Lưu Ba

Lưu Ba
Tên chữTử Sơ
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
186
Nơi sinh
Thiệu Đông
Mất
Ngày mất
222
Nơi mất
Thành Đô
Giới tínhnam
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchThục Hán

Lưu Ba (chữ Hán: 劉巴; ?-222) là quan nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Thân thế

[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu Ba có tên tựTử Sơ (子初), người ở nam quận Linh Lăng (thuộc Kinh châu). Ông nội của Lưu Ba là Lưu Diệu từng làm Thái thú Thương Ngô (thuộc Giao châu). Cha ông là Lưu Tường, nguyên là Thái thú Giang Hạ (cũng thuộc Kinh châu), Đãng Khấu tướng quân thời Đông Hán.

Khi Tôn Kiên cử binh đánh Đổng Trác, Thái thú Nam Dương là Trương Tư không chịu cấp quân lương nên bị Tôn Kiên giết chết. Lưu Tường cũng đồng lòng với Kiên, vì vậy bị nhân sĩ Nam Dương oán hận, cử binh đến đánh. Lưu Tường giao tranh bại trận bị giết.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Kinh châu

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đó Lưu Biểu đến làm thứ sử Kinh châu vốn cũng không có quan hệ tốt với Lưu Tường nên giam lỏng Lưu Ba. Lưu Biểu muốn giết ông, song lại chưa dứt khoát, bèn sai người thân tín cũ của Lưu Tường giả mật báo với Lưu Ba rủ ông cùng trốn. Ba lần rủ mà Lưu Ba đều không nghe theo. Lưu Biểu được thuật lại việc này, bèn bỏ ý định giết ông và thả ông ra[1].

Năm mười tám tuổi, Lưu Ba làm Tào sử chủ ký chủ bộ ở quận Linh Lăng. Lưu Bị đến Kinh châu với Lưu Biểu, nghe tiếng Lưu Ba bèn viết thư cho ông, định sai cháu họ về bên ngoại là Chu Bất Nghi theo ông học tập. Lưu Ba viết thư khiêm nhường từ chối.

Sau đó Lưu Biểu liên tục gọi mời, tiến cử làm Mậu Tài, Lưu Ba đều không tới. Năm 208, Lưu Biểu chết, Tào Tháo đánh Kinh châu. Lưu Bị chạy xuống phía Nam, kẻ sĩ vùng Kinh Sở đều chạy theo về phía đó, riêng Lưu Ba đi lên phía bắc gặp Tào Tháo, khuyên Tào Tháo nhất định không thể để Lưu Bị chiếm Kinh châu. Ông được Tào Tháo lấy làm Duyện, sai đi chiêu nạp kẻ sĩ ở các quận Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương.

Lưu lạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Không lâu sau Tào Tháo bại trận ở Xích Bích, phải rút về phía bắc, Lưu Bị thu được ba quận Trường Sa, Linh Lăng, Quế Dương, vì vậy Lưu Ba không thể trở về với Tào Tháo nữa, định bỏ chạy đến quận Giao Chỉ (thuộc Giao châu) để mượn đường trở về Hứa Đô. Ông gửi thư cho quân sư tướng quân dưới quyền Lưu Bị là Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng khuyên ông về theo Lưu Bị nhưng ông tỏ ra không khuất phục khiến Lưu Bị rất hận ông[1].

Lưu Ba đến Giao Chỉ, đổi thành họ Trương. Ông bàn bạc cùng Thái thú Giao Chỉ là Sĩ Nhiếp nhưng không hợp, bèn theo đường quận Tường Kha (thuộc Ích châu) trở về bắc, bị quan trấn giữ ở quận trị quận Ích Châu. Thái thú quận Ích Châu muốn giết Lưu Ba nhưng viên Chủ bộ can ngăn rằng ông là người phi thường không nên giết. Thái thú Ích châu nghe lời Chủ bộ, cho giải ông đến Thành Đô cho Lưu Chương.

Tại Ích châu

[sửa | sửa mã nguồn]

Lưu Chương trọng dụng ông, mỗi khi có việc lớn đều đến hỏi han. Lưu Chương sai Pháp Chính đón Lưu Bị vào Tây Xuyên giúp chống Trương Lỗ, Lưu Ba can không nên nhưng Lưu Chương không nghe theo. Lưu Ba đóng cửa cáo bệnh.

