Chân Lạc

Văn Chiêu hoàng hậu
文昭皇后
Hoàng hậu Tào Ngụy
Thông tin chung
Sinh26 tháng 1, 183
Thượng Thái huyện, Trung Sơn (nay là Hà Bắc)
Mất4 tháng 8, 221(221-08-04) (38 tuổi)
Nghiệp Thành
An tángTriều Dương lăng (朝阳陵)
Phối ngẫuViên Hy
Tào Phi (Ngụy Văn đế)
Hậu duệ
Thụy hiệu
Văn Chiêu hoàng hậu
(文昭皇后)
Thân phụChân Dật
Thân mẫuTrương thị

Chân hoàng hậu (tiếng Trung: 甄皇后; 26 tháng 1 năm 183 - 4 tháng 8, 221), còn được gọi là Chân Phục (甄宓[1]) hoặc Chân Lạc (甄洛), đương thời xưng là Chân phu nhân (甄夫人), là nguyên phối phu nhân của Tào Ngụy Văn Đế Tào Phi, vị Hoàng đế đầu tiên nhà Tào Ngụy. Bà là mẹ của Tào Ngụy Minh Đế Tào Duệ, người kế vị của triều đại này.

Nổi tiếng với nhiều truyền thuyết xoay quanh mình, Chân phu nhân được lưu truyền trong dân gian với sắc đẹp lộng lẫy, đã làm say mê Tào Tháo, Tào Phi cùng Tào Thực. Có một câu nói trong dân gian được cho là ở thời Tam Quốc dùng để miêu tả sắc đẹp của bà: "Giang Nam hữu Nhị Kiều, Hà Bắc Chân Mật tiếu"[2]. Bên cạnh đó, nguyên nhân về việc Tào Phi sau khi xưng Đế lại ban chết cho bà, đến nay vẫn thực sự gây tranh cãi, có hai thuyết chính được đưa ra: Tào Phi ghen khi Chân phu nhân được Tào Thực yêu mến, nên ban chết để thỏa cơn giận; một thuyết khác là vì Quách Nữ Vương muốn đoạt sủng, dèm pha Chân phu nhân đến nỗi bị chết oan. Cũng có cách nói gộp vào cả hai ý trên, thực hư thế nào, vẫn không thể kiểm chứng, song những thuyết trên đều được sử dụng trong điện ảnh khi nói về bà.

Đương thời khi còn sống, bà chưa từng được phong làm Hoàng hậu mà chỉ được gọi là Chân phu nhân. Khi Tào Duệ lên ngôi, truy tôn mẹ đẻ thụy hiệu Văn Chiêu hoàng hậu (文昭皇后).

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất thân danh môn

[sửa | sửa mã nguồn]

Văn Chiêu Chân hoàng hậu sinh ngày Đinh Dậu, tháng 12 năm Quang Hòa thứ 5 (182), sinh ra tại huyện Vô Cực, Trung Sơn (nay là huyện Vô Cực, thành phố Thạch Gia Trang của tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc)[3]. Đương thời không ghi chép tên thật của bà, cái tên "Chân Mật" hay "Chân Lạc" là do dân gian gọi bà theo thần thoại về bài thơ Lạc Thần phú của Tào Thực. Về sau, các tác phẩm nghệ thuật đều lấy "Chân Mật" hoặc "Chân Lạc" để gán làm tên thật của bà.

Bà là hậu duệ của Thái bảo nhà Hán là Chân Hàm (甄邯), người đã cưới Khổng thị là con gái Bác Sơn hầu Khổng Quang (孔光) - cháu 14 đời của Khổng Tử[4]. Vào lúc đó, Khổng Quang được Thái hoàng thái hậu Vương Chính Quân nể trọng, cho làm Đế sư của Hán Bình Đế Lưu Khản, thăng đến Thừa tướng, do đó Chân Hàm là con rể cũng được trọng dụng, cùng các anh em họ Chân khác được vào triều làm quan, sau cũng vì thực tài mà Vương Mãng trọng dụng[5][6]. Từ lý do này, dòng họ Vô Cực Chân thị trở thành một đại thế gia, nhiều đời thế tập chức Quận thủ, hưởng 2.000 thạch bổng lộc[7].

Thân phụ của Chân thị là Chân Dật (甄逸) từng nhậm Huyện lệnh của huyện Thượng Thái, mẹ Trương thị là người Trường Sơn, sinh ba con trai và năm con gái. Trưởng là Chân Dự (甄豫) mất sớm, con thứ Chân Nghiễm (甄俨) khi lớn đi thi Hiếu liêm được làm chức Lang, sau làm Huyện lệnh của huyện Khúc Lương; con trai thứ 3 là Chân Nghiêu (甄尧) cũng qua thi cử Hiếu liêm. Bốn người chị em của Chân thị, lần lượt gọi là Chân Khương (甄姜), Chân Thuyết (甄脱), Chân Đạo (甄道) và Chân Vinh (甄荣)[7][8]. Riêng Chân thị vẫn không ghi rõ tên gì.

Chân Dật đã mất từ khi Chân thị mới lên 2 tuổi. Dù cha mất sớm, nhưng gia đình họ Chân vẫn còn khá giả. Một lần, Trương phu nhân đưa các con đến gặp một thầy bói tên là Lưu Lương (刘良) xem tướng, ông ta chỉ vào Chân thị mà nói: "Mai này cô bé này sẽ trở thành một người tôn quý". Từ nhỏ đến lớn, Chân thị đối với chuyện xem bói toán này không mảy may thích thú. Khi lên 8 tuổi, có những người múa tạp kỹ cưỡi ngữa trước sân nhà, các anh chị em của bà đều thích thú trèo lên mái nhà mà nhìn, riêng Chân thị không đi. Thấy làm lạ, các chị của bà đều hỏi nguyên do, Chân thị ung dung đáp:"Mấy cái này chỉ có con nít mới thích xem thôi!". Khi lên 9 tuổi, Chân thị rất thích đọc sách, đặc biệt rất thông minh, chỉ cần nhìn qua tiêu đề là đã lĩnh hội được các ý nghĩa, do vậy bà hay cùng các anh trai học chuyện bút nghiên. Các anh trai bà cười nói:"Con gái thì nên học nữ công, sao em lại thích đọc sách, có lợi gì chứ? Chẳng lẽ sau này em muốn đi thi Tiến sĩ, làm Nữ tiến sĩ à?". Chân thị chỉ đáp:"Phụ nữ hiền đức thời xưa, đều xem sai lầm của cổ nhân, cốt để tự nhắc nhở chính mình. Thế không đọc sách, thì lấy gì mà tham khảo chứ?"[9].

Khoan hòa nhân hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong cuộc chiến giữa các quân phiệt cuối thời Đông Hán, thiên tai mấy năm liên tục, dân chúng đều phải bán đi của cải để lấy lương thực sống qua ngày. lúc này, gia đình họ Chân có hơn nghìn ngũ cốc dự trữ, nhân cơ hội thu mua rất nhiều vàng bạc bảo vật.

Chân thị lúc ấy mới hơn 10 tuổi, nhìn tình hình mà nói với mẹ rằng:"Loạn thế cầu bảo, thật sự không phải thượng sách. Thất phu vô tội, hoài bích có tội, đây là tham của hại thân. Hiện tại dân chúng đều đang cực kì đói khát, chi bằng nhà ta đem ngũ cốc dự trữ khai ra cứu tế, vào lúc này việc ấy mới chính là ban ơn đức hạnh!". Cả nhà đều thấy lời nói của bà có lý, vì vậy đem toàn bộ lương thực dự trữ trong nhà tiến hành phân phát cho nạn dân[10].

Vào năm Chân thị được 14 tuổi, anh thứ Chân Nghiễm qua đời. Chân thị rất bi thương, đối với chị dâu thập phần kính trọng hòa nhã, lúc nào cũng tranh thủ giúp đỡ chị dâu chuyện nhà cửa, còn chăm sóc rất tận tâm các con của Chân Nghiễm. Mẹ của Chân thị là Trương phu nhân, tính tình cũng gọi là nghiêm khắc, do vậy thường lấy quy củ mà làm khó dễ con dâu, Chân thị khuyên mẹ:"Đại ca bất hạnh mất sớm, đại tẩu tuổi trẻ thủ tiết, lại muốn chiếu cố con trẻ, tuy tẩu là con dâu, nhưng xin mẹ hãy xem như con gái ruột cho thêm phần an ủi!". Sau đó, Trương phu nhân cảm động, thường ngày hay qua lại bên nhà Chân Nghiễm giúp đỡ con dâu[11].

Bà lớn lên khi Viên Thiệu đã làm chủ Hà Bắc, bao gồm Ký châu, U châu, Tinh châuThanh châu. Vào độ giữa thời Kiến An (196 - 220) của Hán Hiến Đế, Chân thị kết hôn với Viên Hy, con trai thứ hai của Viên Thiệu. Một thời gian sau, Viên Thiệu sai Viên Hy đi trấn thủ U châu (幽州; nay là Bắc Kinh, Thiên Tân, và phía tây Liêu Ninh) nhưng bà không theo mà vẫn ở lại Nghiệp Thành - thủ phủ Ký châu để hầu hạ mẹ chồng[12].

Làm dâu họ Tào

[sửa | sửa mã nguồn]

Về sau, Viên Thiệu bị Tào Tháo đánh bại trong trận Quan Độ, nhà họ Viên sụp đổ. Anh Viên Hy là Viên Đàm và em Hy là Viên Thượng tranh giành quyền thừa kế. Tào Tháo nhân đó chia rẽ và đánh bại anh em Viên Đàm và Viên Hy, tiêu diệt hi vọng cuối cùng của họ Viên. Từ đó, nhà họ Viên - thế lực duy nhất kình cựa được họ Tào, đã chính thức sụp đổ.

Năm Kiến An thứ 9 (204), Tào Tháo hạ được Nghiệp Thành, bắt sống gia quyến họ Viên. Chân thị là con dâu của Viên Thiệu, sau lại trở thành vợ của con trai thứ của Tào Tháo là Tào Phi - khi đó mới 18 tuổi, còn Chân thị đã 22 tuổi. Năm Kiến An thứ 12 (207), Viên Hy cùng Viên Thượng chạy trốn lên Liêu Đông và bị Công Tôn Khang giết chết, nộp đầu cho Tào Tháo.

Câu chuyện Chân thị từ dâu họ Viên trở thành dâu họ Tào mang nhiều yếu tố cảm hứng truyền tụng, bởi vì bà đã cùng lúc làm dâu cho hai dòng họ đối địch nhau và cũng là kẻ thù không đội trời chung của nhau nhất khi ấy. Chuyện bà gặp được Tào Phi về sau được thêu dệt nên rất nhiều, đa phần đều nói rằng chính dung mạo của bà đã làm lay động vị công tử họ Tào, và dù bà đã từng là vợ của kẻ thù họ Viên, Tào Phi cùng Tào Tháo cũng vẫn nạp bà làm dâu họ Tào. Sách Thế thuyết tân ngữ có dẫn một câu chuyện rằng, khi thắng trận, Tào Phi dẫn quân xông thẳng vào phủ họ Viên, thấy hai người đàn bà mặt mày lắm lem đang ôm nhau khóc phía sau lưng Lưu phu nhân, hỏi ra thì là con dâu thứ của Viên Thiệu, liền lệnh cho người khác rửa sạch mặt mũi Chân thị để nhìn rõ. Khi Tào Phi nhìn thấy dung mạo thực sự của Chân thị, choáng ngợp và động lòng vì nhan sắc cực diễm lệ, Tào Phi liền nạp Chân thị làm Chính thê, thập phần sủng ái[13].

Loại có thuyết nói, khi Tào Phi xông vào Viên phủ, Lưu phu nhân cùng Chân thị đang ở sảnh đường. Do quá sợ hãi, Chân thị úp mặt vào đầu gối Lưu phu nhân, không dám ngẩng lên, Tào Phi muốn xem mặt, Lưu phu nhân bèn nâng cằm của Chân thị lên cho Tào Phi nhìn rõ. Quả nhiên, nhan sắc của Chân thị khiến Tào Phi choáng ngợp, bèn nạp làm chính thê, rất sủng ái[14]. Sau khi lấy Tào Phi 8 tháng, bà sinh ra Tào Duệ. Hai người còn có với nhau một con gái, gọi là Đông Hương công chúa (东乡公主).

Trong phủ Tào Phi có rất nhiều thiếp, đều lấy vì mục đích chính trị, hoặc số ít là do Tào Phi ưa thích mà nạp. Chân thị khi là chính thất phu nhân, đối với người được Tào Phi ủng ái hết sức hòa nhã, đối với những người vô sủng cũng khoan hồng đãi ngộ, bà thường nói với Tào Phi rằng:"Các Hoàng đế thời xưa, có nhiều con cái nối dõi là do nạp rất nhiều thiếp thị. Phu quân cũng nên cân nhắc, nạp thêm những nữ tử hiền đức xinh đẹp, là để người nối dõi tông đường thêm nhiều, có là đại phúc của gia tộc". Tào Phi nghe qua, thầm khen Chân thị chu đáo[15]. Về sau, Tào Phi muốn đuổi một người thiếp trong phủ là Nhậm thị, nhưng Chân thị thỉnh cầu nói:"Nhậm thị là người Hương Đảng, bất luận phẩm đức, sắc đẹp, thiếp đều thua kém, ngài vì sao muốn biếm đi?". Tào Phi nói:"Nhậm thị tính tình nóng nảy, không ôn nhu, nàng ta oán hận ta không chỉ một lần, lần này nên đuổi đi!". Chân thị khóc nói rằng:"Thiếp chịu ơn của ngài, trong ngài đều biết, ngài đuổi đi Nhậm thị, tức bọn họ sẽ nghĩ đều do thiếp mà ra. Việc lọt đến tai cha mẹ, hai ngài sẽ cho rằng thiếp ghen tuông, kẻ dưới lại nói thiếp tội chuyên sủng. Hi vọng ngài suy xét kỹ thêm!". Rốt cuộc, Tào Phi vẫn nhất quyết đuổi Nhậm thị đi[16].

Trong thời gian làm dâu, Chân thị cũng được tiếng hiếu thuận với mẹ chồng là Biện phu nhân. Năm Kiến An thứ 16 (211), Biện phu nhân đi theo Tào Tháo đến phía Tây, nhưng đột nhiên bệnh, phải ở lại Mạnh Tân, lúc đó Chân thị cùng Tào Phi lại được lệnh lưu thủ Nghiệp Thành. Do không thể chiếu cố chăm sóc mẹ chồng, Chân thị hay lặng lẽ khóc, kẻ dưới nói rằng Biện phu nhân đã hồi phục rồi, nhưng Chân thị lại nói:"Phu nhân ở nhà, bệnh cũ thường tái phát, mỗi lần rất lâu sau mới khỏi, lần này vì sao có thể khỏe mạnh nhanh như vậy? Các ngươi chớ có gạt ta để an ủi". Sau đó, chính Biện phu nhân viết thư hồi âm bệnh tình của mình, Chân thị mới an tâm hơn hẳn[17]. Sang năm sau (212), tháng giêng, đại quân trở về, Chân thị đi nghênh đón, Biện phu nhân thấy con dâu quan tâm mình như vậy, xúc động rơi lệ, càng thêm yêu quý, nói: "Thật là một đứa con dâu hiếu thuận!"[18][19].

Cái chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính sử ghi lại

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Kiến An thứ 25 (220), tháng giêng, Tào Phi kế thừa Ngụy vương, lập con cả Tào Duệ làm "Vũ Đức hầu" (武德侯). Tháng 6, quân Ngụy Nam chinh, Chân phu nhân ở lại Nghiệp Thành[20]. Tháng 10, Hán Hiến Đế bị ép buộc, tiến hành thiện nhượng cho Tào Phi, lập ra Tào Ngụy, sử gọi Ngụy Văn Đế.

Năm Hoàng Sơ thứ 2 (221), tháng 6, Tào Phi sai sứ giả đến ban chết Chân phu nhân, bà được an táng tại Nghiệp Thành. Về cái chết của bà, Tam quốc chí thuật lại rằng, khi Tào Phi xưng Đế, ông lạnh nhạt với chính thất Chân phu nhân, mà lại sủng ái Quý tần Quách Nữ Vương cùng các Lý Quý nhân, rồi Âm Quý nhân, sau đó lại nạp thêm hai con gái của Hán Hiến Đế, dù Chân thị là Chính thất phu nhân cũng không hề được ra chỉ lập làm Hoàng hậu. Chính vì lý do này, Chân phu nhân có sinh oán hận, Tào Phi nghe được, rất giận nên ban chết[21].

Nguyên nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Sách Tam quốc chí ghi, khi ấy, Tào Phi hỏi Chu Tuyên: "Ta mơ thấy trên cung điện có hai mảnh ngói rơi xuống, hóa thành đôi uyên ương, đó là điềm gì chăng?". Chu Tuyên nói:"Chỉ sợ trong hậu cung sẽ có người bạo vong!". Tào Phi nói: "Ta là nói gạt ngươi thôi!". Nhưng Chu Tuyên lại nói:"Nằm mơ thường thể hiện mối bận tâm trong lòng, nếu có thể liên hệ hình ảnh cùng ngôn từ, tất sẽ bói được hung hay cát!". Còn chưa có nói xong, viên Hoàng môn lệnh cấp báo trong hậu cung có chuyện tàn sát lẫn nhau. Không lâu sau, Tào Phi lại nói với Chu Tuyên:"Hôm qua ta mơ thấy có cột khói thẳng lên trời". Chu Tuyên nói: "E rằng trong hậu cung sẽ có quý phụ chết oan". Tào Phi nghe đến rất hối hận, vì ông vừa ban chiếu hạ tuyên chết Chân phu nhân, muốn gọi lại nhưng đã không kịp[22].

Bên cạnh đó, theo đoạn trích từ "Ngụy thư" (魏書) do Bùi Tùng Chi ghi chép dẫn vào truyện hành trạng của Chân phu nhân trong Tam quốc chí, Tào Phi khi đến Lạc Dương không bỏ mặc Chân phu nhân, mà ra chiếu chỉ đón Chân phu nhân vào Trường Thu cung (長秋宮), cung điện dành cho Hoàng hậu thời Đông Hán tại Lạc Dương. Chân phu nhân từ chối vì tự nhận mình không đủ khả năng quản lý hậu cung và vì bản thân mang bệnh, đó là vào khoảng mùa hè năm đó. Tào Phi khi ấy định sang mùa thu sẽ đưa Chân phu nhân cùng mình đến Lạc Dương, thế nhưng bà lại đột ngột qua đời. Theo ghi chép này, Tào Phi đã rất cảm thương bà và để tang, truy tặng bà làm Hoàng hậu[23][24]. Đối với thông tin này, Bùi Tùng Chi nghi ngờ tính xác thực và ông cho rằng nguyên nhân khác khiến Tào Phi khiển bà tự sát, bao gồm thuyết bà có tư tình với em trai ông là Tào Thực[25].

Học giả Lư Bật (卢弼) trong Tam Quốc Chí tập giải (三国志集解) cho rằng, nguyên nhân cái chết của Chân phu nhân liên quan đến vấn đề chính trị. Căn cứ "Thế thuyết Tân ngữ", khi Tào Tháo cùng Tào Phi đánh hạ Nghiệp Thành, Tào Tháo nghe đến mỹ mạo của Chân thị, muốn triệu kiến, nhưng Tào Phi đã nhanh chân đến trước, còn cầu xin nạp Chân thị làm phu nhân, Tào Tháo thốt lên "Kim thiên phá tặc chính vi nô" (Nguyên văn: 今年破贼正为奴). Lư Bật cho rằng Tào Phi vào thời gian sau cứ bị chần chừ mãi không được lập làm Trữ, rất có thể là do duyên cố này. Ngày ra, "Quách hậu truyện" (郭后传) có ghi "Văn Đế định vi Tự, Hậu hữu mưu" (Nguyên văn: 文帝定为嗣,后有谋), cho thấy vai trò rất rõ của Quách thị trong việc giúp Tào Phi được thành người kế vị của Tào Tháo, đó là lý do vì sao Quách thị sau đó tối sủng, Chân phu nhân thì bị ghẻ lạnh[26][27]. Mặt khác, lại có tin truyền rằng Chân phu nhân mang thai Tào Duệ, là cốt nhục của Viên Hy chứ không phải của Tào Phi, và rằng chính Tào Phi giết Chân phu nhân chính là để bịt hết đầu mối, ngăn chặn tin tức lan truyền[28].

Ghi chép khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Ngụy lược, năm đó Chân phu nhân bị Quách Quý tần dèm pha mà hại. Trước khi bị ban chết, Chân phu nhân đã gửi con trai là Tào Duệ cho một phi tần khác là Lý phu nhân. Sau khi Tào Duệ lên ngôi, tôn Quách thị làm Thái hậu, mấy lần hỏi đến Quách Thái hậu chuyện cũ của mẹ mình, nên Quách Thái hậu sợ hãi mà chết. Do Quách Thái hậu đã mất, Lý phu nhân lúc này mới nói sự thực chuyện Chân hậu cho Tào Duệ nghe, ông bi thống không thôi, đem tóc che hết mặt của Quách Thái hậu rồi mới an táng bà ta[29].

Hán Tấn xuân thu cùng Tư trị thông giám ghi lại Chân phu nhân là bởi vì Quách thị được sủng ái gièm pha mà chết. Sau khi Tào Duệ kế vị, trong lòng phẫn hận, mấy lần khóc hỏi Quách Thái hậu chuyện cũ. Quách Thái hậu tức giận nói: "Tiên đế ban cho bà ta tội chết liên can gì tới ta? Huống hồ người là con của Tiên đế lẽ nào lại truy tội người cha đã chết của mình, rồi vì người mẹ chết mà ép chết người mẹ sau?". Tào Duệ càng thêm tức giận, bức tử Quách Thái hậu[30][31].

