Lợn bướu thông thường

Lợn bướu thông thường
P. a. sundevallii đực
Khu bảo tồn Tswalu Kalahari, Nam Phi
P. a. sundevallii cái
Công viên Quốc gia Etosha, Namibia
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Artiodactyla
Họ (familia)Suidae
Chi (genus)Phacochoerus
Loài (species)P. africanus
Danh pháp hai phần
Phacochoerus africanus
(Gmelin, 1788)[2]
  Phạm vi phân bố của lợn bướu thông thường   Phạm vi có thể tồn tại hoặc ghi chép ngẫu nhiên
  Phạm vi phân bố của lợn bướu thông thường
  Phạm vi có thể tồn tại hoặc ghi chép ngẫu nhiên
Các phân loài
4 phân loài; xem văn bản

Lợn bướu thông thường (Phacochoerus africanus) là một loài lợn hoang thuộc họ Lợn, bộ Guốc chẵn. Loài này được Gmelin mô tả năm 1788,[2] chúng thường sinh sống ở thảo nguyên, xavan, rừng thưa ở châu Phi hạ Sahara.[1][3] Trước đây nó thường được xem là một phân loài của P. aethiopicus, nhưng ngày nay các nhà khoa học chỉ giới hạn với loài lợn bướu sa mạc của bắc Kenya, Somalia, và phía đông Ethiopia.[4]

Miêu tả

[sửa | sửa mã nguồn]
Sọ

Lợn bướu thông thường là một loài có kích thước trung bình, với chiều dài đầu và thân từ 0,9 đến 1,5 m (3,0 đến 4,9 ft), và chiều cao vai từ 63,5 đến 85 cm (25,0 đến 33,5 in). Con cái, cân nặng 45 đến 75 kg (99 đến 165 lb), thường nhỏ và nhẹ hơn một chút so với con đực, với cân nặng 60 đến 150 kg (130 đến 330 lb).[5][6] Lợn bướu thông thường nổi bật với hai cặp răng nanh nhô ra khỏi miệng và cong lên phía trên.

Cặp răng dưới, ngắn hơn nhiều so với cặp răng trên, bị mài và trở nên sắc như dao cạo khi chúng cọ sát vào cặp răng trên mỗi lần chúng mở và ngậm miệng. Phần trên răng nanh có thể dài đến 25,5 cm (10,0 in) và có mặt cắt ngang hình elip rộng, sâu khoảng 4,5 cm (1,8 in) và rộng khoảng 2,5 cm (0,98 in). Một răng nanh cong 90° hay cong nhiều hơn từ chân răng, và sẽ không nằm thẳng khi người ta đặt chúng trên bàn, vì nó cong một chút về phía sau khi nó phát triển. Răng nanh không được chúng sử dụng để đào đất,[7] nhưng được sử dụng để chiến đấu với những con lợn khác, và trong phòng thủ chống lại kẻ săn mồi - răng nanh dưới có thể gây ra vết thương nghiêm trọng.

Răng nanh của lợn bướu thông thường được lấy từ răng nanh mọc liên tục. Răng nanh được chạm khắc chủ yếu cho mục đích thương mại du lịch ở phía đông và phía nam Châu Phi.

Đầu của lợn bướu thông thường là lớn, với một bờm kéo dài xuống cột sống đến giữa lưng.[5] Lông thưa thớt che kín cơ thể. Màu của nó thường là đen hoặc nâu. Đuôi dài và kết thúc với một búi lông. Lợn bướu thông thường không có mỡ dưới da và bộ lông thưa thớt, khiến chúng dễ bị mẫn cảm với nhiệt độ môi trường khắc nghiệt.[5]

Sinh học

[sửa | sửa mã nguồn]
Lợn bướu thông thường chiến đấu với một báo hoa mai

Lợn bướu thông thường là loài lợn duy nhất thích nghi với môi trường có bãi cỏtrảng cỏ.[8] Chúng là loài ăn tạp, chúng ăn cỏ, rể cây, quả mọng và các loại trái cây, vỏ cây, nấm, côn trùng, trứng và xác chết.[9] Chế độ ăn thay đổi theo mùa, tùy thuộc vào sự sẵn có của các loại thực phẩm khác nhau. Trong mùa mưa, chúng gặm[8] những cây cỏ lâu năm ngắn.[10] Trong mùa khô, chúng dựa vào thức ăn là củ, thân rễ và rễ giàu dinh dưỡng.[8][10]

Chúng là những kẻ đào đất mạnh mẽ, sử dụng cả mõm và chân. Trong khi kiếm ăn, chúng thường uốn cong bàn chân trước về phía sau và di chuyển trên khuỷu chân.[11] Phần da dày đệm bảo vệ khuỷu chân trong quá trình vận động như vậy hình thành khá sớm trong quá trình phát triển của thai nhi. Mặc dù chúng có thể tự đào hang của mình, nhưng chúng thường chiếm những hang bị những con lợn đất bỏ hoang[10] và của các loài động vật khác. Lợn bướu thông thường thường nằm quay đầu ra cửa hang và sẵn sàng chạy vọt ra nếu cần thiết. Chúng thường ngâm mình trong bùn để đối phó với nhiệt độ cao và rúc vào nhau để đối phó với nhiệt độ thấp.[12]

Mặc dù có khả năng chiến đấu (những con đực hung hăng chiến đấu với nhau trong mùa giao phối), nhưng cách phòng thủ chính của chúng là chạy trốn bằng cách chạy nước rút nhanh. Những kẻ săn mồi chính của loài lợn này là con người, sư tử, báo hoa mai, báo săn, cá sấu, chó hoanglinh cẩu. Các loài chim săn mồi như cú đại bàng Verreauxđại bàng Martial đôi khi săn bắt lợn con.[13][14] Tuy nhiên, nếu lợn mẹ đang nuôi con nhỏ, chúng bảo vệ đàn con rất hung hăng. Đôi khi, lợn mẹ rượt đuổi và thậm chí làm bị thương những kẻ săn mồi lớn. Chúng cũng cho phép cầy mangut vằnkhỉ chải lông chúng để loại bỏ ve bét.[15]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Phân loài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Cumming, D.H.M. (2008). Phacochoerus africanus. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2008. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2009. Database entry includes a brief justification of why this species is of least concern.
  2. ^ a b Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). “Phacochoerus africanus”. Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  3. ^ Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  4. ^ Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
  5. ^ a b c Creel, Eileen (ngày 11 tháng 3 năm 2005). ''Phacochoerus africanus'' common warthog”. Animaldiversity.ummz.umich.edu. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2013.
  6. ^ “Common Warthog ''Phacochoerus africanus''” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 15 tháng 5 năm 2013. Truy cập ngày 30 tháng 7 năm 2013.
  7. ^ Wilson, Don E.; Mittermeier, Russell A. biên tập (2011). Handbook of the Mammals of the World, Vol. 2. Lynx Edicions. tr. 277. ISBN 8496553779.
  8. ^ a b c Estes, R. (1991). The Behavior Guide to African Mammals, Including Hoofed Mammals, Carnivores, Primates. Los Angeles, University of California Press. pp. 218–221 ISBN 0520080858.
  9. ^ Kleiman, D.G., Geist, V., McDade, M.C. (2004). Grzimek's Animal Life Encyclopedia. The Gale Group Inc.
  10. ^ a b c Kingdon, J. (1979). East African Mammals: An Atlas of Evolution in Africa, Volume 3, Part B: Large Mammals. Chicago, University of Chicago Press. pp. 231–249.
  11. ^ Unwin, Mike (2003). Southern African wildlife: a visitor's guide. Bradt Travel Guides. tr. 68. ISBN 978-1-84162-060-2.
  12. ^ Vercammen, P., Mason, D.R. "Pigs, Peccaries and Hippos Status Survey and Action Plan Lưu trữ 2008-05-09 tại Wayback Machine".
  13. ^ “Martial Eagle Kills Baby Warthog”. Orion-hotels.net. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2012.Quản lý CS1: URL hỏng (liên kết)
  14. ^ Owls of the World by Konig, Weick & Becking. Yale University Press (2009), ISBN 0300142277.
  15. ^ Warthog – Africa's Jester Lưu trữ 2011-04-05 tại Wayback Machine. Wildwatch.com. Truy cập 2012-08-22.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
14 đỉnh núi linh thiêng nhất thế giới (phần 2)
Là những vị khách tham quan, bạn có thể thể hiện sự kính trọng của mình đối với vùng đất bằng cách đi bộ chậm rãi và nói chuyện nhẹ nhàng
Giới thiệu về Kakuja - Tokyo Ghou
Giới thiệu về Kakuja - Tokyo Ghou
Kakuja (赫者, red one, kakuja) là một loại giáp với kagune biến hình bao phủ cơ thể của ma cà rồng. Mặc dù hiếm gặp, nhưng nó có thể xảy ra do ăn thịt đồng loại lặp đi lặp lại
Nhân vật Kugisaki Nobara - Jujutsu Kaisen
Nhân vật Kugisaki Nobara - Jujutsu Kaisen
Kugisaki Nobara (釘くぎ崎さき野の薔ば薇ら Kugisaki Nobara?, Đanh Kì Dã Tường Vi) là nhân vật chính thứ ba (từ gốc: tritagonist) của bộ truyện Jujutsu Kaisen
Discovery Channel - Through the Wormhole Season 8 vietsub
Discovery Channel - Through the Wormhole Season 8 vietsub
Thông qua lỗ giun mùa 8 (2017) là chương trình phim khoa học do Morgan Freeman dẫn dắt đưa chúng ta khám phá và tìm hiểu những kiến thức về lỗ sâu đục, lỗ giun hay cầu Einstein-Rosen