Câu lạc bộ bóng đá Huế

Huế
Tên đầy đủCâu lạc bộ bóng đá Huế
Biệt danhĐội bóng Cố đô
Thành lập1976; 48 năm trước (1976)
Sân vận độngTự Do
Sức chứa28.000
Chủ tịch điều hànhTrần Quang Sang
Trưởng đoànTrần Quang Sang
Huấn luyện viênNguyễn Đức Dũng
Giải đấuV.League 2
V.League 2 - 2023/24Thứ 4
Mùa giải hiện nay

Câu lạc bộ bóng đá Huế là một câu lạc bộ bóng đá Việt Nam có trụ sở ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện đang tham dự Giải bóng đá hạng nhất quốc gia.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cổ động viên lão thành ở Huế không ai nhớ được chính xác đội bóng đá đầu tiên ở Huế thành lập từ năm nào. Theo một số cứ liệu còn lưu lại, vào những năm 1920, các trận đấu bóng đá đã được tổ chức tại Huế. Nơi thường diễn ra các trận đấu bóng giữa những đội bóng của binh lính Pháp, các đội bóng của người Việt ở Huế là sân "Sép" nằm ngay bên bờ Bắc sông Hương, bên cạnh chợ Đông Ba.

Tại các giải bóng đá Đông Dương, bóng đá Trung Kì với nòng cốt là các cầu thủ Huế từng có tới 3 lần vào các năm 1941, 1943, 1944 đoạt ngôi vị á quân. Những người hâm mộ bóng đá lâu năm ở Huế vẫn thường hay nhắc đến những tên tuổi cầu thủ nổi tiếng của bóng đá Huế thời trước Cách mạng như: Bửu Phấn, Bửu Bàng, Tư Ếch, Minh, Hưởng, Tiền, Tốt…và hai danh thủ Nguyễn Hữu Tường - Nguyễn Hữu Hồ được thi đấu cho đội tuyển Đông Dương.

Sau năm 1975, đội tuyển Bình Trị Thiên, tiền thân của đội Thừa Thiên Huế hiện nay được thành lập và tham dự giải bóng đá Trường Sơn (1976). Do khó khăn về kinh tế, cộng thêm sự thiếu hụt về lực lượng, đội bóng phải xuống thi đấu ở hạng B (tương đương hạng nhì hiện nay). Mãi đến năm 1993, sau nhiều lần sáp nhập, củng cố, các cầu thủ Thừa Thiên Huế mới được thăng hạng giải các đội mạnh Quốc gia.

Mùa bóng năm 1995 là mùa bóng đáng nhớ nhất trong lịch sử bóng đá đất Cố đô. Đội Thừa Thiên Huế với những tuyển thủ như Công Quốc, Đình Tuấn, Sỹ Hùng cùng hàng loạt cầu thủ trụ cột khác như Quý Tâm Anh, Quốc Dân, Quang Sang, Đức Dũng... do HLV Ninh Văn Bảo dẫn dắt đã bất ngờ lọt vào vòng chung kết và làm nên lịch sử với chức á quân, sau khi vượt qua các đội bóng tên tuổi như Lâm Đồng, An Giang, Cảng Sài Gòn và chỉ chịu dừng bước trước Công an thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng ngay mùa bóng năm sau, các cầu thủ Thừa Thiên Huế đã phải xuống hạng.[1]

Đến mùa giải 1998, đội bóng Thừa Thiên Huế dưới sự dẫn dắt của HLV Nguyễn Đình Thọ đã giành quyền thi đấu trở lại tại giải hạng Nhất sau 2 trận play-off với Hải Quan.[2] Mùa bóng năm 2002, Huda Huế của HLV Đoàn Phùng rớt hạng V-League sau khi thua trận play-off trước Hà Nội ACB trên sân Vinh. Sau 4 năm thi đấu ở hạng Nhất, mùa giải 2007, Huda Huế đã đã trở lại đấu trường V-League sau khi thắng nghẹt thở Hải Phòng ở loạt thi đấu luân lưu trong trận trận tranh suất đá Play-off. Điều đáng nói, đội bóng Huda Huế thăng hạng năm đó chủ yếu với dàn cầu thủ U20 trưởng thành sau Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc tại Huế năm 2004. Chỉ một năm sau, do không được đầu tư tương xứng, Huda Huế lại trở về chơi ở hạng Nhất cho đến mùa giải 2011, khi đội tiếp tục phải xuống hạng Hai.

Sau khi bị xuống hạng Hai, CLB cũng gặp rất nhiều khó khăn về tài chính khi nhà tài trợ Bia Huda chính thức rút lui. Trong hoàn cảnh đó, ban lãnh đạo đội bóng đã có quyết định thay mới hoàn toàn đội bóng với quyết tâm lên hạng Nhất. Trước tiên là lấy cái tên đội bóng là Câu lạc bộ bóng đá Huế, không gắn tên của nhà tài trợ. Sau đó, họ thay mới đội hình với đưa lên đội 1 những cầu thủ đã giành Huy chương vàng Hội khỏe Phù Đổng 2004 và Vô địch Giải bóng đá U-13 Quốc gia 2006 của Huế như: Minh Hoàng, Công Nhật, Ngọc Mười, Đức Phát, Võ Lỹ,... cộng thêm những cầu thủ trụ cột gồm Tuấn Tú, Trọng Trung, Khoa Nhật, Hữu Quang, Hữu Vân... Và sự thay đổi đó đã đem lại kết quả tốt đẹp: mùa giải 2013, Huế vô địch hạng Nhì và đã trở lại hạng Nhất.

Kết thúc mùa giải hạng Nhất Quốc gia 2014, đoàn quân trẻ của HLV Nguyễn Đức Dũng đã đứng thứ 5/8 đội tham dự. Trong năm 2014, đội cũng đã đại diện cho bóng đá Việt Nam tham dự giải bóng đá Các nước tiểu vùng sông Mê Kông 2014 tại Thái Lan và đã xuất sắc giành chức vô địch. Tháng 12, toàn đội đã giành tấm huy chương bạc môn bóng đá Nam Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc 2014 sau khi thất bại 4-0 trước SLNA tại trận chung kết.

Mùa giải 2019, với sự góp mặt của các cầu thủ trẻ Trần Danh Trung, Nguyễn Hữu Thắng,... CLB Bóng đá Huế đứng thứ 5 với 9 trận thắng, hòa 2 và 11 trận thua.

So với những đội bóng khác ở miền Trung, bóng đá Huế không chỉ có bề dày thành tích gần một thế kỉ mà còn có một môi trường khá thuận lợi. Dù thi đấu ở trong Nam hay ngoài Bắc, các cổ động viên luôn có mặt, sát cánh cùng với đội bóng, tạo nên động lực tinh thần to lớn cho các cầu thủ.

Ban huấn luyện

[sửa | sửa mã nguồn]
Chức vụ Tên
Trưởng đoàn Việt Nam Trần Quang Sang
Huấn luyện viên trưởng Việt Nam Nguyễn Đức Dũng
Trợ lý huấn luyện viên Việt Nam Phan Văn Trí
Việt Nam Phan Văn Hòa
Việt Nam Nguyễn Quốc Huy
Huấn luyện viên thủ môn Việt Nam Mai Đức Hạnh
Nhân viên trị liệu Việt Nam Nguyễn Văn Hiếu
Cán bộ truyền thông Việt Nam Nguyễn Kinh

Đội hình hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]
Tính đến đầu mùa giải V.League 2 - 2022.[3]

Ghi chú: Quốc kỳ chỉ đội tuyển quốc gia được xác định rõ trong điều lệ tư cách FIFA. Các cầu thủ có thể giữ hơn một quốc tịch ngoài FIFA.

Số VT Quốc gia Cầu thủ
1 TM Việt Nam Nguyễn Văn Minh Hiếu
2 HV Việt Nam Huỳnh Hiếu
3 HV Việt Nam Lê Phước Nhật Quang
4 HV Việt Nam Nguyễn Hồng Phong
5 HV Việt Nam Bùi Duy Bảo
7 TV Việt Nam Lê Ngọc Thiên Ân
8 TV Việt Nam Huỳnh Thế Hiếu
9 Việt Nam Trần Thành
10 TV Việt Nam Nguyễn Văn Chiến
11 Việt Nam Hồ Thanh Minh
12 TV Việt Nam Nguyễn Văn Sang
14 TV Việt Nam Bùi Tiến Sinh
16 Việt Nam Nguyễn Hữu Tiệp
17 HV Việt Nam Ngô Hoàng Quân
18 TV Việt Nam Bùi Xuân Lộc
Số VT Quốc gia Cầu thủ
19 HV Việt Nam Nguyễn An
20 TV Việt Nam Lê Quốc Nhật Nam
21 HV Việt Nam Vũ Văn Quyết
24 HV Việt Nam Lê Võ Đình Hoàng Văn
25 Việt Nam Trần Văn Bun
26 TM Việt Nam Lê Văn Tấn
27 TV Việt Nam Trần Phạm Bảo Tuấn
28 TM Việt Nam Võ Đức Bảo
29 TM Việt Nam Nguyễn Tiến Tạo (đội trưởng)
32 HV Việt Nam Lê Viết Hiếu
37 HV Việt Nam Nguyễn Đức Tiến
51 HV Việt Nam Lê Quang Phong
88 TV Việt Nam Âu Dương Quân
93 HV Việt Nam Trần Đức Phát

.

Sân vận động

[sửa | sửa mã nguồn]

Sân nhà của Câu lạc bộ bóng đá Huế là sân vận động Tự Do. Là một sân vận động nằm ở trung tâm thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam với sức chứa khoảng 25.000 chỗ ngồi. Sân Tự Do được người Pháp xây dựng khoảng những năm đầu thập niên 1930 và đặt tên là Stade Olympique de Hué. Sau đó, Triều đình Nhà Nguyễn đổi tên sân thành sân vận động Bảo Long (Bảo Long là hoàng thái tử của Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương).

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]
2 Á quân (1): 1995
2 Á quân (1): 2002
2 Á quân (2): 2015, 2017
3 Hạng ba (2): 2004, 2006
1 Vô địch (1): 2013
3 Hạng ba (1): 2012
1 Huy chương vàng (1): 2014
2 Huy chương bạc (1): 2014

Nhà tài trợ

[sửa | sửa mã nguồn]
Giai đoạn Nhà tài trợ trang phục Nhà tài trợ áo đấu
2019–2022 Đức Adidas (K) Bamboo Airways
2023-2024 Việt Nam VNASPORTS (T)
2024- Việt Nam CR SPORT (T) [4]

Chú thích: (K): Không rõ thông tin về tài trợ/Đội bóng tự mua trang phục để sử dụng; (T): Được tài trợ

Thành tích tại các mùa giải

[sửa | sửa mã nguồn]
Mùa giải Trận Thắng Hòa Thua BT BB HS Điểm Vị trí Ghi chú
Giải bóng đá Các đội mạnh Toàn quốc 1995 15 7 1 7 16 17 −1 15 thứ 2 Á quân
Giải bóng đá Các đội mạnh Toàn quốc 1996 13 0 5 8 6 16 −10 5 thứ 12 Xuống hạng
Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia 1997 Không vượt qua vòng loại
Giải bóng đá Hạng Nhì Quốc gia 1998 4 3 1 0 6 3 +3 10 thứ 2 Thăng hạng sau play-off
Giải bóng đá tập huấn mùa xuân 1999 6 2 2 2 7 7 0 8 thứ 4 Vòng bảng: Bảng B
Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia 1999–2000 24 9 5 10 30 29 +1 32 thứ 7
V-League 2000-01 18 6 5 7 16 21 −5 23 thứ 8
V-League 2001-02 18 6 3 9 17 24 −7 21 thứ 9 Xuống hạng sau play-off
Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia 2003 22 9 7 6 24 16 +8 34 thứ 4
Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia 2004 22 13 6 3 33 14 +19 45 thứ 3
Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia 2005 22 8 8 6 28 27 +1 32 thứ 5
Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia 2006 26 9 12 5 34 28 +6 39 thứ 3 Thắng play-off, thăng hạng chuyên nghiệp
V-League 2007 26 4 8 14 25 44 −19 20 thứ 14 Xuống hạng Nhất 2008
Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia 2008 26 10 7 9 40 35 +5 37 thứ 6
Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia 2009 24 9 7 8 21 16 +5 34 thứ 5
Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia 2010 24 7 6 11 27 38 −11 27 thứ 11
Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia 2011 26 4 8 14 31 51 −20 20 thứ 14 Xuống hạng Nhì 2012
Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia 2012 8 5 1 2 12 7 +5 16 thứ 2
Giải bóng đá hạng Nhì Quốc gia 2013 9 6 1 1 15 4 +11 19 thứ 1 Thăng hạng V. League 2 2014
V.League 2 2014 14 5 4 5 16 16 0 19 thứ 5
V.League 2 2015 14 7 3 4 16 10 +6 24 thứ 2
V.League 2 2016 18 6 4 8 29 26 +3 22 thứ 7
V.League 2 2017 12 5 2 5 21 10 +11 20 thứ 2
V.League 2 2018 18 5 8 5 26 31 -5 20 thứ 7
V.League 2 2019 22 9 2 11 33 36 -3 29 thứ 6
V.League 2 2020 16 4 6 6 14 19 -5 18 thứ 9 GĐ2
V.League 2 2021 6 1 5 0 6 4 +2 8 thứ 7 GĐ1 Mùa giải bị hủy bỏ vì COVID-19
V.League 2 2022 22 6 7 9 20 31 –11 25 thứ 7
V.League 2 2023 18 5 6 7 19 19 0 21 thứ 6
V.League 2 2023–24 20 8 6 6 26 22 +4 30 thứ 4

Các cầu thủ nổi tiếng và các huấn luyện viên trong lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ nổi tiếng

[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu thủ ngoại

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Brasil Douglas Santos
  • Cameroon Babou Noibi
  • Cameroon Serge Okala
  • Hàn Quốc Hwang Jeing Man
  • Hàn Quốc Hwang Jung Min
  • Nigeria Ayuk Emmanuel
  • Hàn Quốc Sul Ik Chan
  • Uganda Edward Kalungi
  • Hàn Quốc Cha Myung Phi
  • Nigeria Ebenezer Ogboso
  • Uganda Gerald Kays
  • Brasil Francisco Kubio
  • Brasil Vieira Rodrigues
  • Brasil Arthur Bemrder
  • Brasil Julio
  • Brasil Afredo Acosta Ynchausti
  • Argentina Diego Moreno Oscar
  • Brasil Jose Ramalho Menezes
  • Cameroon Ulrich Munze
  • Brasil Marcelo Barbieri
  • Brasil Flavio Luiz Neto Da Silva Cruz
  • Nigeria Christian Nwaokorie
  • Uganda Lukungu Waiwa Roy
  • Togo Alfa Potowabawi
  • Nigeria Oyebola Abiodun Folorunso
  • Nigeria Andrew Opara
  • Nigeria Uzoehere Basden Wilcox
  • Cameroon Njoh Mpondo Alain
  • Brasil Olivera Da Costa Edezio
  • Nigeria Okechukwu Onyema
  • Argentina Miguel Angel Basualdo
  • Uganda Geoffrey Kizito
  • Nigeria Adelaja A. Adewale
  • Croatia Gajic Goran
  • Argentina Alejandro O.Insaurralde
  • Argentina Alexis Blanco
  • Liberia Alex Karmo


Các huấn luyện viên trong lịch sử

Giai đoạn Tên Ghi chú
1993-1995 Việt Nam Nguyễn Hồng Vinh
1995-1996 Việt Nam Ninh Văn Bảo
1998-2001 Việt Nam Nguyễn Đình Thọ
2001-2003 Việt Nam Đoàn Phùng
2003-2004 Việt Nam Nguyễn Đình Thọ
2004-2005 Việt Nam Nguyễn Kim Hằng
2006-2007 Việt Nam Đoàn Phùng
2008 Việt Nam Trần Quang Sang
2008-2010 Việt Nam Đoàn Phùng
2011-2018 Việt Nam Nguyễn Đức Dũng
2019 Việt Nam Phan Văn Trí Huấn luyện viên tạm quyền
2019- Việt Nam Nguyễn Đức Dũng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Một phiên bản của Huế 1995?”. Nhân Dân. 11 tháng 6 năm 2007.
  2. ^ “Huda Huế: Hạng Nhất đang gọi”. Nhân Dân. 20 tháng 6 năm 2007.
  3. ^ “Huế-VPF”.
  4. ^ https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=pfbid08YBH5i5jiQKnRKLTm7sDebZvadTjEH8e8UYfMXMMpoJQaaaavNqQdFEEDmXdR6TEl&id=100063572254020&rdid=UVRTrNsJg5R1cAnf
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Favonius Lance - Weapon Guide Genshin Impact
Favonius Lance - Weapon Guide Genshin Impact
A spear of honor amongst the Knights of Favonius. It is used in a ceremonial role at parades and reviews, but it is also a keen and mortal foe of monsters.
Nữ thợ săn rừng xanh - Genshin Impact
Nữ thợ săn rừng xanh - Genshin Impact
Nữ thợ săn không thể nói chuyện bằng ngôn ngữ loài người. Nhưng cô lại am hiểu ngôn ngữ của muôn thú, có thể đọc hiểu thơ văn từ ánh trăng.
Nhân vật Makima - Chainsaw Man
Nhân vật Makima - Chainsaw Man
Cô được tiết lộ là Ác quỷ Kiểm soát (支 し 配 は い の 悪 あ く 魔 ま Shihai no Akuma?), Hiện thân của nỗi sợ kiểm soát hoặc chinh phục
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Anime: Fumetsu no Anata e Vietsub
Đây là câu chuyện kể về cậu thiếu niên tên Fushi trên hành trình đi tìm ý nghĩa của cuộc sống