Viên Di

Viên Di
袁遺
Tên chữBá Nghiệp
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
thế kỷ 2
Nơi sinh
Thương Thủy
Mất
Ngày mất
192
Nơi mất
Bái
Giới tínhnam
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchTrung Quốc

Viên Di (giản thể: 袁遗; phồn thể: 袁遺; bính âm: Yuan Yi; ? - 192), tên tựBá Nghiệp (伯業), còn phiên âm sai thành Viên Dị[1], là quan viên, quân phiệt cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Viên Di quê ở huyện Nhữ Dương, quận Nhữ Nam, Dự Châu[2]. Viên Di thuộc sĩ tộc Nhữ Nam Viên thị, là anh họ của Viên Thiệu, Viên Thuật, về sau đều là quân phiệt cuối thời Đông Hán.[3]

Viên Di ban đầu giữ chức huyện lệnh huyện Trường An, được người người Hà Gian là Trương Siêu[4] tiến cử cho Chu Tuấn,[5] khen Di: Có cái ý xuất chúng, cái lượng trị thế. Bản thân trung thành chính trực, lòng như trời rộng; từng đọc bao la sách vở, biết quản lý trăm họ, nhìn cao mà trông xa, thấy vật biết tên; nay được kẻ này, khác nào tăng thọ.[3][6]

Viên Di nhận chức thái thú quận Sơn Dương, làm quan lớn nhưng vẫn theo đuổi học nghiệp. Tào Tháo về sau từng khen ngợi Viên Di để tâng bốc bản thân, được chép trong Điển luận của Tào Phi: Kẻ lớn tuổi mà vẫn miệt mài học tập, chỉ có ta và Viên Bá Nghiệp mà thôi.[3]

Năm 190, Viên Di cùng Hậu tướng quân Viên Thuật, Ký Châu mục Hàn Phức, thứ sử Dự Châu Khổng Trụ, thứ sử Duyện Châu Lưu Đại, thái thú Hà Nội Vương Khuông, thái thú Bột Hải Viên Thiệu, thái thú Trần Lưu Trương Mạc, thái thú Đông quận Kiều Mạo, Tế Bắc tướng Bào Tín tiến hành hội minh thảo phạt Đổng Trác. Viên Di dẫn quân từ Sơn Dương đến đóng quân ở Toan Tảo.[3]

Năm 191, Đổng Trác đốt bỏ Lạc Dương lui về Trường An. Liên minh chư hầu tan rã, sát phạt lẫn nhau. Anh em Thiệu, Thuật trở mặt, Viên Di nghe theo lệnh của Viên Thiệu.[7]

Năm 192, thứ sử Dương Châu Trần Ôn bị Viên Thuật giết chết, Viên Thiệu tiến cử Viên Di làm thứ sử. Di bị Thuật đem quân đón đánh, thua trận, bỏ chạy đến đất Bái thì bị người giết hại. Thuật lấy Trần Vũ làm thứ sử Dương Châu, đóng ở Thọ Xuân.[7]

Trong văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Viên Di chỉ xuất hiện duy nhất ở hồi 5, là một trong 18 lộ chư hầu hội minh ở Toan Tảo thảo phạt Đổng Trác, chức vụ giống như trong sử sách.[8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Chữ 遺 có hai phiên âm là Di (âm ) và Dị (âm wèi).
  2. ^ Nay là phía tây nam Thương Thủy, Hà Nam, Trung Quốc
  3. ^ a b c d Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú, Tam quốc chí, Ngụy thư, quyển 1, Vũ đế kỷ.
  4. ^ Trương Siêu người Hà Gian, tự Tử Tịnh, là văn sĩ cuối thời Đông Hán, hậu duệ của Trương Lương (hoặc Trương Nhĩ), khác với Trương Siêu người Đông Bình, em trai Trương Mạc.
  5. ^ Theo Anh hùng ký của Vương Xán, thì Trương Siêu tiến cử Viên Di cho "Thái úy" Chu Tuấn. Nhưng Chu Tuấn giữ chức Thái úy vào năm 193-194, trong khi Viên Di chết vào năm 192.
  6. ^ Nguyên văn: Hữu quán thế chi ý, càn thời chi lượng. Kỳ trung doãn lượng trực, cố thiên sở túng; nhược nãi bao la tái tịch, quản tổng bách thị, đăng cao năng phú, đổ vật tri danh, cầu chi kim nhật, mạc yên mĩ trù. (有冠世之懿,乾時之量,其忠允亮直,固天所縱;若乃包羅載籍,管綜百氏,登高能賦,睹物知名。)
  7. ^ a b Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú, Tam quốc chí, Ngụy thư, quyển 6, Đổng nhị Viên Lưu truyện.
  8. ^ La Quán Trung, Tam quốc diễn nghĩa, hồi 5, Tiếp hịch văn, các trấn ứng Tào công; Phá quan ải, tam anh chiến Lã Bố.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Trạng thái tốt nhất của một sinh viên đại học là gì?
Trạng thái tốt nhất của một sinh viên đại học là gì?
Ai cũng có một thời sinh viên thật đẹp và những điều gì sẽ làm trạng thái của bạn trở lên hoàn hảo
Sách Vẻ đẹp của những điều còn lại
Sách Vẻ đẹp của những điều còn lại
Tôi cảm nhận điều này sâu sắc nhất khi nhìn một xác chết, một khoang rỗng đã cạn kiệt sinh lực, nguồn lực mà chắc chắn đã chuyển sang tồn tại đâu đó.
Cách quản lý thời gian để học tập sao cho tốt
Cách quản lý thời gian để học tập sao cho tốt
Cùng tìm hiểu cách quản lý thời gian tối ưu cho việc học tập của một học bá Đại học Bắc Kinh
Chờ ngày lời hứa nở hoa (Zhongli x Guizhong / Guili)
Chờ ngày lời hứa nở hoa (Zhongli x Guizhong / Guili)
Nàng có nhớ không, nhữnglời ta đã nói với nàng vào thời khắc biệt ly? Ta là thần của khế ước. Nhưng đây không phải một khế ước giữa ta và nàng, mà là một lời hứa