Trường Đại học Nguyễn Huệ

Trường Sĩ quan Lục quân 2
Bộ Quốc phòng

Chỉ huy
Thiếu tướng Lương Đình Lành
từ từ năm 2022

Quốc gia Việt Nam
Thành lập27 tháng 8 năm 1961; 63 năm trước (1961-08-27)
Quân chủng Lục quân
Binh chủng Bộ binh
Phân cấpĐại học Công lập (nhóm 3)
Nhiệm vụĐào tạo Đại học Cao đẳng Sĩ quan Lục quân
Quy mô6.000 người
Bộ phận của Bộ Quốc phòng
Bộ chỉ huyTam Phước, Biên Hòa, Đồng Nai
Tên khácĐại học Nguyễn Huệ
Khẩu hiệuTrung với nước, hiếu với dân
Vinh danhAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Huân chương Hồ Chí Minh Huân chương Hồ Chí Minh
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhất
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Nhì
Huân chương Quân công Huân chương Quân công hạng Ba
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhất
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Nhì
Huân chương Chiến công Huân chương Chiến công hạng Ba
Websitedaihocnguyenhue.edu.vn
Chỉ huy
Hiệu trưởng
Chính ủy

Đại học Nguyễn Huệ[1][2](tiếng Anh: Nguyen Hue University - Second Army Academy) hay Trường Sĩ quan Lục quân 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng là một trung tâm đào tạo sĩ quan chỉ huy lục quân cấp phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) ở khu vực phía Nam Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1998, nhà trường được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học quân sự. Các chuyên ngành đào tạo đại học và cao đẳng quân sự gồm: Binh chủng hợp thành; Trinh sát bộ binh; Trinh sát đặc nhiệm.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Ngày 27 tháng 8 năm 1961, tại ấp Lò Gò, Xóm Rẫy, xã Hoà Hiệp (trước đây thuộc huyện Châu Thành, nay thuộc huyện Tân Biên), Trường Quân chính sơ cấp Quân Giải phóng miền Nam - tiền thân của Trường Sĩ quan Lục quân 2 đã ra đời. Trường đặt dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục và sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Quân sự Miền. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhà trường đã di chuyển đến nhiều địa điểm, kể cả trên đất bạn Campuchia, với nhiều tên gọi, phiên hiệu khác nhau. Cùng với nhiệm vụ đào tạo, nhà trường còn trực tiếp tham gia nhiều trận chiến đấu, lập nhiều chiến công xuất sắc, tiêu diệt hàng ngàn tên địch, bắn cháy và phá huỷ hàng chục máy bay, xe tăng, thu hàng trăm vũ khí các loại và phương tiện chiến tranh của địch.
  • Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhà trường được về tiếp quản thị xã Thủ Dầu Một, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ huấn luyện. Ngày 10 tháng 10 năm 1975, Bộ Quốc phòng ký quyết định thành lập Trường Đại học Sĩ quan Lục quân 2 trên cơ sở Trường Lục quân tổng hợp H28, trực thuộc Bộ Quốc phòng, đóng quân ở xã Hoà Hiệp, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Tháng 12 năm 1975, nhà trường chuyển về đóng quân tại căn cứ Nước Trong, thuộc xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (nay là phường Tam Phước, thành phố Biên Hoà), tiếp tục làm nhiệm vụ đào tạo sĩ quan chỉ huy binh chủng hợp thành cấp phân đội cho quân đội.
  • Ngày 28 tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định thành lập Trường Đại học Nguyễn Huệ trên cơ sở nâng cấp Trường Đại học Sĩ quan Lục quân 2. Từ đây, Nhà trường có 2 tên gọi khác nhau: Trường Đại học Sĩ quan Lục quân 2 là tên dùng trong quân đội; Trường Đại học Nguyễn Huệ là tên giao dịch dân sự và giao dịch quốc tế.

Tên gọi qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trường Quân chính sơ cấp Miền (phiên hiệu C86): Từ ngày 27 tháng 8 năm 1961 – tháng 4 năm1964.
  • Trường Quân chính Trung – sơ cấp Miền (phiên hiệu H12): Từ tháng 4 năm 1964 – tháng 12 năm 1969.
  • Trường Quân chính sơ cấp Miền (phiên hiệu H12): Từ 1969 – 1973.
  • Trường Lục quân Tổng hợp (phiên hiệu H28): Từ tháng 1 năm 1973 – ngày 10 tháng 10 năm 1975.
  • Trường Sĩ quan Lục quân 2: Từ ngày 10 tháng 10 năm 1975 đến nay.
  • Ngày 28 tháng 10 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1973/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Nguyễn Huệ trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Lục quân 2.

Lãnh đạo hiện nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức Đảng bộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2006, thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội. Theo đó Đảng bộ trong Trường Sĩ quan Lục quân 2 bao gồm:

  • Đảng bộ Trường Sĩ quan Lục quân 2 là cao nhất.
  • Đảng bộ cơ sở ở các Hệ, Tiểu đoàn quản lý học viên, khoa, Phòng thuộc Trường Sĩ quan Lục quân 2.
  • Chi bộ cơ sở các Tiểu đoàn, khoa, ban chức năng; chi bộ trực thuộc ở các Bộ môn, các ban, đơn vị cấp đại đội và tương đương.

Tổ chức chính quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Các Phòng, Ban chức năng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Phòng Đào tạo
  • Phòng Chính trị
  • Phòng Khoa học Quân sự
  • Phòng Tham mưu - Hành chính
  • Phòng Hậu cần - Kỹ thuật
  • Ban Tài chính
  • Ban Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo
  • Ban Sau đại học
  • Ban Thông tin khoa học quân sự
  • Khoa Cơ bản
  • Khoa Lý luận Mác - Lênin - Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Khoa Công tác Đảng - Công tác chính trị
  • Khoa Ngoại ngữ
  • Khoa Chiến thuật
  • Khoa Binh chủng
  • Khoa Sư phạm Quân sự
  • Khoa Trinh sát
  • Khoa Kỹ thuật Bộ binh
  • Khoa Thể dục - Thể thao
  • Khoa Quân sự chung
  • Khoa Quân sự địa phương

Các đơn vị quản lý học viên

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Hệ: 1, 2, 3, 4
  • Các Tiểu đoàn: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12

Tặng thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân (1996).
  • 01 Huân chương Hồ Chí Minh (2006).
  • 01 Huân chương Quân công hạng Nhất (1984).
  • 01 Huân chương Quân công hạng Nhì (2011, 2021)
  • 01 Huân chương Quân công hạng Ba (2001).
  • 01 Huân chương Chiến công hạng Nhất (1971).
  • 02 Huân chương Chiến công hạng Nhì (1968, 1981).
  • 04 Huân chương Chiến công hạng Ba (1962, 1966, 1975, 1997).
  • 01 Huân chương Hữu nghị hạng Nhất của Vương quốc Campuchia (2006).
  • 01 Huân chương Hữu nghị Xa - hạ - Mê - T’rây bậc cao hạng nhất của Chính phủ Hoàng gia Campuchia (2011).

Hiệu trưởng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính ủy qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Hiệu trưởng qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Phó Chính ủy qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Quyết định số 1973/QĐ-TTg ngày 28/10/2010 của Thủ tướng về thành lập Trường Đại học Nguyễn Huệ trên cơ sở nâng cấp Trường Sĩ quan Lục quân 2.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “50 năm thành lập Trường Sĩ quan lục quân 2”. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 28 tháng 9 năm 2014.
  2. ^ “49 năm truyền thống SQLQ2”.
  3. ^ “Xây dựng chính quy, văn hoá ở Trường Sĩ quan Lục quân 2”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2017.
  4. ^ “TRƯỜNG sĩ quan LỤC QUÂN 2: BÀN GIAO NHÀ TÌNH NGHĨA CHO MẸ LIỆT SỸ.Ở ĐỨC THỌ”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2015.
  5. ^ “Đồng đội giờ nơi đâu...”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
[Review] Socrates thân yêu – Cửu Nguyệt Hy
Thực sự sau khi đọc xong truyện này, mình chỉ muốn nam chính chết đi. Nếu ảnh chết đi, cái kết sẽ đẹp hơn biết mấy
Nhân vật Sae Chabashira - Classroom of the Elite
Nhân vật Sae Chabashira - Classroom of the Elite
Sae Chabashira (茶ちゃ柱ばしら 佐さ枝え, Chabashira Sae) là giáo viên môn lịch sử Nhật Bản và cũng chính là giáo viên chủ nhiệm của Lớp 1-D.
Visual Novel Giai điệu Quỷ vương trên dây Sol Việt hóa
Visual Novel Giai điệu Quỷ vương trên dây Sol Việt hóa
Người chơi sẽ nhập vai Azai Kyousuke, con nuôi của Azai Gonzou - tên bố già khét tiếng trong giới Yakuza (mafia Nhật)
Nhân vật Narberal Gamma (Nabe) - Overlord
Nhân vật Narberal Gamma (Nabe) - Overlord
Narberal Gamma (ナ ー ベ ラ ル ・ ガ ン マ, Narberal ・ Γ) là một hầu gái chiến đấu doppelgänger và là thành viên của "Pleiades Six Stars