Danh sách biểu trưng tỉnh thành và lãnh thổ Việt Nam

Bản đồ các vùng địa lý của Việt Nam

Dưới đây là danh sách biểu trưng tỉnh thành và vùng lãnh thổ của Việt Nam. Mỗi tỉnh thành và vùng lãnh thổ đều có một bộ nhận diện địa phương chính thức đặc trưng và riêng biệt.

Mặc dù vậy, tính đến lần gần nhất mà danh sách này được sửa đổi, vẫn còn 7/63 tỉnh thành chưa có bộ nhận diện địa phương chính thức gồm: Hà Giang, Hải Phòng, Lâm Đồng, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng NinhThái Bình. Những tỉnh thành này sẽ được liệt kê bằng các biểu trưng không chính thức hoặc biểu trưng du lịch, trong tương lai khi từng tỉnh thành kể trên công bố bộ biểu trưng chính thức (được xác nhận bởi Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố tương ứng) thì biểu trưng đó sẽ ngay lập tức được bổ sung và cập nhật vào danh sách.

Tất cả các tỉnh thành trong danh sách đều sẽ được liệt kê cùng với mã viết tắt 3 chữ cái tương ứng được sử dụng tại Đại hội Thể thao toàn quốc của tỉnh thành đó.

Riêng đối với tỉnh Hậu Giang ngoài biểu trưng thì còn có hình ảnh nhận diện (đây là địa phương duy nhất trên cả nước hiện nay có hình ảnh nhận diện và gần như sử dụng song song biểu trưng lẫn hình ảnh nhận diện), trong đó biểu trưng sẽ được hiển thị ở trên và hình ảnh nhận diện sẽ được hiển thị ở dưới.

Hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc[sửa | sửa mã nguồn]

Tây Bắc Bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh thành Biệt danh[1] Biểu trưng Nội dung biểu trưng Năm thành lập[2] Năm tái lập[3]
Hòa Bình
HBI
Xứ Mường Thủy điện Hòa Bình, quốc kỳ Việt Nam, mặt Trời 1886 1991
Sơn La
SLA
Xứ sở 12 mùa hoa Thủy điện Sơn La, thổ cẩm, quốc kỳ Việt Nam, cây lúa 1895 1962
Điện Biên
DBI
Miền hoa ban Tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ 2004
Lai Châu
LCA
Vùng đất của những đỉnh núi cao Dãy núi Hoàng Liên Sơn, thác Tác Tình, thổ cẩm 1909
Lào Cai
LCI
Xứ sở sương mù Đỉnh Fansipan, sông Hồng, sông Chảy 1907 1991
Yên Bái
YBA
Xứ sở ruộng bậc thang Thủy điện Thác Bà, ruộng bậc thang Mù Cang Chải, đèo Lũng Lô, quốc kỳ Việt Nam, hoa sen 1900 1991

Đông Bắc Bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh thành Biệt danh[1] Biểu trưng Nội dung biểu trưng Năm thành lập[2] Năm tái lập[3]
Phú Thọ
PTH
Đất Tổ Đền Hùng, cây cọ, quốc kỳ Việt Nam, mặt Trời 1891 1997
Hà Giang
HGI
Địa đầu Tổ quốc Cột cờ Lũng Cú, cao nguyên đá Đồng Văn, dốc Thẩm Mã 1891 1991
Tuyên Quang
TQU
Thủ đô kháng chiến Cây đa Tân Trào, đình Tân Trào, sông Lô, quốc kỳ Việt Nam 1469 1991
Cao Bằng
CBA
Miền non nước Thác Bản Giốc, sông Quây Sơn, quốc kỳ Việt Nam 1499 1978
Bắc Kạn
BKA
Thiên đường mơ vàng Hồ Ba Bể, thổ cẩm, thuyền, ngôi sao năm cánh 1900 1996
Thái Nguyên
TNG
Đệ nhất danh trà Đồi và cây trà, khuôn cán thép, quốc kỳ Việt Nam 1831 1997
Lạng Sơn
LSN
Xứ sở hoa hồi Đỉnh Mẫu Sơn, hoa hồi, Quốc lộ 1, quốc kỳ Việt Nam, chim Lạc 1831 1978
Bắc Giang
BGI
Thủ phủ vải thiều Chùa Vĩnh Nghiêm, lá cờ khởi nghĩa Yên Thế, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, vải thiều 1895 1997
Quảng Ninh
QNH
Đất mỏ Hòn Gà Chọi (Vịnh Hạ Long) 1963