Học giả Lư Bật ghi trong Tam Quốc Chí tập giải lại tỏ ra nghi ngờ về các giả thiết này, vì thời điểm Chân phu nhân bị ban chết là năm Hoàng Sơ thứ 2, Tào Duệ đã 17 tuổi, cái chết của mẹ ruột không lẽ không thể biết rõ, còn phải dò hỏi Quách Thái hậu chăng?[32].

Hậu sự

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Hoàng Sơ thứ 3 (222), Tào Phi lập Quách Quý tần làm Hoàng hậu. Tuy vậy, vì Quách hậu không có con nên Tào Phi lấy con của Chân phu nhân là Tào Duệ cho Quách hậu nuôi dưỡng, khác với đa số truyền thuyết nói về mối quan hệ thù đích giữa Chân phu nhân và Quách hậu, ngược lại trong sử sách ghi nhận Quách hậu rất yêu quý Tào Duệ. Năm Hoàng Sơ thứ 7 (226), Thái tử Tào Duệ kế vị, sử gọi Ngụy Minh Đế. Hoàng hậu Quách thị không phải là mẹ ruột của Ngụy Minh Đế, thế nhưng do là Hoàng hậu của Tiên Hoàng đế Tào Phi, bà được tôn làm Hoàng thái hậu.

Vào lúc ấy, Ngụy Minh Đế nhớ đến mẹ ruột, nghĩ đến chuyện truy phong Chân phu nhân làm Hoàng hậu. Chưởng lễ quan sau đó dâng sớ tấu nên dâng thụy hiệu thêm cho Chân hậu, lấy chữ "Văn" trong thụy của Tiên đế cùng một chữ mang tính diễn tả, nên là Văn Chiêu hoàng hậu (文昭皇后). Minh Đế Tào Duệ sai Tư không Vương Lãng cầm Tiết, dùng lễ Tam sinh đến bái vọng và hiến tế lăng mộ của Chân hậu tại Nghiệp Thành[33][34].

Năm Thái Hòa nguyên niên (227), tháng 3, Tào Duệ lấy 1000 hộ trong hương An Thành, huyện Ngụy Xương mà truy phong cho cha của Chân hậu là Chân Dật, truy tặng làm An Thành hương Kính hầu (安城乡敬侯). Tháng 4 năm đó, Tào Duệ cho xây tổ miếu ở Lạc Dương, đào được một khối ngọc tỉ, có 6 chữ: "Thiên tử tiện tư từ thân" (天子羡思慈亲) nên rất cảm động. Từ đó về sau, Tào Duệ thường mơ thấy mẫu thân, nên rất thiện đãi người nhà họ Chân, nâng chức vị của cháu Chân hậu là Chân Tượng (甄像) thành "Trung lang tướng"[35].

Năm Thái Hòa thứ 4 (230), mẹ của Chân hậu là Trương phu nhân qua đời, Tào Duệ đích thân mặc áo tang đi tế bà ngoại, bá quan cũng đến viếng tang[36]. Cùng năm tháng 11, sau khi an táng bà ngoại Trương thị, Tào Duệ thấy lăng mộ của Chân hậu ở Nghiệp Thành quá mức đơn giản, bèn dùng Chân Tượng kiêm chức Thái úy, cầm cờ Tiết đại diện Thiên tử đến Nghiệp Thành, bố cáo Thiên địa thần thánh, dùng đại lễ cải táng Chân hậu vào Triều Dương lăng (朝阳陵). Sau khi hoàn thành việc, Chân Tượng được thăng "Tán kỵ Thường thị" (散骑常侍)[37]

Năm Thanh Long thứ 2 (234), Minh Đế truy tặng anh của Chân hậu là Chân NghiễmAn Thành hương Mục hầu (安城乡穆侯); lấy con trai Chân Nghiễm là Chân Tượng thừa tập tước vị. Sau khi Chân Tượng mất, tặng làm "Trinh hầu" (贞侯), cả nhà họ Chân được tập tước nâng thành Ngụy Xương huyện hầu. Con trai Chân Tượng là Chân Sướng (甄畅) kế thừa tước vị, các anh em khác đều dự hàng Liệt hầu. Ngoài ra, Trương thị cũng được truy tặng làm An Hỉ quân (安喜君), còn cữu mẫu Lưu thị - vợ của Chân Nghiễm được phong làm Đông Hương quân (东乡君)[38].

Năm Cảnh Sơ nguyên niên (237), mùa hạ, 7 tòa tông miếu thờ phụng tổ tiên họ Tào đã hoàn thành, phân biệt hiến tế liệt tổ liệt tông. Mùa đông, bọn họ lại tấu thỉnh với Minh Đế, đại khái nói:"Hiện tại Hoàng thượng đã vì Văn Chiêu hoàng hậu xây cất tẩm miếu, giống như người đời xây cất tẩm miếu cho Khương Nguyên. Nhưng Hoàng thượng chưa công bố chiếu lệnh, xác nhận tẩm miếu của Văn Chiêu hoàng hậu về sau vĩnh viễn được hưởng hiến tế cùng bảo hộ, như vậy nếu luận đến công tích cùng sự nhân đức của Văn Chiêu hoàng hậu, thì Hoàng thượng không thể toại nguyện lòng báo hiếu với sinh mẫu, hậu nhân cũng không thể thành toàn một tấm lòng chí hiếu của Hoàng thượng đối với Văn Chiêu hoàng hậu! Vì vậy chúng thần tấu thỉnh Hoàng thượng ân chuẩn, tẩm miếu của Văn Chiêu hoàng hậu đời đời được nhận hiến tế, cùng với Thần miếu của tổ tông Đại Ngụy đều thụ hưởng đãi ngộ như nhau, cũng lấy triều đình ban bố pháp lệnh vĩnh viễn không được hủy bỏ, để to điểm cho phong phạm của Văn Chiêu hoàng hậu vậy!". Minh Đế Tào Duệ hoàn toàn tán đồng biểu dâng này, lệnh cho tẩm miếu của Chân hậu từ đó về sau cùng với các lăng tẩm của Tiên đế họ Tào hưởng đãi ngộ như nhau, còn khắc lệnh vào Kim đỉnh, lưu truyền hậu thế[39].

Minh Đế Tào Duệ đối với nhà mẹ đẻ họ Chân cũng hết sức chăm sóc. Chân Sướng vào năm cuối Cảnh Sơ (239) thì nhậm "Xạ thanh Giáo úy" (射声校尉), kiêm thêm "Tán kỵ Thường thị" (散骑常侍), còn đặc biệt ban cho một tòa dinh thự rất xa hoa trong kinh thành. Khi xây cất xong, Minh Đế còn tự mình đến xem, rồi lại vì mẹ Chân hậu mà xây lên một tòa "Quan miếu" (觀廟), ngõ phố đặt tên là "Vị Dương" (渭阳), có ý tưởng niệm Chân hậu[40][41].

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Chân phu nhân có tài năng thi phú, tương truyền bà đã viết Đường Thượng Hành (塘上行) sau khi bị Tào Phi ghẻ lạnh. Nội dung bài thơ rất tha thiết và thể hiện tâm tình của một người vợ đối với chồng, lưu truyền hậu thế.

塘上行
...
浦生我池中,
其葉何离离。
果能行仁義,
莫若妾自知。
眾品鑠黃金,
使君生別离。
念君去我時,
獨愁常苦悲。
想見君顏色,
感結傷心脾。
念君常苦悲,
夜夜不能寐。
莫以賢豪故,
捐棄素所愛。
莫以魚肉賤,
捐棄蔥與薤。
莫以麻枲賤,
捐棄菅與蒯。
出亦復愁苦,
入亦更苦愁。
邊地多悲風,
樹木何蓊蓊。
從軍致獨樂,
延年壽千秋。
Đường thượng hành
...
Phố sinh ngã trì trung,
Kỳ diệp hà ly ly.
Quả năng hành nhân nghĩa,
Mạc nhược thiếp tự tri.
Chúng phẩm thước hoàng kim,
Sứ quân sinh biệt ly.
Niệm quân khứ ngã thì,
Độc sầu thường khổ bi.
Tưởng kiến quân nhan sắc,
Cảm kết thương tâm tỳ.
Niệm quân thường khổ bi,
Dạ dạ bất năng mị.
Mạc dĩ hiền hào cố,
Quyên khí tố sở ái.
Mạc dĩ ngư nhục tiện,
Quyên khí thông dữ giới.
Mạc dĩ ma tỷ tiện,
Quyên khí gian dữ khoái.
Xuất diệc phục sầu khổ,
Nhập diệc cánh khổ sầu.
Biên địa đa bi phong,
Thụ mộc hà ống ống.
Tòng quân trí độc lạc,
Diên niên thọ thiên thu.
Đi trên bờ đầm
...
Cỏ bồ mọc trong đầm,
Lá ấy sao xen đầy.
Ví có làm nhân nghĩa,
Không bằng thiếp tự hay.
Miệng người chảy sắt thép,
Khiến chàng xa chân mây.
Nhớ khi chàng li biệt,
Một mình oán hận đầy.
Hình dáng chàng tưởng đến,
Lòng dạ trĩu đắng cay.
Nhớ chàng luôn buồn thương,
Giấc ngủ đêm không đến.
Đừng vì chuyện tài hoa,
Quên thứ mình quý mến.
Đừng vì thịt cá rẻ,
Mà quên tỏi với hành.
Đừng vì đay tơ mềm,
Mà quên gianh với có.
Bước ra lại khổ sầu,
Bước vào càng thêm khổ.
Biên ải nhiều gió buốt,
Cỏ cây sao rậm rì.
Đi lính mà vui được,
Tuổi thọ dài ngàn thâu.

Truyền thuyết

[sửa | sửa mã nguồn]

Nạp Đát Kỷ cho Chu Công

[sửa | sửa mã nguồn]

Câu chuyện Chân phu nhân được họ Tào nạp làm dâu có rất nhiều truyền thuyết, phải nói đến một thuyết của sách Ngụy thị Xuân thu (魏氏春秋), đại thần Khổng Dung đã chê trách việc làm này của Tào Tháo, ví von tựa như "Nạp Đát Kỷ cho Chu Công" vậy.

Chân hậu xuất bái

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi Tào Phi làm Thế tử, đã từng thỉnh yến đãi các vị "Văn học duyện" (文学椽; một chức vụ cố vấn cho các công tử), khách khứa đang vui, Tào Phi mệnh Phu nhân Chân thị ra bái, các khách khứa khi ấy đều dập đầu theo lễ, duy chỉ có Lưu Trinh (刘桢) không bái tạ, ngược lại còn nhìn thẳng phu nhân, cực kỳ vô lễ. Tào Tháo nghe nói chuyện này, liền trừng phạt Lưu Trinh. Từ đó lưu truyền điển tích Chân hậu xuất bái, Lưu Trinh bình thị (甄后出拜,刘桢平视).

Linh xà kế

[sửa | sửa mã nguồn]

Nghiệp trung phụ nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Lạc Thần phú

[sửa | sửa mã nguồn]

Có ý kiến cho rằng ngoài Tào Phi, Chân phu nhân còn được một người con khác của Tào Tháo là Tào Thực đem lòng yêu.

Giả thiết này dựa vào việc năm 222, sau khi Chân phu nhân mất 1 năm, Tào Thực khi đi chầu ở kinh sư ngang qua sông Lạc, đã làm bài Lạc thần phú để tỏ lòng tấm lòng của Tào Thực đối với nữ thần con sông là Phục phi. Nhiều ý kiến cho rằng, hình tượng Phục phi tuyệt trần trong tác phẩm này chính là Chân phu nhân. Học giả Trung Quốc là Dịch Quân Tả cho rằng: Tào Thực mộng thấy gặp lại bà ở bên bờ Lạc Thủy, và bà đã tặng cho Tào Thực một chiếc gối. Khi tỉnh giấc, Tào Thực tả lâm ly trong bài phú nổi tiếng Cảm Chân phú (感甄赋), Phiên nhược kinh hồng, Uyển nhược du long, vinh diệu thu cúc, hoa mậu xuân tung. để thể hiện tấm chân tình của mình mà sau Tào Phi ghét cay ghét đắng đổi lại là Lạc Thần phú[42], vì cảm thấy tên cũ quá lộ liễu, dễ khiến người đời liên tưởng đến mối tình chị dâu em chồng giữa Tào Thực và nàng Chân.

Lạc Thần phú đồ (洛神赋图), vẽ lại Lạc Thần

Sách Chiêu minh văn tuyển thời nhà Lương có ghi lại câu chuyện này:[43]

Tuy nhiên trong giới sử học Trung Quốc, các học giả đều bác bỏ câu chuyện lãng mạn hóa này giữa bà và Tào Thực. Khi Tào Tháo tiến vào Nghiệp Thành bắt gia quyến họ Viên, Tào Thực mới lên 13 tuổi, vì vậy dù Chân phu nhân lấy Tào Phi và Tào Thực có tình ý với chị dâu thì bà cũng không có tình ý gì với Tào Thực. Bài Lạc Thần phú là Tào Thực làm phú về thần sông Lạc Thủy gần Lạc Dương, gọi là Lạc Thần, còn có tên là Phục Phi, con gái của Phục Hi. Nếu Tào Thực tưởng nhớ Chân phu nhân thì phải tôn bà làm thần sông Chương ở gần Nghiệp Thành - nơi đặt mộ bà - chứ không thể gọi bà là Lạc Thần[44].

Cũng từ đây, do hệ quả của tuyên truyền văn hóa và các câu chuyện dân gian, dù thực tế sử sách không truyền lại tên thật của bà nhưng Chân phu nhân luôn được gọi với những cái tên dựa vào câu chuyện về Lạc Thần phú, như Chân Phục (甄宓), Chân Lạc (甄洛), Chân phi (甄妃) hay Lạc Thần Phục Phi (洛神宓妃).

Trong văn hóa nghệ thuật

[sửa | sửa mã nguồn]
Poster phim Lạc Thần của TVB

Hình tượng Chân phu nhân thường được lấy cảm hứng làm nên các tác phẩm nghệ thuật, phim ảnh, tiểu thuyết, do câu chuyện bi kịch và truyền thuyết về nhan sắc lộng lẫy của bà.

Nghệ thuật sân khấu cũng có những vở diễn về Chân phu nhân. Như Việt kịch (粤剧) có vở Tào Thực dữ Chân Lạc (曹植与甄洛); Kinh kịch có vở Lạc Thần (洛神). Thể loại Ca tử hí (歌仔戲) cũng có rất nhiều vở về Chân phu nhân, như Kim lũ ca (金縷歌), Yến ca hành (燕歌行),... Ngoài ra, tiểu thuyết cảm hứng về bà còn có Lạc Thần của Nam Cung Bác (南宮搏), Hậu cung Chân Hoàn truyện của Lưu Liễm Tử (流瀲紫) cũng lấy một phần hình tượng của Chân phu nhân.

Bộ Manga Thương thiên hàng lộ (蒼天航路; そうてんこうろ Sōten Kōro; Beyond the Heavens) của Vương Hân Thái (王欣太; King GONTA), kể về cuộc đời của Tào Tháo, cũng có nhân vật Chân phu nhân. Trong truyện, Chân thị được gọi là Chân Diêu (甄姚).

Trong các tác phẩm đại chúng của Nhật Bản, như loạt trò chơi điện tử Dynasty Warriors, Chân thị thường được gọi là Chân cơ (甄姫 Shinki?).

Một số phim truyền hình nổi tiếng về Chân phu nhân:

Năm Phim truyền hình Diễn viên Nhân vật
2002 Lạc Thần
(洛神)
Thái Thiếu Phân Chân Lạc
2013 Tân Lạc Thần
(新洛神)
Lý Y Hiểu Chân Phục
2017 Quân sư liên minh
(军师联盟)
Trương Chỉ Khê Chân Phục
2018 Tam Quốc cơ mật chi Tiềm long tại uyên
(三国机密之潜龙在渊)
Uông Tiểu Mẫn Chân Phục

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Chữ 宓 có hai cách đọc là Mật () và Phục (). Tên của Chân hoàng hậu đọc là Zhēn Fú.
  2. ^ Nguyên văn: 江東有二喬, 河北甄宓俏
  3. ^ 《三國志》本傳載曹叡「於其后園為像母起觀廟,名其里曰渭陽里,以追思母氏也。」
  4. ^ 《汉书· 匡张孔马传第五十一》
  5. ^ 《汉书·王莽传》:于是附顺者拔擢,忤恨者诛灭。王舜、王邑为腹心,甄丰、甄邯主击断,平晏领机事,刘歆典文章,孙建为爪牙。丰子寻、歆子棻、涿郡崔发、南阳陈崇皆以材能幸于莽。莽色厉而言方,欲有所为,微见风采,党与承其指意而显奏之,莽稽首涕泣,固推让焉,上以惑太后,下用示信于众庶。
  6. ^ 《汉书·王莽传》:又按金匮,辅臣皆封拜。太保、后承承阳侯甄邯为大司马,承新公;丕进侯王寻为大司徒,章新公;步兵将军成都侯王邑为大司空,隆新公:是为三公。大阿、右拂、大司空、卫将军广阳侯甄丰为更始将军,广新公;.....是为四将。
  7. ^ a b 《三国志·后妃传》:文昭甄皇后,中山无极人,明帝母,汉太保甄邯后也,世吏二千石。父逸,上蔡令。
  8. ^ 《魏书》:逸娶常山张氏,生三男五女:长男豫,早终;次俨,举孝廉,大将军掾、曲梁长;次尧,举孝廉;长女姜,次脱,次道,次荣,次即后。后以汉光和五年十二月丁酉生。 每寝寐,家中仿佛见如有人持玉衣覆其上者,常共怪之。逸薨,加号慕,内外益奇之。
  9. ^ 《魏书》:后相者刘良相后及诸子,良指后曰:“此女贵乃不可言。” 后自少至长,不好戏弄。年八岁,外有立骑马戏者,家人诸姊皆上阁观之,后独不行。诸姊怪问之,后答言:“此岂女人之所观邪?”年九岁,喜书,视字辄识,数用诸兄笔砚,兄谓后言:“汝当习女工。用书为学,当作女博士邪?”后答言:“闻古者贤女,未有不学前世成败,以为己诫。不知书,何由见之?”
  10. ^ 《魏书》:后三岁失父。后天下兵乱,加以饥馑,百姓皆卖金银珠玉宝物,时后家大有储谷,颇以买之。后年十馀岁,白母曰:“今世乱而多买宝物,匹夫无罪,怀璧为罪。又左右皆饥乏,不如以谷振给亲族邻里,广为恩惠也。”举家称善,即从后言。
  11. ^ 《魏略》:后年十四,丧中兄俨,悲哀过制,事寡嫂谦敬,事处其劳,拊养俨子,慈爱甚笃。后母性严,待诸妇有常,后数谏母:“兄不幸早终,嫂年少守节,顾留一子,以大义言之,待之当如妇,爱之宜如女。”母感后言流涕,便令后与嫂共止,寝息坐起常相随,恩爱益密。
  12. ^ 《魏略》:熙出在幽州,后留侍姑。
  13. ^ 《世说新语》:太祖下邺,文帝先入袁尚府,有妇人被发垢面,垂涕立绍妻刘后,文帝问之,刘答“是熙妻”,顾閴发髻,以巾拭面,姿貌绝伦。既过,刘谓后“不忧死矣”!遂见纳,有宠。
  14. ^ 《魏略》:及邺城破,绍妻及后共坐皇堂上。文帝入绍舍,见绍妻及后,后怖,以头伏姑膝上,绍妻两手自搏。文帝谓曰:“刘夫人云何如此?令新妇举头!”姑乃捧后令仰,文帝就视,见其颜色非凡,称叹之。
  15. ^ 《魏书》:后宠愈隆而弥自挹损,后宫有宠者劝勉之,其无宠者慰诲之,每因闲宴,常劝帝,言“昔黄帝子孙蕃育,盖由妾媵众多,乃获斯祚耳。所愿广求淑媛,以丰继嗣。”帝心嘉焉。
  16. ^ 《魏书》:其后帝欲遣任氏,后请于帝曰:“任既乡党名族,德、色,妾等不及也,如何遣之?”帝曰:“任性狷急不婉顺,前后忿吾非一,是以遣之耳。”后流涕固请曰:“妾受敬遇之恩,众人所知,必谓任之出,是妾之由。上惧有见私之讥,下受专宠之罪,愿重留意!”帝不听,遂出之。
  17. ^ 《魏书》:十六年七月,太祖征关中,武宣皇后从,留孟津,帝居守邺。时武宣皇后体小不安,后不得定省,忧怖,昼夜泣涕;左右骤以差问告,后犹不信,曰:“夫人在家,故疾每动,辄历时,今疾便差,何速也?此欲慰我意耳!”忧愈甚。后得武宣皇后还书,说疾已平复,后乃欢悦。
  18. ^ 《魏书》:十七年正月,大军还邺,后朝武宣皇后,望幄座悲喜,感动左右。武宣皇后见后如此,亦泣,且谓之曰:“新妇谓吾前病如昔时困邪?吾时小小耳,十余日即差,不当视我颜色乎!”嗟叹曰:“此真孝妇也。”
  19. ^ 《魏书》:二十一年,太祖东征,武宣皇后、文帝及明帝、东乡公主皆从,时后以病留邺。二十二年九月,大军还,武宣皇后左右侍御见后颜色丰盈,怪问之曰:“后与二子别久,下流之情,不可为念,而后颜色更盛,何也?”后笑答之曰:“〔叡〕等自随夫人,我当何忧!”后之贤明以礼自持如此。
  20. ^ 《三国志·明帝纪》:年十五,封武德侯。曹丕特任命时任侍中的大儒郑称担任武德侯师傅,作《以郑称为武德傅令》,曹丕令曰:龙渊、太阿出昆吾之金,和氏之璧由井里之田;砻之以砥砺,错之以他山,故能致连城之价,为命世之宝。学亦人之砥砺也。称笃学大儒,勉以经学辅侯,宜旦夕入侍,曜明其志。
  21. ^ 《三国志》:延康元年正月,文帝即王位,六月,南征,后留邺。黄初元年十月,帝践阼。践阼之后,山阳公奉二女以嫔于魏,郭后、李、阴贵人并爱幸,后愈失意,有怨言。帝大怒,二年六月,遣使赐死,葬于邺。
  22. ^ 《三国志·方技传》:文帝问宣曰:“吾梦殿屋两瓦堕地,化为双鸳鸯,此何谓也?”宣对曰:“后宫当有暴死者。”帝曰:“吾诈卿耳!”宣对曰:“夫梦者意耳,苟以形言,便占吉凶。”言未毕,而黄门令奏宫人相杀。无几,帝复问曰:“我昨夜梦青气自地属天。”宣对曰:“天下当有贵女子冤死。”是时,帝已遣使赐甄后玺书,闻宣言而悔之,遣人追使者不及。
  23. ^ (Đoạn trích Ngụy thư dẫn trong sách Tam quốc chí
    魏書曰:有司奏建長秋宮,帝璽書迎后,詣行在所,后上表曰:「妾聞先代之興,所以饗國乆長,垂祚後嗣,無不由后妃焉。故必審選其人,以興內教。令踐阼之初,誠宜登進賢淑,統理六宮。妾自省愚陋,不任粢盛之事,加以寢疾,敢守微志。」璽書三至而后三讓,言甚懇切。時盛暑,帝欲須秋涼乃更迎后。會后疾遂篤,夏六月丁卯,崩于鄴。帝哀痛咨嗟,策贈皇后璽綬。
  24. ^ 《魏书》:帝践祚,有司奏建长秋宫,帝玺书迎后,诣行在所,后上表曰:“妾闻先代之兴,所以飨国久长,垂祚后嗣,无不由后妃焉。故必审选其人,以兴内教。令践阼之初,诚宜登进贤淑,统理六宫。妾自省愚陋,不任粢盛之事,加以寝疾,敢守微志。”玺书三至而后三让,言甚恳切。时盛暑,帝欲须秋凉乃更迎后。会后疾遂笃,夏六月丁卯,崩于邺。帝哀痛咨嗟,策赠皇后玺绶。
  25. ^ 臣松之以為春秋之義,內大惡諱,小惡不書。文帝之不立甄氏,及加殺害,事有明審。魏史若以為大惡邪,則宜隱而不言,若謂為小惡邪,則不應假為之辭,而崇飾虛文乃至於是,異乎所聞於舊史。
    Lời chua của Bùi Tùng Chi trong Tam quốc chí
  26. ^ 弼按:侯氏谓周方叔误分延康元年、黄初元年为二年,其说诚是。惟诸家皆拘泥“延康元年,年十五,封武德侯”之文,遂疑志文前后参差。按《文纪》黄初元年以前,多追述往事,不尽为延康元年之事,魏明封武德侯,当在延康以前。按《常林传》注引《魏略》云“吉茂转为武德侯庶子。二十三年,坐其宗人吉本等起事,被收。会钟相国证茂、本服第已绝,故得不坐”,是吉茂之为武德侯庶子为建安二十三年事,魏明之封武德侯亦当在此时。若此事与志文年十五封侯相合,则景初三年年三十六,亦不误矣。窃谓承祚此文,实为曲笔,读史者逆推年月,证以甄夫人之赐死,魏明之久不得立为嗣,则元仲究为谁氏之子,可不言而喻矣。
  27. ^ 《三国志集解》:曹公屠邺,令疾召甄,左右白五官中郎将已将去,曹公有“今年破贼正为奴”之语。子桓之久不得立为太子,或亦以是之故。《郭后传》言“文帝为嗣,郭后有谋,大位既践,迁怒于甄”,其因一也。甄后初纳,年方少艾,逮至黄初,色衰齿长。《郭后传》言“甄后之死,由郭后之宠”,其因二也。 弼按:侯氏谓周方叔误分延康元年、黄初元年为二年,其说诚是。惟诸家皆拘泥“延康元年,年十五,封武德侯”之文,遂疑志文前後参差。按《文纪》黄初元年以前,多追述往事,不尽为延康元年之事,魏明封武德侯,当在延康以前。按《常林传》注引《魏略》云“吉茂转为武德侯庶子。二十三年,坐其宗人吉本等起事,被收。会钟相国证茂、本服第已绝,故得不坐”,是吉茂之为武德侯庶子为建安二十三年事,魏明之封武德侯亦当在此时。若此事与志文年十五封侯相合,则景初三年年三十六,亦不误矣。窃谓承祚此文,实为曲笔,读史者逆推年月,证以甄夫人之赐死,魏明之久不得立为嗣,则元仲究为谁氏之子,可不言而喻矣。 明帝之崩,时年卅六,袁胤曹嗣,深滋疑实,杀母留子,藉以灭口,其因三也。《明纪》注引《魏末传》文帝射杀鹿母,问对之语,可玩味也。
  28. ^ 魏末传曰:帝常从文帝猎,见子母鹿。文帝射杀鹿母,使帝射鹿子,帝不从,曰:“陛下已杀其母,臣不忍复杀其子。”因涕泣。文帝即放弓箭,以此深奇之,而树立之意定。
  29. ^ 明帝既嗣立,追痛甄后之薨,故太后以忧暴崩。甄后临没,以帝属李夫人。及太后崩,夫人乃说甄后见谮之祸,不获大敛,被发覆面,帝哀恨流涕,命殡葬太后,皆如甄后故事。
  30. ^ 汉晋春秋曰:初,甄后之诛,由郭后之宠,及殡,令被发覆面,以糠塞口,遂立郭后,使养明帝。帝知之,心常怀忿,数泣问甄后死状。郭后曰:“先帝自杀,何以责问我?且汝为人子,可追雠死父,为前母枉杀后母邪?”明帝怒,遂逼杀之,敕殡者使如甄后故事。
  31. ^ 《资治通鉴》:及即皇帝位,安平郭贵嫔有宠,甄夫人留邺不得见。失意,有怨言。郭贵嫔谮之,帝大怒。六月,丁卯,遣使赐夫人死。
  32. ^ 甄后死于黄初二年,明帝年已十七矣,岂不知其死状,尚待李夫人之陈说乎?
  33. ^ 《魏书》:及明帝继位,魏书载三公奏曰:“盖孝敬之道,笃乎其亲,乃四海所以承化,天地所以明察,是谓生则致其养,殁则光其灵,诵述以尽其美,宣扬以显其名者也。今陛下以圣懿之德,绍承洪业,至孝烝烝,通於神明,遭罹殷忧,每劳谦让。先帝迁神山陵,大礼既备,至於先后,未有显谥。伏惟先后恭让著於幽微,至行显於不言,化流邦国,德侔二南,故能膺神灵嘉祥,为大魏世妃。虽夙年登遐,万载之后,永播融烈,后妃之功莫得而尚也。案谥法:‘圣闻周达曰昭。德明有功曰昭。’昭者,光明之至,盛久而不昧者也。宜上尊谥曰文昭皇后。”是月,三公又奏曰:“自古周人始祖后稷,又特立庙以祀姜嫄。今文昭皇后之於万嗣,圣德至化,岂有量哉!夫以皇家世(祀)之尊,而克让允恭,固推盛位,神灵迁化,而无寝庙以承享(礼),非所以报显德,昭孝敬也。稽之古制,宜依周礼,先妣别立寝庙。”并奏可之。
  34. ^ 《资治通鉴》:癸未,追谥甄夫人曰文昭皇后。二月,立文昭皇后寝园于邺。王朗往视园陵,见百姓多贫困,而帝方营修宫室,朗上疏谏曰:“昔大禹欲拯天下之大患,故先卑其宫室,俭其衣食;勾践欲广其御儿之疆,亦约其身以及家,俭其家以施国;汉之文、景欲恢弘祖业,故割意于百金之台,昭俭于弋绨之服;霍去病中才之将,犹以匈奴未灭,不治第宅。明恤远者略近,事外者简内也。今建始之前,足用列朝会;崇华之后,足用序内官;华林、天渊,足用展游宴。若且先成象魏,修城池,其馀一切须丰年,专以勤耕农为务,习戎备为事,则民充兵强而寇戎宾服矣。”
