Sau đây là danh sách các thành viên chính phủ nhiệm kỳ 2002-2007, tất cả các thành viên đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hầu hết là Ủy viên Ban Chấp hành trung ương (khoá IX). Ở giai đoạn này, có hai chính phủ đã được thành lập.
Chính phủ Quốc hội khóa XII | |
---|---|
Chính phủ thứ 14 của Việt Nam | |
2002 - 2006 | |
Ngày thành lập | 8 tháng 8 năm 2002 |
Ngày kết thúc | 27 tháng 6 năm 2006 |
Thành viên và tổ chức | |
Nguyên thủ quốc gia | Trần Đức Lương |
Lãnh đạo Chính phủ | Phan Văn Khải |
Phó Lãnh đạo Chính phủ | Nguyễn Tấn Dũng |
Số Bộ trưởng | 30 |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Lịch sử | |
Bầu cử | Tổng tuyển cử Việt Nam 2002 |
Cơ quan lập pháp | Quốc hội Việt Nam khóa XI |
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Huy Ngọ vì có dính líu đến vụ bê bối Lã Thị Kim Oanh đã xin từ chức và đã được Quốc hội miễn nhiệm vào ngày 1 tháng 6 năm 2004 và được thay thế bằng ông Cao Đức Phát vào ngày 25 tháng 6 năm 2004.
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đào Đình Bình vì có dính líu đến vụ bê bối PMU 18 (trong đó thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến đã bị khởi tố), từ chức ngày 3 tháng 4 năm 2006.
Chính phủ Quốc hội khóa XII | |
---|---|
Chính phủ thứ 15 của Việt Nam | |
2006 - 2007 | |
Ngày thành lập | 27 tháng 6 năm 2006 |
Ngày kết thúc | 19 tháng 7 năm 2007 |
Thành viên và tổ chức | |
Lãnh đạo Chính phủ | Nguyễn Tấn Dũng |
Phó Lãnh đạo Chính phủ | Nguyễn Sinh Hùng |
Số Bộ trưởng | 30 |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Lịch sử | |
Bầu cử | Tổng tuyển cử Việt Nam 2002 |
Cơ quan lập pháp | Quốc hội Việt Nam khóa XI |
Thủ tướng Phan Văn Khải xin từ nhiệm trong phiên họp Quốc hội ngày 24 tháng 6 năm 2006.[1] Người lên thay vị trí này là đương kim Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng từ ngày 27 tháng 6 năm 2006.[2]
Sau đó, Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội miễn nhiệm các chức danh sau:
Ngày 28 tháng 6 năm 2006, Quốc hội đã phê chuẩn tờ trình của Thủ tướng về danh sách thành viên Chính phủ mới gồm
Để biết thành phần Chính phủ Việt Nam hiện nay, xin xem Chính phủ Việt Nam.