Đây là trang giải thích bổ sung cho các quy định về thái độ trung lập, thông tin kiểm chứng được và không đăng nghiên cứu chưa được công bố. Trang này nhằm cung cấp thông tin bổ sung về các khái niệm trong (các) trang mà nó bổ sung. Trang này không phải là một quy định hay hướng dẫn, vì nó không được cộng đồng xem xét kỹ lưỡng. |
Quy định cốt lõi về nội dung |
---|
Quy định khác về nội dung |
Tất cả nội dung trên Wikipedia đều tuân theo ba quy định cốt lõi về nội dung: thái độ trung lập, thông tin kiểm chứng được và không đăng nghiên cứu chưa được công bố. Thành viên cần hiểu rõ bản chất của cả ba, diễn giải như sau:
Cả ba quy định trên sẽ quyết định nội dung thuộc loại nào và chất lượng nào có thể được chấp nhận trong các bài viết Wikipedia. Chúng bổ sung cho nhau, và do đó không nên được hiểu một cách tách biệt nhau. Các nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho chúng không bị thay thế bởi bất kỳ quy định hay hướng dẫn nào khác, hoặc bởi sự đồng thuận của các biên tập viên. Các trang quy định trên có thể được sửa đổi chỉ nhằm mục đích giải thích và áp dụng các nguyên tắc này một cách tốt hơn.
Jimmy Wales: The birth of Wikipedia, 2005 TED (hội nghị), 20 phút |
Quy định "không đăng nghiên cứu chưa được công bố" (no original research, NOR) có nguồn gốc từ quy định "thái độ trung lập" (neutral point of view, NPOV) cùng vấn đề xử lý thông tin bị nhấn mạnh quá mức và thuyết cực đoan. Quy định cốt lõi và lâu đời nhất, NPOV, đóng vai trò tạo ra môi trường mà những biên tập viên với góc nhìn chia rẽ, xung đột hoặc thậm chí đối nghịch nhau cùng hợp tác để đóng góp cho sự ra đời của một bách khoa toàn thư. Nó dựa trên nguyên lý rằng người ta có thể khó đồng ý về việc cái gì là sự thật, nhưng sẽ dễ đồng ý đối với những gì mà họ cùng những người khác tin là sự thật. Vì vậy, Wikipedia không lấy "sự thật" làm tiêu chuẩn để đưa thông tin vào. Thay vào đó, Wikipedia nhắm đến những góc nhìn đa chiều và nổi bật về sự thật. Xuất hiện lần đầu vào tháng 2 năm 2001, quy định NPOV nhằm mục tiêu tạo ra một bách khoa toàn thư không thiên lệch.
Trong hai năm sau đó, một lượng xung đột đáng kể đã xảy ra trong các trang thảo luận bài viết với các cáo buộc biên tập viên vi phạm quy định NPOV, dẫn đến yêu cầu cấp thiết phải có quy định khác bổ trợ cho quy định mang tính nền tảng nêu trên. Cộng đồng Wikipedia đã phát triển khái niệm "kiểm chứng được" (verifiable, V) như là một hướng đi nhằm đảm bảo độ chính xác của bài viết bằng cách khuyến khích biên tập viên trích dẫn nguồn tham khảo; khái niệm trên đã được cụ thể hóa thành quy định vào tháng 8 năm 2003. Kiểm chứng được cũng được xem là cách nhằm đảm bảo mọi góc nhìn nổi bật đều có trong bài viết, dựa trên giả thiết rằng những quan điểm nổi bật nhất thì sẽ dễ có nguồn nhắc đến nhất. Độ nổi bật là yếu tố đặc biệt quan trọng vì quy định NPOV khuyến khích biên tập viên thêm nhiều góc nhìn khác nhau vào bài viết, nhưng không thừa nhận rằng mọi góc nhìn đó đều giống nhau. Mặc dù quy định NPOV cũng không tuyên bố rằng có một số quan điểm gần với sự thật hơn quan điểm khác, nhưng nó vẫn thừa nhận rằng có một số quan điểm thuộc về nhiều người hơn những quan điểm khác. Việc thể hiện quan điểm một cách chính xác do đó cũng có nghĩa là giải thích ai đang giữ quan điểm đó, và đó là quan điểm thuộc về đa số hay thiểu số.
Về sau, một điều không thể tránh khỏi đã xảy ra: biên tập viên phản đối quan điểm đa số thường sắp đặt những nguồn dẫn để lập luận rằng góc nhìn thiểu số đang thắng góc nhìn đa số—thậm chí thêm nguồn để chứng minh cho quan điểm của riêng mình. Do đó, quy định NOR được thiết lập vào năm 2003 để giải quyết việc trích dẫn nguồn một cách đáng ngờ. Nguyên tắc ban đầu của NOR là để tránh biên tập viên giới thiệu những thuyết cực đoan trong khoa học, nhất là vật lý—hoặc loại bỏ những quan điểm kiểm chứng được mà, dựa trên sự phán xét của họ, là sai.[1] Cộng đồng sớm nhận ra rằng quy định cũng nên được áp dụng đối với bất kỳ ai cố đưa góc nhìn của riêng họ vào bài viết, dẫn đến sự ra đời của các quy định con liên quan đến việc trình bày quan điểm một cách cân bằng, không thiên lệch.
Ở dạng sơ khai nhất, quy định này chỉ ra những dạng sửa đổi cần loại trừ như:
đồng thời thiết lập tiêu chí về những dạng sửa đổi có thể được thêm vào:
Wikipedia theo thời gian càng thu hút thêm một lượng lớn biên tập viên đa dạng, và những chủ đề khác như chính trị, tôn giáo và lịch sử cũng chịu ảnh hưởng lớn từ nghiên cứu chưa công bố. Yêu cầu cấp thiết là cần một phương hướng có hệ thống để định nghĩa "nghiên cứu chưa công bố" và hướng dẫn biên tập viên tránh xa điều đó.[2] Các nguyên lý "kiểm chứng được" và "không đăng nghiên cứu chưa được công bố" bị chồng chéo nhau, và cộng đồng đã đề xuất gộp hai quy định trên thành một (xem Wikipedia:Attribution) nhưng không nhận được sự đồng thuận.
Cả ba quy định nói trên đều đã được chuẩn hóa trong giai đoạn sơ khai của Wikipedia tiếng Việt: "Thái độ trung lập" (TDTL) vào tháng 3 năm 2005, "Thông tin kiểm chứng được" (TTKCD) vào tháng 10 năm 2006, và "Không đăng nghiên cứu chưa được công bố" (NCCCB) vào tháng 4 năm 2008.
Các quy định cốt lõi của Wikipedia đã là chủ đề cho nhiều công trình khảo cứu cùng với một số xuất bản liên quan, bao gồm: