Wikipedia:Quy định biên tập

Wikipedia là thành quả từ hàng triệu đóng góp của các tình nguyện viên mà thành. Tương tự như "kiến tha lâu đầy tổ", mỗi người đóng góp cho Wikipedia trong khả năng và theo cách của riêng mình như: khả năng nghiên cứu, kiến thức chuyên môn, khả năng viết lách, sửa chính tả hay giúp bổ sung các thông tin nhỏ lẻ, nhưng quan trọng nhất là luôn sẵn lòng tham gia giúp đỡ. Ngay cả những bài viết xuất sắc nhất cũng không nên được coi là hoàn chỉnh rồi và không cần phải nâng cấp nữa, vì ai cũng có thể đề ra cách thức mới để cải thiện bài vào bất cứ lúc nào.

Tạo bài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các bài bách khoa đều phải đáp ứng quy định về tiêu chuẩn đưa vào: gọi là "độ nổi bật". Có nghĩa là, chủ thể trong bài phải đáp ứng các tiêu chí trong quy định Wikipedia:Độ nổi bật thì mới được tồn tại trên Wikipedia.

Tạo bài hàng loạt

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc tạo bài hàng loạt số lượng lớn bằng bot (ví dụ, để bơm số lượng bài, chạy đua số lượng) phải được thông qua bằng đồng thuận cộng đồng. Tất cả các bài do bot tạo phải có ít nhất một nguồn thứ cấp độc lập hợp lệ.

Bổ sung nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

Wikipedia là từ điển bách khoa tổng hợp kho tàng tri thức chung của nhân loại. Wikipedia càng truyền tải được nhiều tri thức thì càng giúp ích được cho nhiều người. Bạn có thể mạnh dạn đóng góp kiến thức bách khoa bằng cách viết bài mới hoặc bổ sung nội dung cho các bài viết đã có, và xin hãy đặc biệt thận trọng cũng như cân nhắc thấu đáo khi loại bỏ các thông tin có nguồn kiểm chứng. Quy định của Wikipedia là các thông tin trong bài phải có nguồn kiểm chứng và không được phép tồn tại nghiên cứu chưa công bố. Bạn có thể chứng minh rằng nội dung bạn đưa vào có khả năng kiểm chứng được bằng cách dẫn kèm theo các nguồn đáng tin cậy. Các thông tin không nguồn có thể bị người khác phản đối và xoá; bởi vì tại Wikipedia, thà thiếu nội dung còn hơn là chứa nội dung sai hoặc gây hiểu lầm, dẫn lái độc giả. Để tránh rắc rối, tốt nhất bạn hãy vừa viết bài vừa kẹp nguồn. Wikipedia:Chú thích nguồn gốc sẽ hướng dẫn bạn cách viết nguồn.

Khi viết bài từ các nguồn, bạn đừng sao chép hoặc viết quá giống nguồn, vì đa số các nguồn hiện nay đều là nội dung đã được bảo hộ bản quyền. Do đó, chép y chang nội dung trong nguồn là vi phạm bản quyền. Bạn nên đọc nguồn, nắm bắt ý chính rồi diễn đạt lại bằng lời văn của mình. Ngoại lệ duy nhất là trích dẫn nguyên văn (chỉ nên trích khi thật sự rất cần thiết), khi đó, cần bỏ trong ngoặc kép và ghi rõ là do ai nói.

Bạn cũng có thể giúp cải thiện bách khoa bằng cách bổ sung nguồn cho những thông tin chưa có nguồn, đặc biệt là khi bạn bắt gặp những thông tin bạn nghĩ sẽ có người phản đối. Ai cũng có thể giúp bổ sung nguồn cho các thông tin trong bài, không nhất thiết phải là người viết.

Không cần phải hoàn hảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Không cần phải hoàn hảo vì Wikipedia là một sản phẩm đang được hoàn thiện. Wikipedia tạo ra một trường làm việc mở và cộng tác để các bản nháp dở dang viết kém có thể dần dà biến thành các bài viết xuất sắc. Chúng tôi hoan nghênh cả những bài viết kém nếu chúng có tiềm năng cải thiện. Ví dụ, ai đó có thể khởi tạo một bài khái quát về một chủ đề nào đó, xong một người khác có thể vào giúp sửa lại các trình bày hoặc bổ sung vài thông tin khác và số liệu hoặc hình ảnh. Rồi một người khác nữa có thể giúp cân bằng lại các quan điểm trong bài, đồng thời kiểm chứng xem thông tin có xác thực không và thêm nguồn. Tại bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình này, bài viết đều có thể trở nên lộn xộn, nội dung thì không đạt chuẩn bách khoa.

Trung lập khi viết về nhân vật còn sống hoặc mới qua đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Dù không cần phải hoàn hảo nhưng cần cực kỳ cẩn trọng trong các bài viết về nhân vật còn sống. Thông tin gây tranh cãi về người còn sống (hoặc vừa mới qua đời) mà không có nguồn hoặc có nguồn yếu (dù tiêu cực, tích cực, trung lập hay chỉ đang đặt nghi vấn) cần phải được kiểm chứng ngay lập tức bằng các nguồn đáng tin cậy. Thông tin trong bài cũng phải được viết một cách trung lập, không nhấn mạnh quá mức về bên nào. Nếu không, các thông tin đó có thể xóa ngay mà không cần thông qua thảo luận.

Khắc phục vấn đề

[sửa | sửa mã nguồn]

Các bài viết xuất sắc trên Wikipedia là thành quả và công sức của nhiều thế hệ tình nguyện viên. Nếu có thể, bạn hãy cố gắng khắc phục các vấn đề trong bài thay vì xóa, nếu không thể khắc phục được thì treo biển hoặc xóa.

Tất cả các thông tin, dữ kiện hoặc ý tưởng nên hiện diện trong phiên bản "hoàn chỉnh" của bài thì nên giữ lại, miễn là đáp ứng ba quy định cốt lõi: quan điểm trung lập (không có nghĩa là không có quan điểm), kiểm chứng được và không tồn tại nghiên cứu chưa công bố.

Thay vì xóa nội dung, hãy xem thử liệu bạn có thể:

Hãy bấm vào nút "Chú thích" để bổ sung nguồn
  • Tự tìm và bổ sung nguồn.
  • Biên tập lại để sửa hành văn cho bớt lủng củng, đúng ngữ pháp, phản ánh đúng nội dung trong nguồn hơn.
  • Treo biển: treo các biển yêu cầu dọn dẹp vào bài.
  • Chỉ sửa lại những chỗ sai, không đụng đến phần còn lại.
  • Hợp nhất hoặc chuyển nội dung sang một bài khác phù hợp hơn, hoặc tách nội dung đó ra thành một bài hoàn toàn mới.
  • Bổ sung một quan điểm khác để bài cân đối hơn.
  • Yêu cầu kẹp nguồn bằng cách thêm bản mẫu {{cần chú thích}} hoặc các Bản mẫu:Thẻ dọn dẹp trong dòng.
  • Thay các nguồn chết bằng cách tìm liên kết khác, link lưu trữ của link gốc, hoặc tìm nguồn khác có chứa nội dung tương tự.
  • Hợp nhất toàn bộ bài qua một bài khác, khi đó bài cũ sẽ biến thành trang đổi hướng (hướng dẫn đầy đủ có tại Wikipedia:Hợp nhất).
  • Sửa lỗi mã wiki hoặc định dạng.

Nếu bạn thấy nội dung này có thể là tiền đề cho một bài viết con mới hoặc bạn đang không chắc chắn có nên xóa không, hãy cân nhắc chép nội dung qua bên trang thảo luận để bàn với các thành viên khác. Nếu bạn thấy nội dung này nên được dời sang một bài khác phù hợp hơn, hãy cân nhắc chuyển nó vào trang thảo luận trước để các thành viên bên mảng đó quyết định xem nên đưa nội dung đó vào bài sao cho hợp lý.

Nếu bạn thấy bài cần phải được "đại tu", hãy thực hiện, nhưng bạn nên nhắn và giải thích lý do tại trang thảo luận bài viết.

Nội dung cần xóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Vài quy định cốt lõi của Wikipedia có đề cập đến những trường hợp cần xóa hẳn thông tin ra khỏi bài, không cần giữ lại:

Khi viết bài, cần tránh tình trạng lặp nội dung, khiến bài thiếu súc tích (ngoại trừ phần mở đầu có nhiệm vụ tóm tắt nội dung của toàn bài nên dĩ nhiên phải lặp lại nội dung trong thân bài).

Thảo luận và biên tập

[sửa | sửa mã nguồn]

Hãy mạnh dạn cập nhật các bài viết, đặc biệt là khi bạn sửa một chút, khắc phục vấn đề, hay bạn nghĩ sẽ không có ai phản đối (ví dụ như bổ sung nguồn sách báo, bổ sung thông tin kèm nguồn, sửa lại các thông tin sai, xóa các thông tin bị thêm vào do có người nghịch, thử nghiệm...). Không cần phải tham khảo ý kiến của tác giả, vì bài bách khoa không thuộc sở hữu của ai cả. Nếu thấy mình có thể giúp cải thiện bài, bạn cứ thực hiện.

Nếu sửa đổi đó có thể sẽ bị phản đối thì bạn nên đặt vấn đề tại trang thảo luận của bài. Mạnh dạn không có nghĩa là bạn được áp đặt các mong muốn của mình lên trên các đồng thuận đã có sẵn của cộng đồng hay được phép vi phạm các quy định cốt lõi của Wikipedia như thái độ trung lập và nguồn kiểm chứng. Không được phép biện minh rằng các hành động đó được phép vì đó là việc đã rồi.

Khi có người phản đối, thường thì họ sẽ nêu vấn đề bên trang thảo luận hoặc lùi lại sửa đổi của bạn, bạn khoan nóng giận hoặc bức xúc, đây là cách làm việc bình thường ở Wikipedia. Hãy đọc giải thích chi tiết tại Wikipedia:Chu trình dám sửa, lùi sửa, thảo luận.

Kiên nhẫn giải thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Hãy kiên nhẫn giải thích lý do sửa đổi của mình. Sửa đổi càng táo bạo hoặc dễ có người phản đối bao nhiêu thì bạn càng phải chịu khó giải thích bấy nhiêu. Bạn phải giải thích lý do ở thanh tóm lược sửa đổi. Khi thực hiện sửa đổi lớn, có thể thanh tóm lược sửa đổi sẽ không đủ chỗ cho bạn giải thích hết, vậy thì bạn nên sử dụng trang thảo luận. Nhắn vài câu tại trang thảo luận khiến giải trình của bạn rõ ràng hơn, giúp mọi thứ được minh bạch, giảm thiểu hiểu lầm và khích lệ mọi người thảo luận với nhau thay vì gây bút chiến.

Thảo luận trước khi sửa đổi lớn

[sửa | sửa mã nguồn]

Hãy thận trọng khi thực hiện một thay đổi lớn trong bài viết. Xin hãy ngăn chặn bút chiến ngay từ đầu bằng cách thảo luận trước về mong muốn của bạn tại trang thảo luận. Sửa đổi người này cho là nhỏ có thể là lớn đối với một người khác. Nếu bạn vẫn muốn sửa, hãy giải thích tại tóm lược sửa đổi hoặc bên trang thảo luận để tránh bút chiến. Nếu đây là một công cuộc biên tập lớn (ví dụ, viết lại toàn bộ một hay nhiều đề mục), hãy viết nháp trước trong không gian thành viên và đem ra thảo luận trình bày.

Nhưng Wikipedia không phải là một diễn đàn thảo luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Dù bạn quyết định sửa đổi một cách mạnh tay hay muốn hành động cẩn trọng bằng cách thảo luận kỹ lưỡng trên trang thảo luận trước đều được. Nhưng xin ghi nhớ rằng Wikipedia không phải là một diễn đàn thảo luận. Chúng ta chỉ nên dành thời gian và công sức vào việc cải thiện bài viết, thay vì bảo vệ các ý tưởng và niềm tin cá nhân. Wikipedia:Quy tắc ứng xử sẽ giải thích chi tiết hơn.

Sửa quy định

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung của các quy định và hướng dẫn chính là những gì mà hầu hết các thành viên Wikipedia đã nhất trí với nhau và do đó nên được diễn đạt sao cho phản ánh đúng tinh thần đồng thuận tại thời điểm đó. Nhìn chung là cần đặc biệt thận trọng khi sửa các quy định và hướng dẫn hơn là khi sửa các bài viết thông thường. Bạn có thể sửa đổi nhỏ như chỉnh lại định dạng, sửa ngữ pháp và giải thích sao cho rõ ràng hơn. Nhưng những sửa đổi có thể làm thay đổi nội dung cốt lõi hoặc chính yếu của quy định và hướng dẫn cần phải được thông báo trước tại trang thảo luận. Nếu không có phản đối hoặc nếu được đồng thuận thì có thể tiến hành. Các thay đổi lớn đó cũng như đề xuất các trang quy định mới nên được thông báo rộng rãi đến cho cộng đồng (xem thêm Wikipedia:Quy định và hướng dẫn#Đề xuất).

Sửa đổi và sắp xếp trang thảo luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Bạn có thể đọc các bài sau để được hướng dẫn cách chỉnh sửa trang thảo luận:

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan