Wikipedia:Quy định ba lần hồi sửa

Quy định ba lần hồi sửa (viết tắt 3HS, hay 3RR từ tiếng Anh three-revert rule) là một quy định chính thức áp dụng cho tất cả các thành viên Wikipedia. Các vi phạm quy định này được ghi nhận tại đây.

Nội dung quy định: không được thực hiện nhiều hơn ba lần hồi sửa một phần hoặc toàn bộ nội dung của một bài Wikipedia trong vòng 24 giờ. Điều này không có nghĩa rằng hồi sửa ba lần hoặc ít hơn là chấp nhận được. Trong những trường hợp quá đáng, người ta có thể bị cấm vì lý do bàn phím chiến hoặc gây rối ngay cả khi không thực hiện quá ba hồi sửa mỗi ngày.

Việc sử dụng tài khoản con rối (nhiều tài khoản) để tránh giới hạn này là một vi phạm đối với quy định WP:SOCK, và quy định ba lần hồi sửa không áp dụng cho các nhóm. Khi vượt quá giới hạn này, hồi sửa nên được thực hiện bởi một người mới, nhằm thể hiện mục đích quan trọng rằng số đông cộng đồng chấp thuận phiên bản nào trong số các phiên bản đang cạnh tranh.

Chi tiết

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong ngữ cảnh này, việc hồi sửa, có nghĩa là hủy toàn bộ hoặc một phần nội dung soạn thảo của một hay nhiều người khác. Điều đó không nhất thiết có nghĩa là lấy một phiên bản cũ trong lịch sử ra và soạn thảo từ đó. Một hồi sửa có thể chỉ bao gồm việc thêm hoặc xóa một vài từ hay thậm chí một từ (hoặc một dấu chấm câu). Thậm chí cùng lúc đó bạn còn thực hiện các thay đổi khác, việc liên tục hủy phần soạn thảo của người khác vẫn được tính là hồi sửa. "Các hồi sửa phức tạp một phần" là các hồi sửa nhằm xóa hoặc tái bổ sung chỉ một phần của phần nội dung đang tranh chấp, cùng lúc đó cũng bổ sung nội dung mới, chiêu thức này thường được thực hiện để che giấu hành động hồi sửa. Kiểu sửa đổi này cũng tính vào ba lần hồi sửa, không cần biết chủ ý của người sửa đổi như thế nào.

Hãy áp dụng nhận thức thông thường; tránh sa vào bàn phím chiến. Thay vì vượt giới hạn 3 lần hồi sửa, hãy thảo luận với những người cùng tham gia soạn thảo. Nếu có người trong số đó tiến gần đến việc vi phạm quy định này, điều đó có thể có nghĩa rằng trang đó nên được bảo vệ cho đến khi mâu thuẫn được giải quyết.

Quy định này được áp dụng riêng rẽ cho từng trang; các hồi sửa không được tính gộp giữa các trang khác nhau. Ví dụ, nếu trong vòng 24 giờ, một thành viên thực hiện tất cả 6 lần hồi sửa, 3 lần trên một trang và 3 lần còn lại trên một trang khác, 6 lần hồi sửa này không được tính là một vi phạm đối với quy định này.

Quy định này không áp dụng cho các hành động tự hồi sửa, sửa phá hoại, hồi sửa các soạn thảo của một người dùng bị khóa hay cấm, hay các tình huống cụ thể được liệt kê trong mục Ngoại lệ ở dưới.

Quy định này cũng áp dụng cho cả các hành động lặp đi lặp lại việc di chuyển trang, xóa trang, phục hồi, hoặc tạo lại một trang. Tất cả các hành động này, nếu thực hiện một cách quá đáng, là các hình thức của bàn phím chiến.

Lưu ý: Không có đòi hỏi rằng các hồi sửa phải có liên quan đến nhau: 4 hồi sửa bất kỳ đối với cùng một trang đều được tính.