Năm 214, Lưu Bị đánh chiếm Tây Xuyên từ tay Lưu Chương. Lưu Bị hạ lệnh không ai được làm hại ông. Lưu Ba quyết định quy phục Lưu Bị, có lời tạ tội trái lệnh lúc trước, Lưu Bị không trách cứ ông[1].

Lưu Ba được Gia Cát Lượng tán dương cân nhắc tiến cử, Lưu Bị dùng làm Tả Tướng quân Tây Tào duyện.

Khi đánh Lưu Chương, Lưu Bị hẹn với quân sĩ sau khi thắng trận sẽ ban phát của cải trong kho cho họ. Vì vậy khi chiếm được Thành Đô, quân sĩ đều bỏ vũ khí chạy đến các kho tàng mà đua nhau lấy tài vật. Quân dụng chi dùng không đủ, Lưu Bị rất lo buồn. Lưu Ba hiến kế rằng:

Đúc ngay tiền trị giá một trăm, điều hoà giá trị mọi vật, dùng thư lại làm quan kiểm soát.’’

Lưu Bị nghe theo, chỉ khoảng vài tháng, kho tàng lại đầy đủ sung túc[2].

Năm 219, Lưu Bị xưng Hán Trung vương, cho Lưu Ba làm Thượng thư, sau kế tục Pháp Chính làm Thượng thư Lệnh.

Lưu Ba khiêm hoà liêm khiết, không mưu làm giàu cá nhân, cung kính trầm mặc, không quan hệ riêng tư, chỉ bàn việc công[1].

Năm 220, con Tào Tháo là Tào Phi giành ngôi nhà Hán. Lưu Bị muốn lên ngôi hoàng đế để kế tục Hán Hiến Đế. Lưu Ba cho rằng hãy tạm hoãn lại, không nên vội vàng như vậy khi chưa yên được thiên hạ. Ông cùng Chủ bộ Ung Mậu can Lưu Bị[1]. Lưu Bị không nghe, sau đó mượn cớ khác giết Ung Mậu và lên ngôi hoàng đế vào tháng 4 năm 221.

Khi Lưu Bị lên ngôi, các loại văn cáo sách mệnh đều do Lưu Ba chấp bút[1]. Năm 222, Lưu Ba qua đời, không rõ bao nhiêu tuổi.

Sau khi ông mất, quan Thượng thư phó xạ nước Nguỵ là Trần Quần có viết thư gửi Thừa tướng Gia Cát Lượng hỏi thăm tin tức của ông, gọi ông là Lưu quân Tử Sơ, vô cùng kính trọng[1].

Ở bên Đông Ngô, trong khi Trương Chiêu chê ông là người hẹp hòi thì Tôn Quyền lại ca ngợi ông là cao sĩ[1].

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h Đổng Lưu Mã Trần Đổng Lã truyện
  2. ^ Lê Đông Phương, sách đã dẫn tr 256
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Liệu Bích Phương có đang loay hoay trong sự nghiệp ca hát
Liệu Bích Phương có đang loay hoay trong sự nghiệp ca hát
Bước vào con đường ca hát từ 2010, dừng chân tại top 7 Vietnam Idol, Bích Phương nổi lên với tên gọi "nữ hoàng nhạc sầu"
Review Smile - Kinh dị tốt, ý tưởng hay nhưng chưa thoát khỏi lối mòn
Review Smile - Kinh dị tốt, ý tưởng hay nhưng chưa thoát khỏi lối mòn
Smile là một bộ phim kinh dị tâm lý Mỹ năm 2022 do Parker Finn viết kịch bản và đạo diễn, dựa trên bộ phim ngắn năm 2020 Laura Has’t Slept của anh ấy
Một số thông tin về Đại quỷ tộc [Ogre] trong Tensura
Một số thông tin về Đại quỷ tộc [Ogre] trong Tensura
Trái ngược với Tử quỷ tộc [Goblin] (Quỷ nhỏ), đây là chủng tộc mạnh mẽ nhất trong Đại sâm lâm Jura
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
10 địa điểm du lịch đáng đi tại Việt Nam trong dịp Tết
Tết là thời điểm chúng ta nghỉ ngơi sau một năm làm việc căng thẳng. Ngoài việc về quê thăm hỏi họ hàng thì thời gian còn lại mọi người sẽ chọn một điểm để du lịch cùng gia đình. Nếu bạn không muốn đi nước ngoài thì ở trong nước cũng sẽ có rất nhiều điểm đẹp không thua kém bất cứ nơi nào trên thế giới. Bạn đã khám phá chưa?