Tiếng Cống

Tiếng Cống
Cốông
Sử dụng tạiViệt Nam
Tổng số người nói2.000
Dân tộcngười Cống
Phân loạiHán-Tạng
Hệ chữ viếtchữ Latinh
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3cnc
Glottologcoon1239[1]
ELPCôông

Tiếng Cống là một ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Lô Lô được sử dụng bởi khoảng 1.500 cư dân ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu, Việt Nam. Tiếng Cống có mối quan hệ nhưng khá khác biệt với tiếng Phunoi.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Jerold Edmondson (2002), tiếng Cống được sử dụng ở 5 bản của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu:

Theo Phạm Huy (1998: 10), tiếng Cống hiện diện ở các bản sau đây:

  • Bo Lếch, xã Kan Hồ
  • Nậm Luồng, xã Can Hồ (một phần của Bo Lếch trước đây)
  • Nậm Khao, xã Nậm Khao
  • Nậm Pục, xã Nậm Khao
  • Tác Ngá, xã Mường Mô
  • Nậm Kè, xã Mường Toong
  • Huổi Sâư, xã Chà Cang, huyện Nậm Pồ

Phân nhóm

[sửa | sửa mã nguồn]

Phạm Huy (1998: 12) liệt kê hai phân nhóm dân tộc Cống sau đây.

  • Xí Tú Mạ (Cống Bạc)
  • Xám Khổng Xú Lứ (Cống Vàng)

Cụm từ

[sửa | sửa mã nguồn]

Cống Vàng và Cống Bạc khác nhau về mặt ngôn ngữ, như được minh họa bằng những cụm từ sau đây của Phạm (1998: 13) bằng chữ Việt Nam (chữ Quốc ngữ).

  • Cống Vàng
    • Háng lế ('Ai đó?')
    • Hàng chà ('ăn cơm')
    • Ý tắng ('uống nước')
  • Cống Bạc
    • À sáng lê ('Ai đó?')
    • Hắng tà ('ăn cơm')
    • Lắng ('uống nước')

Các con số trong tiếng Cống Vàng (Phạm 1998: 13):

  • 1. tìm
  • 2. nhịp
  • 3. xem
  • 4. ừn
  • 5. ngà
  • 6. khô
  • 7. xị
  • 8. dẹ
  • 9. quề
  • 10. trse
  • 11. trse tìm
  • 12. trse nhịp
  • 20. nhịp trse
  • 21. nhịp trse tìm
  • 30. xem trse
  • 31. xem trse tìm
  • 40. ừn trse
  • 50. ngà trse
  • 100. trse trse

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Coong”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.

Văn liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Edmondson, Jerold A. 2002. "The Central and Southern Loloish Languages of Vietnam". Proceedings of the Twenty-Eighth Annual Meeting of the Berkeley Linguistics Society: Special Session on Tibeto-Burman and Southeast Asian Linguistics (2002), pp. 1–13.
  • Phạm Huy. 1998. Bước đầu tìm hiểu văn hóa dân tộc Côống. Lai Châu: Sở Văn Hóa Thông tin Lai Châu.
  • Various. 2014. Văn hóa dân gian người Cống tỉnh Điện Biên (Quyển 1). Hà Nội: Nhà xuất bản văn hóa thông tin. ISBN 978-604-50-1544-5ISBN 978-604-50-1544-5
  • Various. 2014. Văn hóa dân gian người Cống tỉnh Điện Biên (Quyển 3). Hà Nội: Nhà xuất bản văn hóa thông tin. ISBN 978-604-50-1546-9ISBN 978-604-50-1546-9
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Review game Firewatch - Chuyện của những người gác lửa rừng
Review game Firewatch - Chuyện của những người gác lửa rừng
Firewatch là câu chuyện về những con người chạy trốn khỏi cuộc đời mình, câu chuyện của những người gác lửa rừng.
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Mối quan hệ giữa Itadori, Fushiguro, Kugisaki được xây dựng trên việc chia sẻ cùng địa ngục tội lỗi
Akutami Gege-sensei xây dựng nhân vật rất tỉ mỉ, nhất là dàn nhân vật chính với cách lấy thật nhiều trục đối chiếu giữa từng cá thể một với từng sự kiện khác nhau
Zhongli sẽ là vị thần đầu tiên ngã xuống?
Zhongli sẽ là vị thần đầu tiên ngã xuống?
Một giả thuyết thú vị sau bản cập nhật 1.5
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Sức mạnh và khả năng của Lục Nhãn - Jujutsu Kaisen
Lục nhãn hay Rikugan là khả năng độc nhất, chỉ luôn tồn tại một người sở con mắt này trong thế giới chú thuật