Chủ đích của quy định

[sửa | sửa mã nguồn]

Quy định ba lần hồi sửa không phải một quyền lợi mà là một "hàng rào điện" nhằm ngăn chặn các cuộc bàn phím chiến. Nó không cho người dùng quyền được thực hiện 3 lần hồi sửa trong vòng 24 giờ hay coi các hồi sửa như là một kỹ thuật soạn thảo. Việc liên tục hồi sửa không bao giờ được khuyến khích và không được coi là cách làm việc hòa hợp với nhau. Việc người dùng có thể bị khóa do hồi sửa quá nhiều không nhất thiết có nghĩa rằng họ sẽ bị khóa. Cũng như vậy, tùy theo hoàn cảnh mà việc hồi sửa ít hơn 4 lần cũng có thể bị khóa.

Nếu bạn thấy rằng bạn đã hồi sửa thậm chí chỉ một lần trong ngày, đó có thể được coi là có vấn đề và bạn nên cố giải quyết mâu thuẫn, bắt đầu từ việc thảo luận tại trang thảo luận của bài.

Đặc biệt khuyến khích chỉ nên hồi sửa một và chỉ một lần đối với bất kỳ chi tiết nào (xem Câu lạc bộ biên tập hài hòa bên WP tiếng Anh).

Việc khóa trang chỉ có tính chất phòng ngừa, không có nghĩa trừng phạt. Các sự cố đã xảy ra ít có giá trị; chỉ nên báo lại các tranh chấp hiện thời.

Ngoại lệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi tuyên bố rằng một hồi sửa được miễn khỏi quy định dựa trên một trong ngoại lệ liệt kê dưới đây (chẳng hạn hồi sửa các soạn thảo của một thành viên bị cấm), nên bổ sung một chú thích vào trang thảo luận để giải thích việc này, vì các bảo quản viên thực hiện việc khóa có thể không biết nhiều về tranh chấp này. Lưu ý rằng việc lách luật để cố gắng co kéo các hồi sửa hòng 'được cho là khớp' với một trong các ngoại lệ dưới đây thường không được coi trọng và nên tránh.

Hồi sửa không có bàn phím chiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Do mục đích của quy định này là để ngăn chặn bàn phím chiến, quy định này không nên áp dụng cho các trường hợp khi bàn phím chiến rõ ràng đã không xảy ra. Ví dụ, các sửa đổi liên tiếp của một thành viên được tính là một; do đó, nếu một thành viên thực hiện 3 sửa đổi riêng biệt nhưng liên tiếp, mỗi sửa đổi hồi sửa một phần khác nhau, nhưng không xen vào giữa các lần sửa đổi của các thành viên khác, đây chỉ được tính là một hồi sửa. Cũng như vậy, nếu sự đan xen của các lần sửa đổi, nhưng chúng rõ ràng không có liên quan hoặc không tranh chấp, chẳng hạn việc bổ sung liên kết interwiki với một phiên bản tiếng nước ngoài không làm tăng 'số lần hồi sửa'.

Hồi sửa phá hoại

[sửa | sửa mã nguồn]

Quy định ba lần hồi sửa không áp dụng trong các trường hợp phá hoại đơn giản mà rõ ràng không phải là một tranh chấp về nội dung. Tuy nhiên, nói chung, cấm thành viên là giải pháp được khuyến khích hơn để chống lại các phá hoại xuất phát từ một thành viên hoặc IP nào đó. Khi một bài đang bị phá hoại từ nhiều nguồn, việc cấm thành viên không còn hiệu quả, nên sử dụng biện pháp bảo vệ trang. Do đó, việc hồi sửa liên tiếp một bài để chống lại phá hoại chỉ là giải pháp cuối cùng. Các thành viên bình thường không thể tự mình cấm thành viên khác hoặc bảo vệ bài, họ có thể yêu cầu cấm thành viên hoặc bảo vệ bài tại Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên.

