Cao Thuận

Cao Thuận
Tên thật Cao Thuận
Tự ?
Thông tin chung
Thế lực Lã Bố
Nghề nghiệp Tướng lĩnh
Sinh ?
Mất 199
Hạ Bì, Từ châu

Cao Thuận (chữ Hán: 高顺; bính âm: Gao Shun) (? - 199) là một viên võ tướng phục vụ dưới trướng của lãnh chúa Lã Bố vào cuối thời nhà Đông Hán trong Lịch sử Trung Quốc. Cao Thuận được biết đến là bộ tướng mạnh nhất trong lực lượng quân của Lã Bố. Ông chỉ huy lực lượng gồm 700 người với lối đánh tấn công điên cuồng vào doanh trại của quân địch và được gọi là đội hình "hãm trận doanh".[1] Ông từng có một trận giao phong và đánh bại được Hạ Hầu Đôn, viên dũng tướng của Tào Tháo. Sau đó ông cùng Lã Bố cố thủ tại thành Hạ Bì và bị quân Tào bao vây bắt. Ông cùng Trần Cung không đầu hàng và bị hành quyết.

Một số chiến công

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 196, bộ tướng của Lã Bố là Hách Manh nghe lời xúi giục của Viên Thuật liền phản lại Bố, mang quân xông vào phủ Hạ Bì. Lã Bố phải đưa vợ vào trại của Cao Thuận. Cao Thuận nghe giọng phản quân, nhận biết là giọng người quận Hà Nội, đoán ra Hách Manh, bèn chấn chỉnh quân sĩ chống trả, quân Hách Manh phải lui. Sáng ra, thủ hạ của Hách Manh là Tào Tính phản lại Hách Manh, hai bên đánh nhau cùng bị thương. Lã Bố sai Cao Thuận mang quân ra dẹp, giết chết Manh rồi cho Tào Tính lĩnh quân của Hách Manh.[2]

Năm 198, lực lượng của Lưu Bị ở Tiểu Bái tăng lên đến một vạn người khiến Lã Bố lo ngại. Ông lại giảng hòa với Viên Thuật, nhận lời giúp Viên Thuật đánh Lưu Bị. Ông điều Cao Thuận và Trương Liêu làm tướng đánh Tiểu Bái. Dưới sức tấn công của Cao Thuận, Lưu Bị không chống cự nổi, bỏ thành và gia quyến chạy về phía tây đến Lương Địa và sai người cầu cứu Tào Tháo. Ông này lệnh Hạ Hầu Đôn đến cứu nhưng hai đạo quân không địch nổi Cao Thuận và bị ông đánh bại. Lưu Bị chạy về Hứa Xương nương nhờ Tào Tháo.[3]

Trong trận Hạ Bì, Thủ hạ của Lã Bố là Hầu Thành bị trách phạt nên oán hận, bèn bất ngờ bắt trói Trần Cung và Cao Thuận mang nộp và mở cửa ra hàng Tào Tháo. Tào Tháo cùng Lưu Bị thúc quân xông vào. Các tướng dưới quyền Lã Bố là Cao Thuận, Trần Cung cùng bị chém.[4][5][6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ 《后汉书·吕布传》:(高)顺为人清白有威严,少言辞,将众整齐,每战必克。
  2. ^ 三國志·魏書·呂布傳》引《英雄記》:建安元年六月夜半時,布將河內郝萌反,將兵入布所治下邳府,詣廳事閤外,同聲大呼攻閤,閤堅不得入。布不知反者爲誰,直牽婦,科頭袒衣,相將從溷上排壁出,詣都督高順營,直排順門入。順問:「將軍有所隱不?」布言「河內兒聲」。順言「此郝萌也」。順即嚴兵入府,弓弩並射萌衆;萌衆亂走,天明還故營。萌將曹性反萌,與對戰,萌刺傷性,性斫萌一臂。順斫萌首,牀輿性,送詣布。布問性,言「萌受袁術謀,謀者悉誰?」性言「陳宮同謀。」時宮在坐上,靣赤,傍人悉覺之。布以宮大將,不問也。性言「萌常以此問,性言呂將軍大將有神,不可擊也,不意萌狂惑不止。」布謂性曰:「卿健兒也!」善養視之。創愈,使安撫萌故營,領其衆。
  3. ^ 該紀錄語出英雄記,然張遼的北地太守之職應注意在其他紀錄中並未找到相對應之類似記載。
  4. ^ 《后汉书·吕布传》:(侯)成忿惧,乃与诸将共执陈宫、高顺,率其众降。
  5. ^ 資治通鑑·第六十二卷》:成與諸將宋憲、魏續等共執陳宮、高順,率其眾降。
  6. ^ 後漢書·呂布傳》:布及宮、順皆縊殺之,傳首許市。


Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Rung chấn có phải lựa chọn duy nhất của Eren Jeager hay không?
Kể từ ngày Eren Jeager của Tân Đế chế Eldia tuyên chiến với cả thế giới, anh đã vấp phải làn sóng phản đối và chỉ trích không thương tiếc
Sự cần thiết của Tự mình suy tư vấn đề
Sự cần thiết của Tự mình suy tư vấn đề
Trước đây, mình hay có thói quen hễ thấy vấn đề gì khó xíu là chạy đi tham khảo Google cho tiện
Nhân vật Izana Kurokawa trong Tokyo Revengers
Nhân vật Izana Kurokawa trong Tokyo Revengers
Izana là một người đàn ông mang nửa dòng máu Philippines, nửa Nhật Bản, có chiều cao trung bình với đôi mắt to màu tím, nước da nâu nhạt và mái tóc trắng ngắn thẳng được tạo kiểu rẽ ngôi giữa
Hướng dẫn lấy thành tựu Xạ thủ đạn ma - Genshin Impact
Hướng dẫn lấy thành tựu Xạ thủ đạn ma - Genshin Impact
trong bài viết dưới đây mình sẽ hướng các bạn lấy thành tựu Xạ thủ đạn ma