Đồng bằng sông Hồng[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh thành Biệt danh[1] Biểu trưng Nội dung biểu trưng Năm thành lập[2] Năm tái lập[3]
Hà Nội
HNO
Thủ đô ngàn năm văn hiến Khuê Văn Các 1010
Hải Phòng
HPG
Thành phố hoa phượng đỏ Phượng vĩ 1888
Bắc Ninh
BNI
Vùng đất quan họ Chùa Dâu, chim Lạc 1831 1997
Hưng Yên
HYE
Xứ nhãn lồng Văn miếu Xích Đằng, quốc kỳ Việt Nam, chim Lạc 1831 1997
Hà Nam
HNA
Thủ phủ chuối ngự Trống đồng Ngọc Lũ, quốc kỳ Việt Nam 1890 1997
Nam Định
NDH
Đất học Chùa Phổ Minh, sông Nam Định, cây lúa, bánh răng 1822 1997
Thái Bình
TBH
Quê lúa Chùa Keo, cây cau 1890
Hải Dương
HDU
Thủ phủ bánh đậu xanh Đền Kiếp Bạc, sông Lục Đầu, hoa sen, mặt trời 1469 1997
Vĩnh Phúc
VPH
Quê hương Trưng Vương Hai Bà Trưng, dãy núi Tam Đảo, voi, ngôi sao năm cánh 1950 1997
Ninh Bình
NBI
Vùng đất Cố đô Hoa Lư Đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng 1831 1991

Trung[sửa | sửa mã nguồn]

Bắc Trung Bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh thành Biệt danh[1] Biểu trưng Nội dung biểu trưng Năm thành lập[2] Năm tái lập[3]
Thanh Hóa
THA
Vùng đất Lam Sơn Thành nhà Hồ, trống đồng Đông Sơn, quốc kỳ Việt Nam, chim Lạc 1029
Nghệ An
NAN
Quê hương Bác Hồ Sen hồng, trống đồng, ngôi sao năm cánh 1469 1991
Hà Tĩnh
HTI
Vùng đất chảo lửa túi mưa Dãy núi Hồng Lĩnh, sông Lam, hoa sen, bút lông, sách 1831 1991
Quảng Bình
QBI
Vương quốc hang động Thành cổ Đồng Hới 1604 1989
Quảng Trị
QTR
Đất lửa Cầu Hiền Lương, quốc kỳ Việt Nam 1832 1989
Thừa Thiên Huế
TTH
Kinh đô thần bí Lầu Ngũ Phụng, cầu Trường Tiền 1822 1989

Duyên hải Nam Trung Bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh thành Biệt danh[1] Biểu trưng Nội dung biểu trưng Năm thành lập[2] Năm tái lập[3]
Đà Nẵng
DNG
Thành phố của những cây cầu Cầu Sông Hàn, sông Hàn, Ngũ Hành Sơn 1889 1997
Quảng Nam
QNA
Vùng đất 2 di sản văn hóa thế giới Thánh địa Mỹ Sơn, Chùa Cầu, sông Thu Bồn, biểu trưng Ủy ban Di sản thế giới, phượng hoàng 1471 1997
Quảng Ngãi
QNG
Quê mía xứ đường Nhà máy lọc dầu Dung Quất, cây mía, đường phèn 1832 1989
Bình Định
BDI
Đất Quang Trung, ngựa, sóng biển 1799 1989
Phú Yên
PYE
Vùng đất hoa vàng cỏ xanh Núi Đá Bia, sông Ba, cánh đồng 1611 1989
Khánh Hòa
KHA
Xứ trầm hương Hòn Nội, chim yến, sóng biển 1832 1989
Ninh Thuận
NTH
Vùng đất của nắnggió Ga Tháp Chàm, chùm nho, biển, bồ câu, ngôi sao năm cánh 1901 1991
Bình Thuận
BTN
Thủ phủ thanh long Tháp nước Phan Thiết, tháp Po Sah Inư, hoa sen, ngôi sao năm cánh 1697 1991


Tây Nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh thành Biệt danh[1] Biểu trưng Nội dung biểu trưng Năm thành lập[2] Năm tái lập[3]
Kon Tum
KTU
Vùng đất ngã ba Đông Dương Khối núi Ngọc Linh, sông Đăk Bla, nhà rông, cồng chiêng, chim Lạc 1913 1991
Gia Lai
GLA
Phố núi Núi Hàm Rồng, ngọn lửa 1932 1991
Đắk Lắk
DLA
Thủ phủ cà phê Nhà dài Ê Đê, ghế Kpan, hạt cà phê, mặt trời 1904
Đắk Nông
DKN
Xứ sở của những âm điệu Nhà dài M'Nông, chiêng M'Nông, quốc kỳ Việt Nam, hoa sen 2004
Lâm Đồng
LDG
Xứ ngàn thông Núi Langbiang, cây thông, mặt trời 1976


Nam[sửa | sửa mã nguồn]

Đông Nam Bộ[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh thành Biệt danh[1] Biểu trưng Nội dung biểu trưng Năm thành lập[2] Năm tái lập[3]
Thành phố Hồ Chí Minh
HCM
Thành phố mang tên Bác Bến Nhà Rồng, hoa sen, quốc kỳ Việt Nam, mặt Trời 1698
Bà Rịa – Vũng Tàu
VTB
Thủ phủ dầu khí Hải đăng Vũng Tàu, ngọn lửa, cây lúa, bánh răng 1889 1991
Bình Dương
BDU
Thủ phủ công nghiệp mới Đồng hồ chợ Thủ Dầu Một, cây dầu, gốm sứ, cao su, vi mạch, bồ câu 1899 1997
Bình Phước
BPC
Thủ phủ cao su Nhà giao tế Lộc Ninh, thủy điện Thác Mơ, núi Bà Rá, cao su, bồ câu, ngôi sao năm cánh 1971 1997
Đồng Nai
DNA
Thủ phủ ngành chăn nuôi Thủy điện Trị An, vườn quốc gia Nam Cát Tiên, nai, bánh răng 1808 1975
Tây Ninh
TNI
Xứ bánh tráng phơi sương Núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, cây lúa, bánh răng, ngôi sao năm cánh 1900

Đồng bằng sông Cửu Long[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh thành Biệt danh[1] Biểu trưng Nội dung biểu trưng Năm thành lập[2] Năm tái lập[3]
Cần Thơ
CTH
Vùng đất gạo trắng nước trong Nhà lồng chợ Cần Thơ, sông Cửu Long 1900 2004
An Giang
AGI
Vùng đất Bảy Núi Khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Bảy Núi, kênh Vĩnh Tế, cây lúa, cá ba sa 1832
Bạc Liêu
BLI
Vùng đất công tử Đàn nguyệt, cánh , cây lúa 1900 1997
Bến Tre
BTR
Xứ dừa Nguyễn Thị Định, phong trào Đồng khởi, cây dừa, ngọn đuốc, thuyền, sách 1900 1976
Long An
LAN
Cửa ngõ miền Tây Sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, hoa sen, bồ câu, ngôi sao năm cánh 1956
Cà Mau
CMU
Đất mũi Bán đảo Cà Mau, quần đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, ngôi sao năm cánh 1956 1997
Sóc Trăng
STG
Xứ sở chùa vàng Sông Hậu, mặt Trăng, bồ câu 1900 1992
Hậu Giang
HAG
Vương quốc trầu lá Kênh Xáng Xà No, quốc kỳ Việt Nam, cây lúa, nhà máy, nhà cao tầng 2004
Ngã Bảy, xuồng ba lá, mặt Trời
Trà Vinh
TVH
Xứ dừa sáp Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Huân chương Sao Vàng, hoa sen, cây lúa 1900
Đồng Tháp
DTP
Đất sen hồng Sếu đầu đỏ, sen hồng, cây lúa 1976
Vĩnh Long
VLG
Vương quốc gạch gốm Văn Thánh Miếu, cánh , cánh đồng 1832 1992
Kiên Giang
KGI
Vùng đất bên bờ biển Tây Cổng Tam quan (Rạch Giá) 1956 1976
Tiền Giang
TGG
Vương quốc trái cây Sông Tiền, thuyền, ngôi sao năm cánh 1976

Quá khứ[sửa | sửa mã nguồn]

Phù hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Huy hiệu[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e f g h Một tỉnh/thành có thể có một hoặc nhiều biệt danh khác nhau (cần phân biệt rõ giữa "biệt danh" và "tên khác"), bao gồm biệt danh được công nhận chính thức bởi chính quyền địa phương để quảng bá du lịch (de jure) hay biệt danh được xem là đặc trưng và riêng biệt của tỉnh/thành được một hoặc đại bộ phận người dân sử dụng để ám chỉ tỉnh/thành đó (de facto). Trong phạm vi bài viết sẽ chỉ đề cập tới một biệt danh duy nhất được xem là phù hợp và mang tính nhận diện cao nhất cho mỗi tỉnh/thành, để xem toàn bộ những biệt danh của từng tỉnh/thành hãy truy cập bài viết chính của tỉnh/thành đó và tra cứu ở phần hộp thông tin.
  2. ^ a b c d e f g h Thời điểm sớm nhất thành lập tỉnh/thành hoặc đơn vị hành chính tương đương được xem là tiền thân của tỉnh/thành đó.
  3. ^ a b c d e f g h Thời điểm gần nhất tái lập tỉnh/thành hoặc đơn vị hành chính tương đương được xem là tiền thân của tỉnh/thành đó nếu như tỉnh/thành không duy trì sự tồn tại liên tục từ lúc thành lập cho đến hiện tại (có thể do sự sáp nhập/phân tách với các tỉnh thành liền kề).
  4. ^ Blason de Saïgon
  5. ^ One old symbol of Saigon
  6. ^ Indochine, Hanoï, Fêtes pour l'inauguration du Pont sur le fleuve Rouge, 1902[liên kết hỏng]
  7. ^ Crest of Haiphong
  8. ^ Haiphong post
  9. ^ Compagnie Autonome de Garnison HAIPHONG, Drago Olivier Métra Déposé
  10. ^ INDOCHINE COLO COMPAGNIE AUTONOME de GARNISON d'HAÏPHONG DOM dép
  11. ^ Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Tây
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Những điều khiến Sukuna trở nên quyến rũ và thành kẻ đứng đầu
Dáng vẻ bốn tay của anh ấy cộng thêm hai cái miệng điều đó với người giống như dị tật bẩm sinh nhưng với một chú thuật sư như Sukuna lại là điều khiến anh ấy trở thành chú thuật sư mạnh nhất
Cảm nhận của cư dân mạng Nhật Bản về Conan movie 26: Tàu Ngầm Sắt Đen
Cảm nhận của cư dân mạng Nhật Bản về Conan movie 26: Tàu Ngầm Sắt Đen
Movie đợt này Ran đóng vai trò rất tích cực đó. Không còn ngáng chân đội thám tử nhí, đã thế còn giúp được cho Conan nữa, bao ngầu
Vật phẩm thế giới Five Elements Overcoming - Overlord
Vật phẩm thế giới Five Elements Overcoming - Overlord
Five Elements Overcoming Hay được biết đến với cái tên " Ngũ Hành Tương Khắc " Vật phẩm cấp độ thế giới thuộc vào nhóm 20 World Item vô cùng mạnh mẽ và quyền năng trong Yggdrasil.
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder)
BPD là một loại rối loạn nhân cách về cảm xúc và hành vi mà ở đó, chủ thể có sự cực đoan về cảm xúc, thường xuyên sợ hãi với những nỗi sợ của sự cô đơn, phản bội