Mùa giải hiện tại: V.League 2 - 2024/25 | |
Biểu trưng của giải đấu | |
Cơ quan tổ chức | VPF |
---|---|
Thành lập | 1990 (giải bán chuyên) 2000 (giải chuyên nghiệp) |
Mùa giải đầu tiên | 1990 |
Quốc gia | Việt Nam |
Liên đoàn | AFC |
Số đội | 11 (2024) 12 (ban đầu) |
Cấp độ trong hệ thống | 2 |
Thăng hạng lên | V.League 1 |
Xuống hạng đến | Giải hạng Nhì |
Cúp trong nước | Cúp Quốc gia Việt Nam |
Cúp quốc tế | AFC Champions League Two (nếu vô địch Cúp Quốc gia) |
Đội vô địch hiện tại | SHB Đà Nẵng (2023–24) |
Đội vô địch nhiều nhất | Long An, Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh, Thể Công – Viettel, Quy Nhơn Bình Định, Quảng Nam (2 lần) |
Đối tác truyền hình | HTV, FPT Play, TV360 |
Trang web | vpf |
Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia Việt Nam hay giải hạng Nhất (tiếng Anh: V.League 2, còn có tên gọi Gold Star V.League 2 vì lý do tài trợ) là giải đấu bóng đá chuyên nghiệp của Việt Nam do Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) điều hành. Nhà tài trợ chính cho giải đấu hiện nay là Bia Sao Vàng.[1][2][3][4] Giải đấu này là hạng đấu cao thứ nhì trong hệ thống giải đấu bóng đá Việt Nam sau Giải bóng đá Vô địch Quốc gia Việt Nam (V.League 1).
Năm 1997, Liên đoàn bóng đá Việt Nam lập ra Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia, lúc đó là giải đấu cấp bậc cao nhất trong hệ thống giải đấu bóng đá tại Việt Nam. Đội vô địch đầu tiên là Cảng Sài Gòn vào năm 1997, tiếp theo là Thể Công năm 1998. Tuy nhiên, nhà vô địch năm 1999 Sông Lam Nghệ An không được công nhận vì năm đó chỉ có Giải tập huấn, mang tính chất giao hữu chứ không phải giải đấu chuyên nghiệp.
Mùa giải 1999–00, Sông Lam Nghệ An bước lên ngôi vô địch. Đây là mùa giải cuối cùng của Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia Việt Nam với tư cách là giải đấu cao nhất ở Việt Nam. Mùa giải 2000–01 là mùa giải đầu tiên sau khi giải được tách ra thành hai giải đấu riêng biệt, khi đó Giải Vô địch Quốc gia chuyên nghiệp được công nhận là giải đấu cấp cao nhất còn Giải bóng đá hạng Nhất Quốc gia Việt Nam chỉ là cấp bậc thứ hai.
Xếp hạng chung cuộc theo thứ tự sau:
Từ năm 2005 đến 2014, mỗi đội được đăng kí 2 cầu thủ nước ngoài thi đấu, nhưng từ mùa giải 2015 trở đi các câu lạc bộ không còn được phép sử dụng ngoại binh. Chỉ sử dụng cầu thủ nhập tịch và cầu thủ gốc Việt.
Đội bóng | Địa điểm | Sân vận động | Sức chứa |
---|---|---|---|
Bà Rịa – Vũng Tàu | Bà Rịa – Vũng Tàu | 10.000 | |
Đồng Nai | Biên Hòa | 30.000 | |
Đồng Tháp | Cao Lãnh | Tập tin:Cao lãnh stadium july-2024.web.png | 20.000 |
Hòa Bình | Hòa Bình | 3.600 | |
Huế | Huế | 25.000 | |
Khatoco Khánh Hòa | Nha Trang | 18.000 | |
Long An | Long An | 19.975 | |
Phù Đổng Ninh Bình | Ninh Bình | 20.000 | |
PVF–CAND | Hưng Yên | 3.600 | |
Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh | TP. Hồ Chí Minh | 15.000 | |
Trường Tươi Bình Phước | Đồng Xoài | 11.000 |
Chú thích |
---|
Câu lạc bộ hiện đang thi đấu tại V.League 1 |
Câu lạc bộ hiện đang thi đấu tại giải Hạng Nhất |
Câu lạc bộ hiện đang thi đấu tại giải Hạng Nhì hoặc Hạng Ba |
Câu lạc bộ đã giải thể |
Xếp hạng | Câu lạc bộ | Vô địch | Á quân | Thứ 3 | Ghi chú |
---|---|---|---|---|---|
1 | Đồng Tháp | 2 | 1 | 2 | trước đó có tên gọi là Tập đoàn Cao su Đồng Tháp (2008-2014). |
2 | Quy Nhơn Bình Định | 2 | - | 2 | trước đó có tên gọi là Bình Định (2000-2004, 2019-2020), SQC Bình Định (2010-2013), Bình Định TMS (2018). |
3 | Quảng Nam | 2 | - | 1 | trước đó có tên gọi là QNK Quảng Nam (2012-2016) |
Thành phố Hồ Chí Minh | 2 | - | 1 | trước đó có tên gọi là Thép Miền Nam - Cảng Sài Gòn (2004-2008). | |
5 | Long An | 2 | - | - | trước đó có tên gọi là Gạch Đồng Tâm Long An (2003-2006), Đồng Tâm Long An (2007-2015) |
Thể Công – Viettel | 2 | - | - | trước đó có tên gọi là Viettel (2012-2023) | |
7 | Khatoco Khánh Hoà | 1 | 2 | 1 | trước đó có tên gọi là Sanna Khánh Hòa BVN (2013-2019), Khánh Hòa (2021-2024) |
8 | Hà Nội | 1 | 2 | - | kế thừa Hòa Phát Hà Nội (2003-2011), Hà Nội - ACB (2006-2012). |
9 | Hải Phòng | 1 | 1 | - | trước đó có tên gọi là Vạn Hoa Hải Phòng (2007), Xi Măng Hải Phòng (2008-2010), Vicem Hải Phòng (2011-2013), Xi Măng Vicem Hải Phòng (2013) |
Hồng Lĩnh Hà Tĩnh | 1 | 1 | - | trước đó có tên gọi là Hà Nội B (2018) | |
Sài Gòn | 1 | 1 | - | trước đó có tên gọi là Câu lạc bộ Hà Nội (2011-2016). | |
SHB Đà Nẵng | 1 | 1 | - | trước đó có tên gọi là Đà Nẵng (1999-2007) | |
13 | Thép Xanh Nam Định | 1 | - | 1 | |
14 | Công An Hà Nội | 1 | - | - | trước đó có tên gọi là Công An Nhân Dân (2008-2022) |
Navibank Sài Gòn | 1 | - | - | trước đó có tên gọi là Quân khu 4 - Sara Group (2007-2008), Quân khu 4 (2009) | |
Xi Măng The Vissai Ninh Bình | 1 | - | - | trước đó có tên gọi là Xi Măng Vinakansai Ninh Bình (2007) | |
17 | PVF-CAND | - | 3 | - | trước đó có tên gọi là Phố Hiến (2018-2022) |
18 | Than Quảng Ninh | - | 2 | - | |
19 | Huế | - | 1 | 2 | trước đó có tên gọi là Thừa Thiên Huế (1995-2004), Huda Huế (2004-2011) |
20 | Đông Á Thanh Hoá | - | 1 | 1 | Trước đó có tên gọi là Thanh Hóa (2001-2006, 2009, 2011-2015, 2019-2020), Halida Thanh Hóa (2006-2008), FLC Thanh Hóa (2016-2018) |
21 | Bà Rịa Vũng Tàu | - | 1 | - | |
Becamex Bình Dương | - | 1 | - | trước đó có tên gọi là Bình Dương (1998-2006) | |
Hà Nội | - | 1 | - | trước đó có tên gọi là T&T Hà Nội (2006-2009), Hà Nội T&T (2010-2016) | |
Dugong Kiên Giang | - | 1 | - | trước đó có tên gọi là Kienlongbank Kiên Giang (2005—2012) | |
Tiền Giang | - | 1 | - | ||
26 | Trường Tươi Bình Phước | - | - | 3 | trước đó có tên gọi là Bình Phước (2006-2023) |
27 | An Giang | - | - | 2 | trước đó có tên gọi là An Đô-An Giang (2008-2009), Hùng Vương An Giang (2012-2014) |
Cần Thơ | - | - | 2 | trước đó có tên gọi là Thành phố Cần Thơ (2009), XSKT Cần Thơ (2010-2020). | |
29 | Ngân hàng Đông Á | - | - | 1 | |
Đồng Nai | - | - | 1 | ||
Hải Quan | - | - | 1 | ||
Hoàng Anh Gia Lai | - | - | 1 |
|access-date=
(trợ giúp); Liên kết ngoài trong |publisher=
(trợ giúp)
|url=
(trợ giúp). VPF. ngày 18 tháng 5 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2020.[liên kết hỏng]