Tư Mã Vọng

Tư Mã Vọng
司马望
Nghĩa Dương vương
Tên chữTử Sơ
Thụy hiệuThành
Thông tin cá nhân
Sinh205
Mất
Thụy hiệu
Thành
Ngày mất
271
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Tư Mã Phu
Anh chị em
Sima Gui, Sima Fu
Hậu duệ
Tư Mã Dịch, Tư Mã Hồng, Tư Mã Chỉnh, Tư Mã Mậu
Tước hiệuNghĩa Dương vương
Gia tộcnhà Tư Mã
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchTào Ngụy, Tây Tấn

Tư Mã Vọng (chữ Hán: 司马望, 205 – 17 tháng 6, 271), hiệu Nghĩa Dương Thành vương (义阳成王), tự Tử Sơ (子初), người huyện Ôn, quận Hà Nội [1], tướng lãnh, tam công cuối đời Tào Ngụy thời Tam Quốc, đầu đời Tây Tấn, hoàng thân nhà Tấn.

Làm tướng nhà Tào Ngụy

[sửa | sửa mã nguồn]

Vọng là con trai thứ hai của An Bình Hiến vương Tư Mã Phu, được chọn làm người kế tự của bác cả Tư Mã Lãng. Vọng tính khoan hậu, có phong thái của cha. Ban đầu Vọng làm Thượng kế lại ở quận, được cử Hiếu liêm, vời làm Tư đồ duyện, trải qua các chức vụ Bình Dương thái thú, Lạc Dương điển nông trung lang tướng. Theo Tư Mã Ý đánh Vương Lăng, nhờ công được phong Vĩnh An đình hầu. Được thăng Hộ quân tướng quân, cải phong An Nhạc hương hầu, gia Tán kỵ thường thị. Khi ấy Ngụy đế Tào Mao yêu mến kẻ sĩ, Vọng cùng Bùi Tú, Vương Thẩm, Chung Hội được đãi ngộ thân thiết, vài lần trải chiếu hầu rượu. Tào Mao nóng tính, bọn Tú giữ nội chức, gọi gấp thì đến ngay; còn Vọng là ngoại quan, được đặc cấp một cỗ Truy phong xa, 5 vệ sĩ Hổ bôn. Bởi anh em Tư Mã Sư - Tư Mã Chiêu nối nhau chuyên quyền, khiến Vọng càng được sủng ái thì càng bất an, vì thế xin ra làm Chinh tây tướng quân, Trì tiết, Đô đốc Ung Lương 2 châu chư quân sự. Tại nhiệm 8 năm, nhờ uy vũ dần có tiếng là sáng suốt, nghiêm túc. Vọng nhiều lần đẩy lui tướng Thục HánKhương Duy, vùng Quan Trung dựa vào ông. Được tiến phong Thuận Dương hầu. Được gọi về triều làm Vệ tướng quân, lãnh Trung lĩnh quân, nắm Cấm binh. Sau đó được gia Phiêu kỵ tướng quân, khai phủ. Ít lâu sau được thay Hà Tằng làm Tư đồ [2].

Làm tướng nhà Tây Tấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư Mã Viêm lên ngôi, là Tấn Vũ đế, Vọng được phong Nghĩa Dương vương, thực ấp vạn hộ, nắm 2000 quân. Năm Thái Thủy thứ 3 (267), Vọng được tiến vị Thái úy, Trung lĩnh quân như cũ, dưới quyền có Quân tư 1 người, Tham quân sự 6 người, Kỵ tư mã 5 người, Quan kỵ thêm 10 người, kể cả trước đây là 30 người, dùng tạm các bộ lễ nhạc Vũ bảo, Cổ xuy.[2]

Tướng Đông NgôThi Tích xâm phạm Giang Hạ, biên cảnh xao động. Triều đình lấy Vọng thống lãnh 2 vạn bộ kỵ làm Trung quân, ra đồn trú Long Pha, là trọng trấn của 2 phương đông, nam, được nhận Giả tiết, gia Đại đô đốc chư quân sự. Sau khi Kinh Châu thứ sử Hồ Liệt đẩy lui quân Ngô, Vọng ban sư. Ít lâu sau tướng Ngô là Đinh Phụng xâm phạm Thược Bi, Vọng soái các cánh quân đón đánh; chưa đến nơi thì Phụng đã lui. Được bái làm Đại tư mã. Sau đó Ngô đế Tôn Hạo tiến đánh Thọ Xuân, có chiếu sai Vọng thống lãnh 2 vạn trung quân, 3000 kỵ binh, giữ Hoài Bắc. Quân Ngô lui, Vọng cũng bãi quân.[2]

Ngày Tân Sửu tháng 5 ÂL năm Thái Thủy thứ 7 (17/6/271) [3], Vọng hoăng, hưởng thọ 67 tuổi, được tặng thêm vải vóc để lo việc tang. Vọng có tính bủn xỉn lại hay thu vén tài sản, sau khi mất để lại rất nhiều vàng, lụa, người đời nhân việc này mà chê bai.[2]

Vọng có bốn con trai: Dịch, Chỉnh mất sớm. Hồng, Mậu được phong vương. Mậu bị loạn binh sát hại ở Lạc Dương.[2]

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thân phụ: An Bình Hiến vương Tư Mã Phu (安平献王司马孚).
  • Dưỡng phụ: Tư Mã Lãng (司马朗).
  • Con cháu:
    • Tư Mã Dịch (司马弈), quan đến Hoàng môn Thị lang, mất sớm.
      • Tư Mã Cơ (司马奇), thừa tước Nghĩa Dương vương (义阳王), sau giáng thành Tam Túng Đình hầu (三纵亭侯), sau lại được phong Cức Dương vương (棘阳王).
    • Hà Gian Bình vương Tư Mã Hồng (河间平王司马洪), làm con nuôi Tư Mã Di (司马遗), thừa tước Xương Vũ Đình hầu (昌武亭侯).
      • Tư Mã Uy (司马威), thừa tước Hà Gian vương (河间王), sau đổi phong Chương Vũ vương (章武王), lại phong Nghĩa Dương vương (义阳王).
      • Tư Mã Hỗn (司马混), thừa tước Hà Gian vương (河间王), quan đến Tán kỵ Thường thị.
        • Tư Mã Thao (司马滔), thừa tước vị Tân Thái vương (新蔡王) của Tư Mã Xác (司马确), sau đổi phong Chương Vũ vương (章武王).
          • Tư Mã Hưu (司马休), thừa tước Chương Vũ vương (章武王).
          • Tư Mã Trân (司马珍), thừa tước Chương Vũ vương (章武王), quan đến Đại tông chính.
    • Tùy Mục vương Tư Mã Chỉnh (随穆王司马整), Nghĩa Dương vương Thế tử (义阳王世子), truy tặng Tùy Huyện vương (随县王).
      • Tư Mã Mại (司马迈), thừa tước Tùy Huyện vương (随县王), sau phong Tùy Quận vương (随郡王).
    • Cánh Lăng vương Tư Mã Mậu (竟陵王司马楙).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nay là huyện Ôn, Hà Nam
  2. ^ a b c d e Tấn thư, tltk
  3. ^ Tư trị thông giám, tltk
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Việt Nam được nâng hạng thị trường thì sao?
Việt Nam được nâng hạng thị trường thì sao?
Emerging Market – Thị trường mới nổi là gì? Là cái gì mà rốt cuộc người người nhà nhà trong giới tài chính trông ngóng vào nó
Tóm tắt One Piece chương 1092: Sự cố
Tóm tắt One Piece chương 1092: Sự cố "Bạo chúa tấn công Thánh địa"
Chương bắt đầu với việc Kuma tiếp cận Mary Geoise. Một số lính canh xuất hiện để ngăn ông ta lại, nhưng Kuma sử dụng "Ursus Shock" để quét sạch chúng.
Câu chuyện của Nobara và Fumi - Jujutsu Kaisen
Câu chuyện của Nobara và Fumi - Jujutsu Kaisen
Nói với mọi người giúp tớ, Itadori. Cuộc sống tớ đã không tồi đâu
Giới thiệu Dottore - Một Trong 11 Quan Chấp Hành
Giới thiệu Dottore - Một Trong 11 Quan Chấp Hành
Là 1 trong 11 quan chấp hành của Fatui với danh hiệu là Bác sĩ hoặc Giáo sư