  35. ^ 《三国志》:太和元年三月,以中山魏昌之安城乡户千,追封逸,谥曰敬侯;适孙像袭爵。四月,初营宗庙,掘地得玉玺,方一寸九分,其文曰“天子羡思慈亲”,明帝为之改容,以太牢告庙。又尝梦见后,於是差次舅氏亲疏高下,叙用各有差,赏赐累钜万;以像为虎贲中郎将。
  36. ^ 《通典·礼典》:魏太和六年四月,明帝有外祖母安成乡敬侯夫人之丧。即甄后母也。太常韩暨奏:“天子降周,为外祖母无服。”尚书奏:“汉旧事亡阙,无外祖制仪。三代异礼,可临毕,御还寝,明日反吉便膳。”尚书赵咨等奏:“哭敬侯夫人,张帷幕端门外之左。群臣位如朝。皇帝黑介帻,进贤冠,皂服。十五举声则罢。”诏问汉旧云何?散骑常侍缪袭奏:“后汉邓太后新野君薨时,安帝服缌,百官素服。安帝继和帝后,邓太后母即为外祖母也。但太后临朝,安帝自藩见援立故也。又按,后汉寿张恭侯樊宏以光禄大夫薨,宏即光武之舅也,亲临丧葬。准前代,宜尚书、侍中以下吊祭送葬。”博士乐详议:“周礼,王吊,弁绖,锡缞。礼有损益,今进贤冠,练单衣。”又诏:“当依周礼,无事更造。”蜀谯周云:“天子、诸侯为外祖父小功,诸侯嫡子为母、妻及外祖父母、妻父母,皆如国人。旧说外祖父母,母族之正统;妻之父母,亦妻族之正统也。母、妻与己尊同,母、妻所不敢降,亦不降。”
  37. ^ 是月,后母薨,帝制缌服临丧,百僚陪位。四年十一月,以后旧陵庳下,使像兼太尉,持节诣邺,昭告后土,十二月,改葬朝阳陵。像还,迁散骑常侍。
  38. ^ 《三国志》:青龙二年春,追谥后兄俨曰安城乡穆侯。夏,吴贼寇扬州,以像为伏波将军,持节监诸将东征,还,复为射声校尉。三年薨,追赠卫将军,改封魏昌县,谥曰贞侯;子畅嗣。又封畅弟温、韡、艳皆为列侯。四年,改逸、俨本封皆曰魏昌侯,谥因故。封俨世妇刘为东乡君,又追封逸世妇张为安喜君。
  39. ^ 《三国志》:景初元年夏,有司议定七庙。冬,又奏曰:“盖帝王之兴,既有受命之君,又有圣妃协于神灵,然后克昌厥世,以成王业焉。昔高辛氏卜其四妃之子皆有天下,而帝挚、陶唐、商、周代兴。周人上推后稷,以配皇天,追述王初,本之姜嫄,特立宫庙,世世享尝,周礼所谓‘奏夷则,歌中吕,舞大濩,以享先妣’者也。诗人颂之曰:‘厥初生民,时维姜嫄。’言王化之本,生民所由。又曰:‘閟宫有侐,实实枚枚,赫赫姜嫄,其德不回。’诗、礼所称姬宗之盛,其美如此。大魏期运,继于有虞,然崇弘帝道,三世弥隆,庙祧之数,实与周同。今武宣皇后、文德皇后各配无穷之祚,至於文昭皇后膺天灵符,诞育明圣,功济生民,德盈宇宙,开诸后嗣,乃道化之所兴也。寝庙特祀,亦姜嫄之閟宫也,而未著不毁之制,惧论功报德之义,万世或阙焉,非所以昭孝示后世也。文昭庙宜世世享祀奏乐,与祖庙同,永著不毁之典,以播圣善之风。”於是与七庙议并勒金策,藏之金匮。
  40. ^ 《三国志》:帝思念舅氏不已。畅尚幼,景初末,以畅为射声校尉,加散骑常侍,又特为起大第,车驾亲自临之。又於其后园为像母起观庙,名其里曰渭阳里,以追思母氏也。嘉平三年正月,畅薨,追赠车骑将军,谥曰恭侯;子绍嗣。
  41. ^ “渭阳“出自《诗经·秦风》:我送舅氏,曰至渭阳。何以赠之?路车乘黄。我送舅氏,悠悠我思。何以赠之?琼瑰玉佩。秦康公时为太子,赠送晋文公于渭之阳,念母之不见也,我见舅氏,如母存焉。
  42. ^ Văn học sử Trung Quốc, tập I, GS. Huỳnh Minh Đức dịch, Nhà xuất bản Trẻ, 1992, tr. 256
  43. ^ Tiêu Thống (sưu tầm), Lý Thiện (chú thích), Chiêu Minh văn tuyển, quyển 19, Lạc thần phú.
  44. ^ Lê Đông Phương, sách đã dẫn, tr 356-357
  • Lê Đông Phương (2007), Kể chuyện Tam Quốc, Nhà xuất bản Đà Nẵng
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Kazuha - Sắc lá phong đỏ rực trời thu
Kazuha - Sắc lá phong đỏ rực trời thu
Kazuha là một Samurai vô chủ đến từ Inazuma, tính tình ôn hòa, hào sảng, trong lòng chất chứa nhiều chuyện xưa
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Đại cương chiến thuật bóng đá: Pressing và các khái niệm liên quan
Cụm từ Pressing đã trở nên quá phổ biến trong thế giới bóng đá, đến mức nó còn lan sang các lĩnh vực khác và trở thành một cụm từ lóng được giới trẻ sử dụng để nói về việc gây áp lực
Nhân vậy Mikasa Ackerman trong Shingeki no Kyojin
Nhân vậy Mikasa Ackerman trong Shingeki no Kyojin
Mikasa Ackerman (ミカサ・アッカーマン , Mikasa Akkāman) là em gái nuôi của Eren Yeager và là nữ chính của series Shingeki no Kyojin.
Giới thiệu trang bị Genshin Impact - Vôi Trắng và Rồng Đen
Giới thiệu trang bị Genshin Impact - Vôi Trắng và Rồng Đen
Nhà Lữ Hành thân mến! Trong phiên bản mới "Vôi Trắng và Rồng Đen", ngoại trừ cách chơi mới, còn có rất nhiều trang bị mới. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu cách nhận trang bị nhé!