Tiếng Lô Lô

Lô Lô (Nuosu)
ꆈꌠ꒿ Nuosuhxop
Sử dụng tại Trung Quốc
 Việt Nam
Khu vựcNam Tứ Xuyên,
bắc Vân Nam
Tổng số người nói2 triệu (thống kê 2000)[1]
Dân tộcNgười Lô Lô
Phân loạiHán-Tạng
Dạng chuẩn
Phương ngữ Lương Sơn
Hệ chữ viếtHệ chữ âm tiết tiếng Lô Lô, trước đây là văn tự từ phù tiếng Lô Lô
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1ii
ISO 639-2iii
ISO 639-3iii
Glottolog[2] sich1238[2][3]
Bài viết này có chứa ký tự ngữ âm IPA. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác thay vì kí tự Unicode. Để biết hướng dẫn giới thiệu về các ký hiệu IPA, xem Trợ giúp:IPA.

Tiếng Lô Lô hoặc Nuosu (Nuosu: ꆈꌠ꒿: Nuosuhxop) là ngôn ngữ uy tín của người Lô Lô. Tiếng Lô Lô là một ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Tạng-Miến trong ngữ hệ Hán-Tạng [1][2].

Tại Trung Quốc gọi là người Di với các nhánh Bắc Di, Di Lãnh Sơn, Di Tứ Xuyên,... với dân số 7,77 triệu người. Nuosu đã được chính phủ Trung Quốc lựa chọn là ngôn ngữ Di chuẩn (bằng tiếng phổ thông: Di yǔ, 彝語 / 彝语, Di ngữ) và nó là ngôn ngữ duy nhất được giảng dạy trong các trường học, cả ở dạng nói và viết của mình.

Tại Việt Nam có 4.541 người Lô Lô sống chủ yếu ở miền bắc, theo số liệu điều tra dân số năm 2009.

Tiếng Lô Lô được khoảng 2 triệu người nói và đang gia tăng, trong đó 60% là đơn ngữ. Nuosu là tên gốc cho ngôn ngữ riêng của người Lô Lô, và không có mặt trong tiếng Trung Quốc; mặc dù đôi khi nó có thể được viết theo cách phát âm (Nuòsūyǔ 诺苏语 / 諾蘇語, Nặc Tô ngữ) trong đó các ký tự Trung Quốc cho rằng Nặc Tô không mang ý nghĩa.

Ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Trung Quốc công nhận sáu ngôn ngữ có tên chung là tiếng Lô Lô nhưng không thông hiểu lẫn nhau, từ nhóm ngôn ngữ Lô Lô:[4]

Bắc Di là nhóm lớn nhất với khoảng hai triệu người nói và là nền tảng cho văn liệu ngôn ngữ học. Nó là một ngôn ngữ phân tích.[5] Ngoài ra còn có các ngôn ngữ Di của Việt Nam sử dụng chữ Lô Lô, như tiếng Mantsi.

Nhiều người Di ở Vân Nam, Quý Châu và Quảng Tây biết tiếng Trung Quốc, và thường xuyên chuyển đổi qua lại giữa tiếng Di và tiếng Trung Quốc.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Nuosu at Ethnologue, 18th ed., 2015. Truy cập 12/12/2017.
  2. ^ a b Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, eds. (2017). "Sichuan Yi". Glottolog 3.1. Jena, Germany: Max Planck Institute for the Science of Human History. Truy cập 12/12/2017.
  3. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). [2] “Di Tứ Xuyên”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology. ref stripmarker trong |chapter-url= tại ký tự số 51 (trợ giúp)
  4. ^ Andrew West, The Yi People and Language
  5. ^ 向晓红; 曹幼南 (2006). “英语和彝语的语法比较研究”. -西南民族大学学报(人文社科版). doi:10.3969/j.issn.1004-3926.2006.08.014.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Fun Fact về Keqing - Genshin Impact
Fun Fact về Keqing - Genshin Impact
Keqing có làn da trắng và đôi mắt màu thạch anh tím sẫm, với đồng tử hình bầu dục giống con mèo với những dấu hình kim cương trên mống mắt
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong  Kimetsu no Yaiba
Phong trụ Sanemi Shinazugawa trong Kimetsu no Yaiba
Sanemi Shinazugawa (Shinazugawa Sanemi?) là một trụ cột của Demon Slayer: Kimetsu no Yaiba
[Review phim] Người Vợ Cuối Cùng - Liệu có đáng xem hay không?
[Review phim] Người Vợ Cuối Cùng - Liệu có đáng xem hay không?
Điểm cộng của phim rơi hết vào phần hình ảnh, âm thanh và diễn xuất của hầu hết dàn diễn viên.
Làm thế nào để hiểu thấu tâm lý người khác
Làm thế nào để hiểu thấu tâm lý người khác
Những câu truyện nhỏ này sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong nắm bắt tâm lý người khác