Vũ Chu (Tam Quốc)

Vũ Chu
Tên chữBá Nam
Thông tin cá nhân
Sinhthế kỷ 2
Giới tínhnam
Gia quyến
Hậu duệ
Võ Cai, Võ Thiều, Võ Mậu
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchTào Ngụy

Vũ Chu (tiếng Trung: 武周; bính âm: Wu Zhou; ? - ?), tự Bá Nam (伯南), là quan viên Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ Chu quê ở huyện Trúc Ấp, nước Bái, Dự Châu[1],[2] là con trai trưởng của Lâm Dĩnh hầu, thái thú Cửu Giang Vũ Đoan (武端).[3]

Năm 196, Tào Tháo khống chế được Hán Hiến đế, bắt đầu chấp chưởng triều đình, Vũ Chu lúc này bắt đầu xuất sĩ. Năm 199, Tào Tháo tiêu diệt Lã Bố, khống chế Từ Châu, bổ nhiệm Vũ Chu làm huyện lệnh Hạ Bi. Quốc tướng nước Lang GiaTang Bá kính trọng Chu, thường đến nhà riêng làm khách. Bộ hạ của Bá là tùng sự Tổng Đồng (總詷) làm việc trái pháp luật. Chu biết được việc này, cho người đến bắt rồi thẩm vấn đến chết. Bá biết chuyện, càng quý trọng Chu.[4]

Năm 209, Trương Liêu được nhận giả tiết, trấn thủ Thọ Xuân. Vũ Chu chuyển chức làm hộ quân của Liêu, hai người xảy ra hiềm khích. Sau Liêu liền tới gặp thứ sử Dương Châu Ôn Khôi, mời Hồ Chất ra làm phụ tá, Chất lấy cớ có bệnh từ chối. Liêu hỏi: Ta có lòng ủy thác trọng trách, ngài cớ gì đối xử như thế? Chất đáp rằng: Người xưa kết giao, biết người lấy nhiều vẫn tin là kẻ đó không tham, biết người thua chạy mà tin người đó không nhát, thì mới có thể trọn tình. Vũ Bá Nam là nhã sĩ, xưa tướng quân hay tán thưởng hắn, giờ chỉ vì cái tức trừng mắt[5] mà gây ra hiềm khích. Huống chi Chất tài bạc, sao có thể ở chung? Đây là lý do vậy. Trương Liêu cảm kích lời đó, hòa giải với Vũ Chu.[2]

Năm 215, Tôn Quyền chuẩn bị tấn công Hợp Phì. Tào Tháo lấy Tiết Đễ thay Vũ Chu làm hộ quân của Trương Liêu. Năm 220, Tào Phi soán Hán, lấy Chu làm Thị ngự sử. Chu làm quan tới chức Quang lộc đại phu,[2] Vệ úy,[6] tước Nam Xương hầu,[3] không rõ mất khi nào.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ Chu có ba con trai, nổi danh từ lúc nhỏ, được người cùng quận là Lưu Công Vinh (劉公榮) coi tướng, đoán rằng đều thành công trên hoạn lộ[2]:

  • Vũ Cai (武陔), tự Nguyên Hạ (夏), làm quan cho nhà Tấn tới chức Khai phủ, Nghi đồng tam tư.
  • Vũ Thiều (武韶), tự Thúc Hạ (叔夏), quan đến Tán kỵ thường thị.
  • Vũ Mậu (武茂), tự Quý Hạ (季夏), quan đến Tán kỵ thường thị.
  • Một con gái, hả cho Lưu Phân (劉芬).

Trong văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ Chu không xuất hiện trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nay là Tuy Khê, An Huy.
  2. ^ a b c d Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú, Tam quốc chí, Ngụy thư, quyển 27, Từ Hồ nhị Vương truyện.
  3. ^ a b Âu Dương Tu, Tống Kỳ (chủ biên), Tân Đường thư, quyển 74 (thượng), Biểu 14 (thượng), Tể tướng thế hệ biểu (4, thượng).
  4. ^ Trần Thọ, Bùi Tùng Chi chú, Tam quốc chí, Ngụy thư, quyển 18, Nhị Lý Tang Văn Lữ Hứa Điển nhị Bàng Diêm truyện.
  5. ^ Nguyên văn: Nhai Tí chi hận (睚眥之恨), tức cái giận trừng mắt, tức là giận dỗi vì chút chuyện nhỏ. Nhai Tí là một trong chín con của rồng, tính thích chém giết, thường khắc trên binh khí, có đặc điểm là đôi mắt trợn, hung dữ.
  6. ^ Phòng Huyền Linh, Tấn thư, quyển 45, liệt truyện 15, Vũ Cai truyện.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Vương miện Trí thức - mảnh ghép còn thiếu trong giả thuyết Paimon từng là Công chúa Đảo Thiên Không
Review Phim:
Review Phim: "Gia Tài Của Ngoại" - Khi "Thời Gian" Hóa Thành "Vàng Bạc"
Chắc hẳn, dạo gần đây, "How to Make Millions Before Grandma Dies" hay "หลานม่า" (Lahn Mah) đã trở thành cơn sốt điện ảnh Đông Nam Á
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Đương, tổ chức vào ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Bọt trong Usucha có quan trọng không?
Trong một thời gian, trường phái trà đạo Omotesenke là trường phái trà đạo thống trị ở Nhật Bản, và usucha mà họ làm trông khá khác so với những gì bạn có thể đã quen.