Tự hồi sửa

[sửa | sửa mã nguồn]

Đôi khi, các thành viên hồi sửa một trong các sửa đổi của chính mình vì họ nhận ra mình đã sai hoặc thay đổi ý kiến. Các hồi sửa kiểu này không được coi là vi phạm 3RR. Thật ra, việc tự hồi sửa có thể cho phép một thành viên tránh bị khóa do vi phạm quy định 3 lần hồi sửa. Xem mục "Tôi đã vi phạm 3RR. Phải làm gì bây giờ? ở dưới.

Hồi sửa phần soạn thảo của các thành viên bị khóa hoặc cấm

[sửa | sửa mã nguồn]

Đối với những người dùng đã bị cấm soạn thảo một số trang cụ thể, hoặc bị khóa hoặc cấm nói chung, nhưng vẫn tiếp tục soạn thảo, hoặc trực tiếp hoặc qua một tài khoản con rối, những sửa đổi của họ có thể bị hồi sửa mà các hồi sửa này không tính vào giới hạn của quy định này.

Hồi sửa những nội dung có thể có ý bôi nhọ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các thành viên được khuyến khích xóa bỏ những thông tin có tính xúc phạm về một người đang sống, mà các thông tin này không có nguồn gốc hoặc nguồn gốc không đáng tin cậy. Cũng như trường hợp phá hoại, cách tốt nhất để chống lại việc liên tục bổ sung những nội dung như vậy là cấm thành viên và bảo vệ trang. Quy định ba lần hồi sửa không áp dụng cho các hồi sửa đối với các thông tin trên.

Hồi sửa các trang trong không gian thành viên của bạn

[sửa | sửa mã nguồn]

Quy định 3RR thường không áp dụng cho việc hồi sửa các thay đổi đối với các trang thuộc về cá nhân mình (bao gồm các trang thảo luận cá nhân và các trang con), trên nguyên tắc rằng bạn không sở hữu nó, nhưng không gian người dùng của bạn là "của bạn" (cho các mục đích liên quan đến dự án).

Một số người coi việc xóa các thảo luận (không phải các công kích cá nhân khỏi trang thảo luận của bạn (ngoại trừ khi tạo bản lưu) là một hành động không hay. Những người khác lại xóa các thảo luận khi đã đọc xong, chẳng hạn những người rất bận rộn như Jimbo Wales. Các thảo luận bị xóa vẫn được lưu trong lịch sử trang.

Hồi sửa để bảo trì

[sửa | sửa mã nguồn]

Có một số trang, chẳng hạn Chỗ thử, nơi các thành viên mới được khuyến khích sửa đổi, nhưng cần định kỳ 'dọn dẹp'. Ngoài ra, việc treo/tháo các thẻ không gây tranh cãi (không liên quan đến một cuộc tranh cãi về nội dung) không được tính là hồi sửa. Quy định ba lần hồi sửa không áp dụng cho các hồi sửa để dọn dẹp các trang theo các kiểu nói trên.

Nếu bạn vi phạm quy định ba lần hồi sửa, sau lần hồi sửa thứ trong vòng 24 giờ, các quản lý có thể khóa bạn trong tối đa 24 giờ, hoặc lâu hơn nếu tái phạm. Trong trường hợp nhiều bên cùng vi phạm quy định này, các quản lý cần đối xử với các bên như nhau. Trong trường hợp đặc biệt, thành viên có thể bị cấm khi chưa kịp thực hiện hồi sửa thứ 4 trong vòng 24 giờ.

Ngoài ra, quy định này được thi hành bằng cách:

  • Giải thích cho những người dùng có thể chưa biết về cách ứng xử tốt tại Wikipedia trong các trường hợp này.
  • Peer pressure and leadership by example.
  • Khi các trang được bảo vệ do đã xảy ra các cuộc chiến hồi sửa, các quản lý có thể bảo vệ trang tại phiên bản mà những người đã thực hiện quá nhiều lần hồi sửa không thích. Xem Quy định bảo vệ trang. Người quản lý cũng có thể bảo vệ phiên bản hiện tại để giữ thái độ trung lập.

Các vi phạm đối với quy định 3RR có thể được thông báo tại Wikipedia:Tin nhắn cho người quản lý.

Chronic offenders may be subject to rulings by the Arbitration Committee. This can also apply to those that try to test the limits of the rule on a regular basis, such as by making fourth reversions just outside the 24-hour time period, or by making complex reverts which attempt to disguise the restoration of the editor's preferred wording.

Các quản lý bị khóa theo quy định này không được tự mở khóa.

Quản lý có thể mở khóa tùy ý khi người vi phạm đã nhận lỗi vi phạm quy định.

Sự tham gia của bảo quản viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Trừ trường hợp Phá hoại, nếu một bảo quản viên có liên quan trực tiếp đến một nội dung đang có tranh chấp tại trang đó, người bảo quản viên đó không nên khóa thành viên do vi phạm 3RR. Thay vào đó, trong trường hợp này, nếu tin rằng một thành viên nào đó đã vi phạm 3RR tại trang nói trên, người bảo quản viên đó nên gửi đề nghị khóa thành viên tại trang Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên .

Tôi bị khóa theo quy định 3RR! Làm gì bây giờ?

[sửa | sửa mã nguồn]

Đầu tiên, kiểm tra xem có thật là bạn đã thực hiện hồi sửa thứ 4 trong vòng 24 giờ hoặc gần như vậy.

  • Nếu không, bạn nên gửi thư điện tử đến bảo quản viên đã khóa tài khoản của bạn (hoặc một quản lý khác), trình bày một cách lịch sự và đề nghị mở khóa.
  • Nếu đúng là bạn đã vi phạm, bạn nên đợi 24 giờ hoặc gửi thư điện tử đến bảo quản viên đã khóa bạn (hoặc một bảo quản viên khác), nhận sai và đề nghị mở khóa (tất nhiên, bảo quản viên có thể không làm theo đề nghị của bạn).

Các bảo quản viên có thể xem chất lượng các sửa đổi có liên quan, có thể không.

Lưu ý rằng, trong lịch sử Wikipedia, việc công khai lên án bảo quản viên thực hiện việc khóa thành viên thường không thu được sự thông cảm của cộng đồng. Tuy nhiên, bạn có thể thông báo các trường hợp áp dụng quy định này một cách rất sai lầm tại Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên.

Tôi đã vi phạm 3RR. Phải làm gì bây giờ?

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu bạn đã lỡ vi phạm 3RR và bây giờ mới nhận ra, hoặc nếu một thành viên khác đã nhắn tin cho bạn rằng bạn đã vi phạm 3RR, bạn có thể tự hồi sửa các sửa đổi của bạn để quay lại "phiên bản kia". Nói chung, việc làm này có thể giúp bạn không bị khóa (tuy không đảm bảo chắc chắn).

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Những điều thú vị về người anh em Lào
Những điều thú vị về người anh em Lào
Họ không hề vội vã trên đường, ít thấy người Lào cạnh tranh nhau trong kinh doanh, họ cũng không hề đặt nặng mục tiêu phải làm giàu
[Anime Review] Zankyou no Terror – Nhớ đến họ, những con người đã ngã xuống
[Anime Review] Zankyou no Terror – Nhớ đến họ, những con người đã ngã xuống
Zankyou no Terror là một phim nặng về tính ẩn dụ hình ảnh lẫn ý nghĩa. Những câu đố xoay vần nối tiếp nhau, những hành động khủng bố vô hại tưởng chừng như không mang ý nghĩa, những cuộc rượt đuổi giữa hai bên mà ta chẳng biết đâu chính đâu tà
Giới thiệu Pandora’s Actor - Over lord
Giới thiệu Pandora’s Actor - Over lord
Con Ruột Của Ainz: Pandora’s Actor
Tóm tắt chương 229: Quyết chiến tại tử địa Shunjuku - Jujutsu Kaisen
Tóm tắt chương 229: Quyết chiến tại tử địa Shunjuku - Jujutsu Kaisen
Vì Sukuna đã bành trướng lãnh địa ngay lập tức, Angel suy luận rằng ngay cả Sukuna cũng có thể tái tạo thuật thức bằng phản chuyển