Hứa Từ

Hứa Từ
許慈
Tên chữNhân Đốc
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
không rõ
Nơi sinh
Nam Dương
Giới tínhnam
Gia quyến
Hậu duệ
Hứa Huân
Nghề nghiệpchính khách
Quốc giaThục Hán
Thời kỳTam Quốc

Hứa Từ (giản thể: 许慈; phồn thể: 許慈; bính âm: Xu Ci; ? - ?), tự Nhân Đốc (仁篤), là quan viên nhà Quý Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời[sửa | sửa mã nguồn]

Hứa Từ quê ở quận Nam Dương, Kinh Châu[1], thời trẻ từng tị nạn ở Giao Châu, cùng Tiết Tống bái học giả huấn hỗ học Lưu Hi làm thầy. Sau Hứa Từ lại cùng Hứa Tĩnh từ Giao Châu đi vào đất Thục.[2]

Năm 214, Lưu Bị bình định Ích Châu, lấy Hứa Từ làm bác sĩ, đãi ngộ như thượng tân. Bấy giờ, thời cuộc loạn ly, Lưu Bị lấy Từ cùng Mạnh Quang, Hồ Tiềm, Lai Mẫn quản lý việc thu thập, phân loại, lưu trữ điển tịch, đào thải vô dụng, tuyển chọn hữu ích.[2]

Năm 221, Lưu Bị xưng đế, dẫn tới nảy sinh nhiều vấn đề về mặt lễ nghi. Hồ Tiềm cùng Hứa Từ do đó mà tranh luận gay gắt, rồi giận dữ phỉ báng nhau, thái độ ra mặt. Những vấn đề liên quan đến thư tịch, Từ, Tiềm không những không bổ sung cho nhau, mà ngược lại, thường xuyên vì từng câu từng chữ mà cạnh khóe. Lưu Bị tiếc tài học của cả hai, bèn ở trong một lần yến hội, cho con hát hóa trang, diễn cảnh Từ, Tiềm đánh mắng chửi nhau để tấu nhạc chúc rượu vua đùa. Dù Lưu Bị cố gắng hết sức, nhưng Hứa Từ, Hồ Tiềm vẫn không hòa giải. Ngày đầu còn chỉ dùng miệng lưỡi thiệt hơn, sau thì còn lấy cả dao gậy ra hằm hè. Mãi cho tới sau này chuyện mới tốt đẹp hơn.[2]

Thời Hậu chủ, Hứa Từ quan tới chức Đại trường thu, phụ trách quản lý mọi việc trong cùng hoàng hậu.[2]

Gia đình[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hứa Huân (許勛), con trai của Hứa Từ, kế thừa học nghiệp của cha, quan tới bác sĩ.[2]

Nhận xét[sửa | sửa mã nguồn]

Tôn Thịnh trong Ngụy thị xuân thu nhận xét: Thục thiếu nhân sĩ, hạng người như Từ, Tiềm mà cũng có ghi chép.[2]

Trong văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]

Hứa Từ không xuất hiện trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Một vài yếu tố thần thoại qua hình tượng loài quỷ trong Kimetsu no Yaiba
Kimetsu no Yaiba (hay còn được biết tới với tên Việt hóa Thanh gươm diệt quỷ) là một bộ manga Nhật Bản do tác giả Gotoge Koyoharu sáng tác và minh hoạ
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Gaming – Lối chơi, hướng build và đội hình
Là một nhân vật cận chiến, nên base HP và def của cậu khá cao, kết hợp thêm các cơ chế hồi máu và lối chơi cơ động sẽ giúp cậu không gặp nhiều vấn đề về sinh tồn
Lịch sử và sự kiện đáng nhớ của Fontaine
Lịch sử và sự kiện đáng nhớ của Fontaine
Trước tiên nói về ảo thuật gia vĩ đại "Parsifal", đây là danh xưng gọi hai chị em ảo thuật gia, xuất thân từ Fleuve Cendre
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
[Homo Scachorum] Giỏi cờ vua hơn không đồng nghĩa với thông minh hơn
Trong các bài trước chúng ta đã biết rằng vào thời kì Cờ vua Lãng mạn, cờ vua được coi như một công cụ giáo dục không thể chối cãi