Khúc Nghĩa

Khúc Nghĩa
Thông tin cá nhân
Sinhthế kỷ 2
Giới tínhnam
Nghề nghiệpquân nhân
Quốc tịchĐông Hán

Khúc Nghĩa (chữ Hán: 麴義, bính âm: Qū Yì) là một vị tướng lĩnh quân sự cuối thời Đông Hán. Ông tham gia cuộc chiến tranh quân phiệt thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc, phục vụ cho thế lực của lãnh chúa Viên Thiệu.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Khúc Nghĩa là người ở Lương châu, sau theo Viên Thiệu làm tướng. Ông nổi tiếng trong trận Giới Kiều, là chỉ huy quân đội của Viên Thiệu trong trận này.

Anh hùng ký của Vương Xán chép: Công Tôn Toản đánh giặc Khăn vàng ở Thanh châu xong, về đóng quân ở huyện Quảng Tông, rồi đánh Ký châu, tự phong quan chức, nhiều người đi theo.

Năm 191, Viên Thiệu tiến đánh Công Tôn Toản, 2 bên gặp nhau ở phía nam Giới Kiều, cách cầu 20 dặm. Quân bộ của Toản có hơn 3 vạn, bày trận hình vuông; quân kỵ ở 2 bên đều có hơn 5000; quân "bạch mã nghĩa tòng" (cưỡi ngựa trắng) làm trung quân, cờ xí mũ giáp sáng rợp trời đất.

Dùng nỏ phá kỵ binh

[sửa | sửa mã nguồn]

Viên Thiệu sai Khúc Nghĩa đem 800 quân làm tiền phong, cùng 1000 quân cung nỏ đi theo, Thiệu tự dẫn mấy vạn quân bộ bày trận ở sau. Nghĩa lâu ngày ở Lương châu, hiểu quen cách đánh trận của người Khương, quân sĩ đều kiêu dũng.[1]

Toản thấy quân của Khúc Nghĩa ít, liền phái Thứ sử Ký châu Nghiêm Cương (嚴綱) dẫn kỵ binh xông lên. Quân của Nghĩa nép dưới khiên, khi địch đến cách mấy chục bước thì đồng loạt đứng dậy, tung bụi hô to, dùng nỏ lớn bắn. Nghiêm Cương tử trận, quân của Toản tan vỡ, chết hơn nghìn người, bỏ chạy.[1]

Khúc Nghĩa đuổi theo đến Giới Kiều, hậu quân của Công Tôn Toản quay lại đánh nhau ở trên cầu. Nghĩa đánh lui chúng, rồi đến trại của Toản, nhổ phá cửa trại, quân còn lại trong trại đều tan chạy.[1]

Giải vây cứu chúa

[sửa | sửa mã nguồn]

Viên Thiệu ở phía sau, cách cầu mấy chục dặm, thấy Toản đã vỡ trận thì không thèm phòng bị, xuống ngựa cởi yên, chỉ đặt mấy chục cây nỏ cứng ở dưới trướng, hơn 100 quân cầm kích lớn đi theo.

Lúc đó có hơn 2000 quân kỵ của Công Tôn Toản bất thần xông đến, vây Thiệu mấy vòng, tên bắn như mưa. Điền Phong đỡ Thiệu muốn trốn vào sau tường, Thiệu cởi mũ trụ ném xuống đất nói: "Đại trượng phu nên đánh đến chết, lại thèm trốn sau tường để được sống sao?" Khúc Nghĩa quay lại cứu Thiệu, quân của Toản tan chạy.

Cậy công kiêu căng

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo những ghi chép của sử gia Trần Thọ trongTam quốc chí, Khúc Nghĩa sau đó cậy mình có công, tỏ ra kiêu ngạo, rồi bị Viên Thiệu giết.[2]

Trong văn học

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung, nhân vật Khúc Nghĩa là tướng của Viên Thiệu, đấu tay đôi với nhân vật Triệu Vân, mới một hiệp bị Vân đâm chết. Khúc Nghĩa trở thành nạn nhân đầu tiên trong vô số các chiến công hư cấu của nhân vật Triệu Vân trong tiểu thuyết.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Phạm Diệp, Hậu Hán thư, Quyển 74 (Thượng), Viên Thiệu liệt truyện: Thiệu tự đến đánh Toản, gặp đánh ở phía nam Giới Kiều hai mươi dặm. Quân bộ của Toản có hơn ba vạn người bày trận hình vuông, quân kị ở hai bên, tả hữu đều có hơn năm nghìn quân kị; quân 'bạch mã nghĩa tòng' làm trung quân, cũng chia làm hai cánh, tả sang hữu, hữu sang tả, cờ xí mũ giáp sáng rợp trời đất. Thiệu sai Khúc Nghĩa đem tám trăm quân làm tiền phong, lấy nghìn cây nỏ cứng lướt theo, Thiệu tự dẫn mấy vạn quân bộ bày trận ở sau. Nghĩa lâu ngày ở Lương châu, hiểu quen cách đánh trận của người Khương, quân sĩ đều kiêu dũng. Toản thấy quân địch ít, liền xua quân kị muốn vào dày xéo; quân của Nghĩa đều nép dưới khiên không động, chưa đến mấy chục bước thì cùng lúc đều đứng dậy, tung bụi hô lớn, đi lên xông xáo, lúc ấy nỏ lớn cũng bắn, trúng liền tất ngã, vào trận chém hơn nghìn thủ cấp là quân của viên Kí châu Thứ sử Nghiêm Cương mà Toản sắp đặt; quân của Toản tan vỡ, bộ kị bỏ chạy, không còn về trại được. Nghĩa đuổi đến Giới Kiều, hậu quân của Toản quay lại đánh ở trên cầu, Nghĩa lại phá chúng, rồi đến trại của Toản, nhổ phá cửa trại, quân còn lại trong trại đều tan chạy. Chữ Hán: 公孫瓚擊青州黃巾賊,大破之,還屯廣宗,改易守令,冀州長吏無不望風響應,開門受之。紹自往征瓚,合戰于界橋南二十里。瓚步兵三萬餘人為方陳,騎為兩翼,左右各五千餘匹,白馬義從為中堅,亦分作兩校,左射右,右射左,旌旗鎧甲,光照天地。義久在涼州,曉習羌鬥,兵皆驍銳。瓚見其兵少,便放騎欲陵蹈之。義兵皆伏楯下不動,未至數十步,乃同時俱起,揚塵大叫,直前衝突,彊弩雷發,所中必倒,臨陳斬瓚所署冀州刺史嚴綱甲首千餘級。令麴義以八百兵為先登,彊弩千張夾承之,紹自以步兵數萬結陳于後。瓚軍敗績,步騎奔走,不復還營。義追至界橋;瓚殿兵還戰橋上,義復破之,遂到瓚營,拔其牙門,營中餘眾皆復散走。
  2. ^ Trần Thọ, Tam quốc chí, Ngụy thư 6, Viên Thiệu truyện: Khúc Nghĩa sau đó cậy công mà kiêu căng, Thiệu bèn giết đi. Chữ Hán: 麴義後恃功而驕恣,紹乃殺之。
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Haibara Ai -
Haibara Ai - "trà xanh" mới nổi hay sự dắt mũi của các page C-biz và “Văn hóa” chửi hùa
Haibara Ai - "trà xanh" mới nổi hay sự dắt mũi của các page C-biz và “Văn hóa” chửi hùa của một bộ phận fan và non-fan Thám tử lừng danh Conan.
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài - hình thức nghệ thuật đắt giá của Việt Nam
Sơn mài là một hình thức tranh sơn phết truyền thống của Việt Nam được tạo ra từ một loại sơn độc được thu hoạch từ một vùng xa xôi của đất nước
Advanced JavaScript Features
Advanced JavaScript Features
JavaScript is one of the most dynamic languages. Each year, multiple features are added to make the language more manageable and practical.
[Eula] Giải nghĩa cung mệnh - Aphros Delos
[Eula] Giải nghĩa cung mệnh - Aphros Delos
Nhưng những con sóng lại đại diện cho lý tưởng mà bản thân Eula yêu quý và chiến đấu.