Nhôm sulfide

Nhôm sulfide
Tên khácAluminum sulfide
Nhận dạng
Số CAS1302-81-4
PubChem16684788
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Al+3].[Al+3].[S-2].[S-2].[S-2]

InChI
đầy đủ
  • 1/2Al.3S/q2*+3;3*-2
Thuộc tính
Công thức phân tửAl2S3
Khối lượng mol150.158 g/mol
Bề ngoàigray solid
Khối lượng riêng2.02 g/cm³
Điểm nóng chảy 1.100 °C (1.370 K; 2.010 °F)
Điểm sôi 1.500 °C (1.770 K; 2.730 °F)
Độ hòa tan trong nướcphân hủy
Độ hòa tankhông tan trong axeton
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểtrigonal
Nhiệt hóa học
Enthalpy
hình thành
ΔfHo298
-724 kJ/mol
Entropy mol tiêu chuẩn So298116.9 J/mol K
Nhiệt dung105.1 J/mol K
Các nguy hiểm
Phân loại của EUnot listed
NFPA 704

0
4
2
 
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Nhôm sulfide là một hợp chất hóa học có thành phần gồm hai nguyên tố nhômlưu huỳnh, với công thức hóa học được quy định là Al2S3. Hợp chất này không màu này có một cấu trúc hóa học thú vị, tồn tại ở nhiều dạng thức khác nhau. Ngoài ra, hợp chất này cũng nhạy cảm với độ ẩm, thủy phân đến nhôm oxit hoặc nhôm hydroxide. Điều này có thể bắt đầu khi sulfide tiếp xúc với khí quyển.[1] Phản ứng thủy phân tạo ra khí hydro sulfide (công thức hóa học là H2S).

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhôm sulfide được điều chế cách dễ dàng bằng cách đốt các nguyên tố thành phần là nhôm và lưu huỳnh lại với nhau, qua phương trình miêu tả phản ứng sau đây:[2]

2 Al + 3 S → Al2S3

Phản ứng này là một phản ứng tỏa ra rất nhiều nhiệt, do đó không cần thiết phải làm nóng toàn bộ khối lượng của hỗn hợp Nhôm sulfide này; (ngoại trừ có thể cho một lượng rất nhỏ các chất phản ứng). Sản phẩm phản ứng sẽ được tạo ra dưới dạng hợp nhất và có nhiệt độ cao, đạt đến ngưỡng ít nhất là 1100 °C và có thể tan chảy theo cách thức riêng là thông qua thép. Sản phẩm tạo ra sau khi nguội đi ở dạng rất cứng.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Holleman, A. F.; Wiberg, E. "Inorganic Chemistry" Academic Press: San Diego, 2001. ISBN 0-12-352651-5.
  2. ^ McPherson, William (1913). Laboratory manual. Boston: Ginn and Company. tr. 445.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan