Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh (Việt Nam)

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh[1][2][3] là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam tương đương cấp Sư đoàn, chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, có nhiệm vụ làm nòng cốt, chuyên trách quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo, vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là lực lượng thành viên trong các khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới.

Nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh có những nhiệm vụ sau[cần dẫn nguồn]:

  • Tổ chức quản lý, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc ở khu vực biên giới trên bộ và trên biển, bảo vệ an ninh biên giới quốc gia, bảo vệ lợi ích và tài nguyên quốc gia trên khu vực này, ngăn chặn mọi hành động xâm phạm và làm thay đổi đường biên giới quốc gia.
  • Tổ chức kiểm tra thực hiện pháp luật về biên giới quốc gia trên bộ và trên biển thuộc chủ quyền của Nhà nước Việt Nam, kiểm soát việc xuất, nhập cảnh qua các cửa khẩu biên giới và các đường qua lại biên giới. Trên vùng biển, Bộ đội biên phòng làm nhiệm vụ biên phòng trong phạm vi ranh giới được Nhà nước phân công.
  • Tổ chức thực hiện quan hệ phối hợp với các lực lượng biên phòng nước láng giềng để thi hành các điều ước quốc tế, các hiệp ước, hiệp định với từng nước láng giềng trong quan hệ biên giới; xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, hợp tác, góp phần xây dựng quan hệ các nước láng giềng thân thiện và giữa nhân dân hai bên biên giới; đấu tranh ngăn chặn mọi hành động làm phương hại đến quan hệ biên giới giữa hai nước và xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
  • Đấu tranh chống âm mưu và hành động của các thế lực thù địch, các bọn phản cách mạng phá hoại biên giới quốc gia, giữ gìn vững chắc an ninh ở khu vực biên giới của Tổ quốc. Chiến đấu chống các bọn tội phạm có vũ trang, bọn thổ phỉ, hải phỉ, biệt kích phá rối an ninh, gây bạo loạn ở vùng biên giới.
  • Trực tiếp và phối hợp với các lực lượng, các ngành có chức năng của Nhà nước đấu tranh chống bọn buôn lậu qua biên giới và các bọn tội phạm khác, bảo vệ lợi ích quốc gia và lợi ích của nhân dân, bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới.
  • Liên hệ chặt chẽ với quần chúng, dựa vào quần chúng để thực hiện nhiệm vụ, đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân vùng biên giới, tăng cường đoàn kết dân tộc, thực hiện các hủ trương và chương trình kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước, tích cực xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng nền biên phòng toàn dân và các thế trận an ninh nhân dân trên vùng biên giới.
  • Phối hợp với các đơn vị vũ trang khác và nhân dân chiến đấu chống quân xâm lược gây xung đột vũ trang và tiến hành chiến tranh.

Cơ chế quản lý chung

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố, hải đoàn biên phòng đặt dưới sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của Tư lệnh Bộ đội biên phòng, chỉ đạo nghiệp vụ của các cơ quan chức năng thuộc Bộ Tư lệnh.
  • Trong thực hiện nhiệm vụ phòng thủ, tác chiến trên địa bàn tỉnh, huyện biên giới, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố chịu sự chỉ huy của Bộ tư lệnh Quân khu và Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, thành phố.
  • Đồn biên phòng, Hải đội biên phòng, đơn vị cơ động, Ban chỉ huy biên phòng cửa khẩu cảng đặt dưới sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố.
  • Trong thực hiện nhiệm vụ phòng thủ, tác chiến Đồn biên phòng, Hải đội biên phòng, Ban chỉ huy biên phòng cửa khẩu cảng đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện.

Tổ chức chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ Chỉ huy

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chỉ huy trưởng: 01 người, Đại tá (nhóm 6), thường là Phó Bí thư Đảng ủy Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh
  • Chính ủy: 01 người, Đại tá (nhóm 6), thường là Bí thư Đảng ủy Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh
  • Phó Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng: 01 người, Đại tá (nhóm 7), thường là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh
  • Phó Chỉ huy trưởng: 02 người, Đại tá (nhóm 7), thường là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh
  • Phó Chính ủy: 01 người, Đại tá (nhóm 7), thường là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh

Khối Cơ quan

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phòng Tham mưu:

- Tham mưu trưởng (Phó Chỉ huy trưởng kiêm) - Đại tá, các Phó Tham mưu trưởng và Trợ lý thanh tra quốc phòng- Thượng tá

- Phòng Tham mưu có các ban, đội, trợ lý trực thuộc.

  • Phòng Chính trị

- Chủ nhiệm Chính trị - Đại tá, các Phó Chủ nhiệm chính trị và Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra Đảng ủy - Thượng tá

- Phòng Chính trị có các ban, đội, trợ lý trực thuộc.

  • Phòng Trinh sát

- Trưởng phòng - Đại tá, Phó trưởng phòng - Thượng tá

- Phòng Trinh sát có các trợ lý, đội trực thuộc.

  • Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm:

- Trưởng phòng - Đại tá, các Phó trưởng phòng - Thượng tá

- Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm có các ban, đội, trợ lý trực thuộc.

  • Phòng Hậu cần - Kỹ thuật

- Chủ nhiệm - Thượng tá

- Phòng Hậu cần - Kỹ thuật có các ban, đội, trợ lý trực thuộc.

  • Văn phòng

Chánh Văn phòng - Thượng tá

  • Ban Tài chính

Khối đơn vị

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Các Đồn Biên phòng
  • Hải đội Biên phòng
  • Tiểu đoàn (Đại đội) Huấn luyện-Cơ động
  • Tính chung quân số Bộ đội Biên phòng mỗi tỉnh, thành phố không cố định. Bộ đội Biên phòng tỉnh Ninh Bình có quy mô nhỏ nhất (khoảng 300 chiến sĩ), Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An có quy mô lớn nhất (gần 2.500 chiến sĩ), các tỉnh, thành phố khác hầu hết phổ biến ở mức 1.000 - 1.500 chiến sĩ

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

[sửa | sửa mã nguồn]
STT Chỉ huy trưởng Chính ủy Tỉnh, thành phố
01
Trần Thanh Đức
Đỗ Vĩnh Thăng
Thành phố Hồ Chí Minh
02
Đoàn Văn Rỹ
Phạm Hồng Phong
Thành phố Hải Phòng
03
Trần Công Thành
Đỗ Văn Đông
Thành phố Đà Nẵng
04
Triệu Quốc Nguậy
Nguyễn Văn Hưng
Lai Châu
05
Nguyễn Phi Khanh
Đại tá Trần Quang Tùng
Lào Cai
06
Ninh Văn Hợp
Trịnh Hữu Tăng
Lạng Sơn
07
Đinh Đức Hùng
Đặng Hồng Quân
Cao Bằng
08
Hoàng Ngọc Định
Đào Hồng Hà
Hà Giang
09
Nguyễn Đình Huân
Cà Văn Lập
Sơn La
10
Phan Văn Hóa
Nhâm Văn Mạnh
Điện Biên
11
Nguyễn Văn Thiềm
Lê Xuân Men
Quảng Ninh
12
Tống Thanh Sơn
Vũ Kim Tấn
Thái Bình
13
Phạm Văn Hóa
Nguyễn Quốc Hiếu
Nam Định
14
Lê Hà An
Nguyễn Quốc Việt
      
Ninh Bình
15
Đỗ Ngọc Vĩnh
Hoàng Văn Hùng
Thanh Hóa
16
Nguyễn Công Lực
Lê Như Cương
Nghệ An
17
Bùi Hồng Thanh
Nguyễn Thái Bình
Hà Tĩnh
18
Trịnh Thanh Bình
Lê Văn Tiến
Quảng Bình
19
Lê Văn Phương
Đinh Xuân Hùng
Quảng Trị
20
Hoàng Minh Hùng
Phạm Tùng Lâm
Thừa Thiên – Huế
21
Trần Tiến Hiền
Hoàng Văn Mẫn
Quảng Nam
22
Trần Tuấn Anh
Nguyễn Văn Đạt
Quảng Ngãi
23
Nguyễn Văn Lĩnh
Phan Trường Sơn
Bình Định
24
Nguyễn Xuân Thắng
Nguyễn Ngọc Minh
Phú Yên
25
Phan Thăng Long
Nguyễn Doãn Hòa
Khánh Hòa
26
Lê Anh Sơn
Ngô Văn Lãng
Ninh Thuận
27
Chu Văn Tấn
Trần Việt Hưng
Bình Thuận
28
Trần Tiến Hải
Rơ Mah Tuân
Gia Lai
29
Lê Quốc Việt
Lê Minh Chính
Kon Tum
30
Đào Viết Hùng
Đỗ Quang Thấm
Đắk Lắk
31
Vũ Xuân Đại
Nguyễn Trung Kiên
Đắk Nông
32
Bùi Minh Soái
Hoàng Văn Thành
Bình Phước
33
Lê Văn Vỹ
Phạm Đình Triệu
Tây Ninh
34
Đặng Cao Đạt
Đào Xuân Ánh
Bà Rịa – Vũng Tàu
35
Đàm Quang Ngoạt
Đoàn Văn An
Long An
36
Nguyễn Văn Tuân
Võ Văn Ngon
Bến Tre
37
Nguyễn Thanh Hòa
Nguyễn Văn Minh
Đồng Tháp
38
Trương Tiến Thành
Bùi Văn Vũ
Tiền Giang
39
Trần Quốc Khánh
Nguyễn Văn Hiệp
An Giang
40
Phạm Văn Thắng
Huỳnh Văn Đông
Kiên Giang
41
Nguyễn Đức Minh
Đỗ Hữu Lộc
Trà Vinh
42
Trịnh Kim Khâm
Nguyễn Trìu Mến
Sóc Trăng
43
Hà Văn Thanh
Nguyễn Ngọc Huệ
Bạc Liêu
44
Phạm Anh Chương
Phạm Minh Giang
Cà Mau

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Tổ chức của lực lượng Bộ đội Biên phòng”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2014.
  2. ^ “Chức năng nhiệm vụ”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2014.
  3. ^ “Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 10 tháng 10 năm 2014.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan