thà chết chứ không chịu khuất phục, bị mổ bụng moi tim vẫn mắng chửi không ngừng.[2] Năm 273, Tư Mã Viêm truy tặng Mao Cảnh, cho con trai trưởng tập tước, ba con trai còn lại cũng được phong tước Quan nội hầu.[2][4][7]

Trong sách sử Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại hai sự kiện Mao Cảnh đánh bại quân Ngô năm 268 và bị quân Ngô bắt làm tù binh năm 271, nhưng lại chép lầm tên Mao Cảnh thành Mao Linh (毛靈), Mao Miện (毛冕). Toàn thư cũng ghi lại việc Dương Tắc được phong làm thứ sử Giao Châu, Mao Miện được phong làm thái thú Giao Chỉ, nhưng ấn thao chưa tới nơi thì hai người đã thua chết.[8]

Trong văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Mao Cảnh không xuất hiện trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Chữ 炅 có các phiên âm Quýnh, Quý, Cảnh, Quế. Đại Việt sử ký toàn thư phân tích chữ này phiên âm là Cảnh.
  2. ^ a b c d e f g Thường Cừ, Hoa Dương quốc chí, quyển 4, Nam Trung chí.
  3. ^ Mã Dung (馬融; ? -265), người Ba Tây, con trai thứ ba của Mã Trung, được nhà Tấn phong làm thái thú Giao Chỉ.
  4. ^ a b Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú, Tam quốc chí, Ngô thư, quyển 3, Tam tự chủ truyện.
  5. ^ Tư Mã Quang, Tư trị thông giám, Tấn kỷ, quyển 79.
  6. ^ Mạnh Nhạc (孟岳; ? -271), người Kiến Ninh, tướng quân dưới trướng Dương Tắc.
  7. ^ a b Phòng Huyền Linh, Tấn thư, quyển 57, Đào Hoàng truyện.
  8. ^ Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 4, Kỷ thuộc Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Jujutsu Kaisen chương 239: Kẻ sống sót ngốc nghếch
Cô nàng cáu giận Kenjaku vì tất cả những gì xảy ra trong Tử Diệt Hồi Du. Cô tự hỏi rằng liệu có quá tàn nhẫn không khi cho bọn họ sống lại bằng cách biến họ thành chú vật
Caffeine ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn như thế nào
Caffeine ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn như thế nào
Là một con nghiện cafe, mình phải thừa nhận bản thân tiêu thụ cafe rất nhiều trong cuộc sống thường ngày.
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Nhân vật Erga Kenesis Di Raskreia trong Noblesse
Erga Kenesis Di Raskreia (Kor. 에르가 케네시스 디 라스크레아) là Lãnh chúa hiện tại của Quý tộc. Cô ấy được biết đến nhiều hơn với danh hiệu Lord hơn là tên của cô ấy.
Ryomen Sukuna đến từ gia tộc của Abe No Seimei lừng danh và là học trò của Kenjaku?
Ryomen Sukuna đến từ gia tộc của Abe No Seimei lừng danh và là học trò của Kenjaku?
Quá khứ của nhân vật Ryomen Sukuna thời Heian đã luôn là một bí ẩn xuyên suốt Jujutsu Kaisen được các bạn đọc mòn mỏi mong chờ