Wikipedia:Độ lớn bài viết

Trang này nêu tổng quan về các vấn đề xoay quanh kích thước và độ lớn bài viết. Kích thước này có thể được đo bằng 3 cách như sau:

  • Kích thước văn xuôi: lượng văn bản nhìn thấy trong thân bài, không tính bảng biểu, danh sách, các đề mục ở đuôi bài.
  • Kích thước ngôn ngữ đánh dấu wiki: lượng văn bản trong toàn trang của cửa sổ sửa đổi, có thể tìm thấy dưới dạng số ký tự tại lịch sử trang.
  • Kích thước trang trình duyệt: tổng kích thước trang được tải bởi trình duyệt web.

Hướng dẫn này đề cập đến các vấn đề sau:

  • độc giả, như khả năng tập trung, dễ đọc, bố cục, sự bão hòa thông tin…
  • biên tập, tranh luận căng thẳng ở trang thảo luận, tranh luận về việc nên tách bài như thế nào…
  • nội dung đóng góp, như việc bài viết ngừng phát triển đáng kể khi đạt đến một dung lượng nhất định dù có những thông tin còn có thể được thêm vào bài
  • kỹ thuật, ví dụ như các hạn chế của trình duyệt.

Khi một bài viết trở nên quá dài, hãy cân nhắc chia nó thành các bài nhỏ, tách một phần ra thành một bài mới, hoặc lấy một phần rồi ghép vào một bài khác. Một bài viết quá ngắn có thể được hợp nhất vào một hay nhiều bài khác. Các quyết định này cần được thực hiện dựa trên đồng thuận. Dưới đây là các hướng dẫn về kích thước bài viết cùng các giải pháp. Quy định về quyền tác giả của Wikipedia cũng yêu cầu rằng mỗi khi sao chép nội dung từ bài này sang bài khác, bạn phải ghi công tại tóm lược sửa đổi.

Dễ đọc

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi bài viết trên Wikipedia đều đang trong quá trình phát triển và có thể sẽ còn phát triển. Sau khi bạn viết xong, các biên tập viên khác có thể sẽ bổ sung nội dung cho bài. Dù Wikipedia không giới hạn dung lượng, nhưng các bài dài có thể khiến việc đọc, định hướng và hiểu trở nên khó khăn hơn.

Nếu một bài viết dài hơn 1 hoặc 2 trang khi in, nên chia bài viết đó thành các đề mục để dễ định hướng (xem hướng dẫn tại Wikipedia:Cẩm nang biên soạnWikipedia:Bố cục). Với đa số các bài dài, tách nó ra thành nhiều mục là một việc tự nhiên. Đảm bảo rằng các đề mục này không quá dài hoặc quá nhiều để cản trở việc điều hướng cũng là góp phần hỗ trợ các độc giả đọc Wikipedia phiên bản di động.

Nếu đọc với tốc độ trung bình, ta sẽ cần 30 đến 40 phút để đọc một bài viết khoảng 10.000 từ, đây cũng là khả năng tập trung của đa số người.[1] Tại tốc độ này, mức độ hiểu các văn bản tiêu chuẩn rơi vào khoảng 65%. Với bài viết từ 10.000 từ trở lên (tức dung lượng 50.000 byte trở lên), một số đề mục nên được tách ra thành bài riêng, và tóm tắt lại trong bài chính.

Các bài viết về các chủ đề kỹ thuật đặc thù nên ngắn hơn các bài viết khác. Độc giả có chuyên môn có thể chấp nhận nội dung phức tạp cũng như dài dòng, miễn là bài được viết tốt, nhưng độc giả phổ thông cần bài viết phải rõ ràng và súc tích. Cũng có lúc không thể tránh khỏi việc bài viết bị dài hoặc rất dài, nhưng ta cần giảm thiểu sự phức tạp. Dễ đọc là tiêu chí quan trọng nhất.

Kích thước văn xuôi

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi ước lượng kích thước văn xuôi, chỉ tính phần văn xuôi ở thân bài, không tính các nội dung như cước chú, các đề mục ở cuối bài (Tham khảo, Xem thêm, Liên kết ngoài, Thư mục), sơ đồ, hình ảnh, bảng biểu, danh sách, liên kết Wiki, liên kết URL trong bài, định dạng và mark-up.

Công cụ XTools có cho biết số liệu về kích thước văn xuôi của bài viết (bao gồm cả số ký tự). Để xem các số liệu này, hãy chọn tab Xem lịch sử tại một bài viết bất kỳ, rồi bấm vào Thống kê lịch sử sửa đổi, sau đó trong đề mục General statistics (thống kê chung), bạn sẽ thấy các số liệu Prose (văn xuôi) nằm bên tay phải.

Danh sách, bảng biểu, tóm tắt

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh sách, bảng biểu cũng như những nội dung dưới dạng tóm tắt thì không thích hợp để tóm tắt hay cắt bớt thêm nữa. Nếu không thể tách hay cắt ngắn một danh sách/bảng biểu dài một cách tự nhiên, tốt nhất là nên để nguyên và quyết định xem, liệu bạn muốn giữ nó trong bài chính hay tách hẳn ra thành một bài riêng. Dù thế nào thì cũng nên giữ danh sách và bảng biểu càng ngắn càng tốt vì mục đích và phạm vi của nó. Quá nhiều dữ liệu thống kê là vi phạm quy định của Wikipedia.

Tách bài

[sửa | sửa mã nguồn]

Các bài dài nên được tách thành các bài khác nhau một cách logic và hợp lý. Các bài danh sách dài nên được tách ra thành các bài nối tiếp nhau, xếp theo thứ tự bảng chữ cái, theo số đếm hoặc chủ đề con.

Khi tách một đề mục trong một bài viết dài ra thành một bài riêng, bạn nên viết một bản tóm tắt ngắn gọn nội dung để thay vào đó, đồng thời nên trỏ đến bài mới đó.

Quy định về giấy phép của Wikipedia cho phép sửa đổi và tái sử dụng nội dung nhưng yêu cầu phải ghi công. Để tuân thủ quy định này, khi tạo trang mới, bạn nên ghi công tại tóm lược sửa đổi, ví dụ như Tách nội dung từ [[tên bài viết]]. Bạn cũng nên ghi chú tại tóm lược sửa đổi của bài gốc, ví dụ như Tách nội dung sang [[tên bài viết mới]] để ngăn việc sau này bài bị xóa khiến lịch sử trang của bài mới cũng bị mất.

Không cần phải vội

[sửa | sửa mã nguồn]

Do nay các trình duyệt web đã cải tiến so với trước, không cần phải quá vội trong việc chia tách các bài dài. Đôi khi, bài viết cần phải lớn để có thể bao quát được chủ thể bài viết. Nếu cảm thấy không chắc chắn, bạn hãy mở một thảo luận mới tại trang thảo luận bài viết để bàn về cấu trúc của bài. Hãy xác định liệu đề tài đó có nên được viết dưới dạng nhiều bài ngắn hay không, nếu có thì nên sắp xếp chúng như thế nào. Nếu thảo luận không tiến triển, bạn có thể thêm Bản mẫu:Chia để nhận ý kiến từ các thành viên khác.

Đề mục nhỏ lẻ hoặc gây tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Có những đề tài nhỏ lẻ thích hợp để làm một đề mục trong một bài viết lớn hơn nhưng lại không thích hợp để đứng thành một bài riêng. Trong đa số trường hợp, tách một đề mục gây tranh cãi ra khỏi bài mà không tóm tắt lại nội dung trong bài chính là vi phạm quy định về thái độ trung lập của Wikipedia. Tạo một bài mới nhằm chứa chấp nội dung mà trước đó cộng đồng đã đồng thuận không cho phép có mặt trong bài chính cũng là vi phạm quy định về thái độ trung lập. Bạn cũng hãy cân nhắc các nguyên tắc về tổ chức và sắp xếp trong việc chia tách bài và đảm bảo rằng cả tên bài lẫn nội dung của bài cũ đều phản ánh thái độ trung lập.

Đề mục không mong muốn

[sửa | sửa mã nguồn]

Có thể có một đề mục trong bài thường thu hút các nội dung không hữu ích (ví dụ như "Liên kết ngoài" hay đề mục về chuyện bên lề, thông tin tổng hợp) và tách nó ra thành một bài riêng sẽ giúp gọt dũa bài chính. Nhưng hãy lưu ý rằng giờ đây bạn lại tạo một bài viết mới chứa toàn những nội dung không mong muốn. Và nếu một bài viết chứa một lượng lớn những nội dung mà không nên có mặt trong một bách khoa toàn thư, thì tốt hơn hết là loại bỏ nội dung đó đi thay vì biến nó thành một bài mới.

Hướng dẫn về kích thước

[sửa | sửa mã nguồn]
Kích thước văn xuôi Khuyến nghị
> 100 kB Gần như chắc chắn phải tách bài
> 60 kB Có lẽ nên tách bài (dù đôi khi nội dung được thêm vào là hợp lý khi xét đến phạm vi của đề tài đó)
> 50 kB Có thể phải tách bài (dung lượng càng lớn thì khả năng phải tách càng cao)
< 40 kB Cần cân nhắc thêm các yếu tố khác
< 1 kB Nếu một bài viết đã ở nguyên kích thước này được vài tháng rồi, thử cân nhắc hợp nhất nó vào một bài có liên quan, hoặc mở rộng bài (xem Wikipedia:Bài sơ khai).
Lưu ý:

Các nguyên tắc trên chỉ áp dụng cho kích thước văn xuôi, không áp dụng cho kích thước ngôn ngữ wiki (có thể được tìm thấy ở lịch sử trang). Mỗi kB có thể tương đương với 1.000 ký tự. Các nguyên tắc này không áp dụng cho các trang đổi hướng, áp dụng một cách tiết chế hơn cho các trang định hướngbài danh sách (đặc biệt là nếu như tách bài sẽ phá vỡ một bảng biểu có tính năng sắp xếp dữ liệu).

Kích thước ngôn ngữ đánh dấu

[sửa | sửa mã nguồn]

Wikipedia dùng mã wiki (một ngôn ngữ đánh dấu) để sắp xếp và định dạng nhằm giúp bài viết dễ đọc. Kích thước ngôn ngữ đánh dấu bao gồm kích thước văn xuôi (đã được giải thích ở trên) cũng như mã wiki, các tập tin phương tiện (như hình ảnh hoặc tập tin âm thanh). Do đó kích thước ngôn ngữ đánh dấu luôn lớn hơn hoặc bằng kích thước văn xuôi.

Bạn có thể tìm thấy kích thước ngôn ngữ đánh dấu (đo bằng đơn vị byte) của một bài tại lịch sử trang của bài đó, bằng cách bấm vào tab Xem lịch sử. Ngoài ra, khi gõ vào khung tìm kiếm intitle:Tên bài viết sẽ cho ra các kết quả tìm kiếm kèm dung lượng bài viết (đo bằng đơn vị kilobyte) và số lượng từ. Trong đa số trường hợp, nếu chỉ dựa vào yếu tố này thì không đủ để xem xét việc tách bài.

Danh sách các bài dài nhất dựa trên kích thước ngôn ngữ đánh dấu có thể được tìm thấy tại Đặc biệt:Trang dài.

Hãy lưu ý rằng nếu bạn chọn biên tập một đề mục (thay vì cả bài) thì thời gian chờ tải trang sẽ ngắn đi – đây cũng là một giải pháp khi phải biên tập các trang quá cỡ. Nhưng các độc giả truy cập Wikipedia bằng modem chậm thì vẫn phải chờ tải cả trang mỗi khi đọc bài.

Nếu bạn gặp trục trặc khi sửa đổi bài dài

[sửa | sửa mã nguồn]

Cách khắc phục tốt nhất là bạn nên nâng cấp trình duyệt web của mình, vừa tăng tốc độ tải trang vừa được các lợi ích khác như bảo mật tốt hơn, hiển thị tốt hơn những nội dung được viết bằng ngôn ngữ HTML mới hơn, cũng như đã khắc phục một số lỗi. Nhiều bài trên Wikipedia luôn luôn dài hơn 32.000 byte, nên đôi khi các trình duyệt cũ vẫn sẽ gặp vấn đề khi truy cập các bài dài.

Bạn cũng có thể chọn sửa đổi một đề mục (thay vì cả bài) bằng cách bấm vào chữ "Sửa đổi" ở bên phải tên đề mục. Giải pháp này thường luôn hiệu quả miễn là không có đề mục nào trong bài lớn hơn 32kB, và thực sự là một đề mục không nên lớn hơn kích thước đó.

Ở thiết lập mặc định của Wikipedia, không có cách nào để sửa riêng phần mở đầu của bài viết, tức là thường thì bạn phải sửa đổi cả trang. Để kích hoạt tính năng sửa phần mở bài, hãy vào Tùy chọn trên thanh menu điều hướng của người dùng (trên cùng màn hình, phía bên phải): Tuỳ chọn → Tiện ích → Giao diện người dùng → Thêm liên kết [sửa] để sửa đổi phần đầu của trang.

Bạn cũng có thể tạo một đề mục mới bằng cách bấm vào nút "Thêm đề mục" ở phía trên của bài viết (nếu có) hoặc bấm sửa đổi một đề mục bất kỳ rồi tự thêm một đề mục trong đó.

Nếu bạn bắt gặp một đề mục quá dài mà bạn không thể biên tập sao cho đúng và chắc chắn, hay bất kỳ khó khăn nào khác, bạn có thể hỏi xin sự trợ giúp tại Wikipedia:Giúp sử dụng Wikipedia. Chỉ cần bấm vào "Nhấn vào đây để đặt câu hỏi", nó sẽ tự tạo ra một đề mục mới cho câu hỏi của bạn, như vậy thì bạn không cần phải sửa cả trang đó.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ John V. Chelsom; Andrew C. Payne; Lawrence R. P. Reavill (2005). Management for Engineers, Scientists and Technologists (ấn bản thứ 2). Chichester, West Sussex, England; Hoboken, NJ: John Wiley & Sons. tr. 231. ISBN 9780470021279. OCLC 59822571. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2013.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Karakai Simulation Game Việt hóa
Karakai Simulation Game Việt hóa
Đây là Visual Novel làm dựa theo nội dung của manga Karakai Jouzu no Takagi-san nhằm mục đích quảng cáo cho anime đang được phát sóng
Fun Fact về Keqing - Genshin Impact
Fun Fact về Keqing - Genshin Impact
Keqing có làn da trắng và đôi mắt màu thạch anh tím sẫm, với đồng tử hình bầu dục giống con mèo với những dấu hình kim cương trên mống mắt
Nhân vậy Mikasa Ackerman trong Shingeki no Kyojin
Nhân vậy Mikasa Ackerman trong Shingeki no Kyojin
Mikasa Ackerman (ミカサ・アッカーマン , Mikasa Akkāman) là em gái nuôi của Eren Yeager và là nữ chính của series Shingeki no Kyojin.
Cold  Eyes - Truy lùng siêu trộm
Cold Eyes - Truy lùng siêu trộm
Cold Eyes là một bộ phim hành động kinh dị của Hàn Quốc năm 2013 với sự tham gia của Sol Kyung-gu, Jung Woo-sung, Han Hyo-joo, Jin Kyung và Lee Junho.