Cao Kiến Phật

Cao Kiến Phật
Đức Phật thứ 10 của hiền kiếp
PhạnAnavamadarśin
PaliAnomadassī
Miến Điệnအနိုမဒဿိဘုရား
(Anomadassī Bhurā)
Trung阿那摩達斯佛
(Pinyin: Ānàmódásī Fó), 無上見佛
(Pinyin: Vô Thượng Kiến Phật) 無上見佛
Nhật阿那摩達斯仏 (Anomadassī Butsu)
Hàn아노마다시불
(RR: Anomadassi Bul)
Mông CổАномадасси Будда (Anomadassi Budda)
Sinhalaඅනෝමදාස්සි බුදුන්
Anomadassī Budun Wahanse
Tháiพระอนมทัสสีพุทธเจ้า
(Phra Anomadassī Phutthachao)
ViệtCao Kiến Phật , Vô Song Trí Tuệ Phật
Thông tin
Thuộc tínhTrí tuệ vô biên, Thuyết giảng siêu phàm
Tiền nhiệmTô Tỳ Đa phật (Sobhita)
Kế nhiệmĐại Liên Hoa Phật (Paduma)
Nơi sinhThành phố Candavatī
Cha mẹYasodharā (Mẹ); Yasavā (Cha), Sirimā (Vợ); Upavāna (Con)
icon Cổng thông tin Phật giáo


Cao Kiến Phật (Pali: Anomadassī), là một vị Phật trong danh sách 28 vị Phật theo truyền thống Thượng Tọa Bộ (Theravada). Tên “Anomadassī / Anavamadarśin” mang ý nghĩa “Người Có Tầm Nhìn Cao Thượng,” biểu trưng cho trí tuệ siêu việt và sự hoàn thiện của Ngài. Ngài là vị Phật thứ bảy sau Đức Tô Tỳ Đa và trước Đức Hồng Liên Hoa. Ngài sống cách đây 1 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp ( 10140 + 1.3334 x 1013 năm)

  • Cách đây 1 A-tăng-kỳ100 ngàn đại kiếp, trong cùng 1 kiếp, đã có 3 vị Phật tên là Anomadassī (Cao Kiến), Paduma (Đại Liên Hoa), và Nārada (Na Ra Đa) ra đời.

Ngài thuộc kiếp Kiếp ân huệ (Vara-kappa, Kiếp có 3 vị Phật xuất hiện) và là Vị phật thứ 10 trong 28 danh vị Phật , là một trong những kiếp được coi là thịnh vượng, khi mà nhiều bậc Giác Ngộ đã thuyết giảng Đạo Lộ chấm dứt luân hồi, đem lại an lạc cho vô lượng chúng sinh.

Cao Kiến Phật là một bậc Đại Giác Ngộ với những đặc điểm và công hạnh nổi bật. Ngài sở hữu chiều cao phi thường, lên đến 58 ratana, tương đương khoảng 14.5 mét (1 ratana ≈ 25 cm) , với hào quang rực rỡ như ánh mặt trời mọc, biểu trưng cho trí tuệ vô biên và lòng từ bi bao la.

Ngài nổi tiếng với khả năng thuyết giảng Giáo Pháp một cách vi diệu, giúp hàng triệu chúng sanh đạt được giác ngộgiải thoát. Cao Kiến Phật cũng được biết đến với hình ảnh từ hòa, bất động như biển cả, cao cả như núi lớn, và vô biên như bầu trời, là nguồn cảm hứng và niềm vui cho tất cả chúng sanh chỉ cần thấy hình ảnh của Ngài hoặc nghe lời dạy.

Cuộc đời, Gia thế, Giác Ngộ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi xuất gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Đức Cao Kiến, xuất thân từ dòng Bà-la-môn cao quý, đản sanh tại Vườn Sucandana ở thành Candavati, tương truyền khi vừa sinh ra thì có châu báu rơi xuống liên tục từ trên bầu trời, nên ngài được đặt tên như vậy. Thân phụ của Ngài là vua Yasavā, một vị quốc vương đầy đức độ, và thân mẫuhoàng hậu Yasodharā. Gia đình Ngài sống trong sự giàu có và quyền lực, với sự thịnh vượng được bảo đảm bởi tôn giáo và học thuật Bà-la-môn.

Ngài được mô tả là người có vẻ ngoài phi thường, chiều cao lên đến 58 ratana (khoảng 14,5 mét), và thân tướng phát ra hào quang rực rỡ như ánh mặt trời mọc. Trong thời kỳ tại gia, Ngài sống trong ba cung điện nguy nga là Siri, Upasiri, và Sirivaḍḍha. Ngài có một người vợ tên là Sirimā và một người con trai tên là Upavāna. Cuộc đời của ngài Cao Kiến tại thế tục kéo dài trong sự sung túc và xa hoa, với 23.000 thị nữ hầu hạ.

Một bước ngoặt lớn xảy ra khi Ngài chứng kiến bốn điềm báongười già, người bệnh, người chếtmột vị sa-môn. Dẫn đến sự tỉnh ngộ sâu sắc về bản chất vô thườngkhổ đau của đời sống. Điều này thôi thúc Ngài từ bỏ đời sống hoàng gia, rời bỏ mọi sự ràng buộc để xuất gia tìm chân lý.

Ngài đã dùng kiệu người khiêng để ra đi, và thực hành khổ hạnhthiền định trong suốt 10 tháng với nỗ lực cao độ, vượt qua mọi trở ngại. Cuối cùng, khi nhận món cơm sữa từ một cô gái chăn dêtọa thiền dưới cội cây ajjuna (Terminalia arjuna) , Phật Cao Kiến đã đạt giác ngộ tối thượng, trở thành bậc Toàn Giác Vô Song Trí Tuệ.

Thuyết pháp; pháp hội; đệ tử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi đoạn tận các trói buộc và diệt trừ nghiệp tái sanh trong ba cõi, Ngài đã thuyết giảng con đường đưa đến sự chấm dứt luân hồi cho chư thiênloài người. Ngài được ví như biển cả tĩnh lặng, như ngọn núi vững chãi, và không giới hạn như bầu không gian. Chỉ cần thấy Ngài, chúng sinh đã khởi tâm hoan hỷ, và khi nghe lời giảng, họ đạt được sự bất tử.

koṭi (đơn vị số lượng: Ức = 100.000.000 hay 100 triệu; 1 tỷ)

Phật Cao Kiến đã thực hiện ba pháp hội vĩ đại để giảng dạy Chánh Pháp:

  1. Pháp hội thứ nhất, diễn ra sau khi thành đạo, Ngài thuyết giảng Giáo Pháp lần đầu tiên, có hàng trăm koṭi chúng sanh chứng ngộ.
  2. Pháp hội thứ hai là một cơn mưa Pháp rộng lớn, khiến tám mươi koṭi chúng sanh giác ngộ. (80.000.000.000 hay Tám mươi tỷ)
  3. Pháp hội thứ ba, trong bối cảnh làm hài lòng chúng sanh, thêm bảy mươi tám koṭi vị lãnh hội Chánh Pháp. (78.000.000.000 hay Bảy mươi tám tỷ)


Phật Cao Kiến cũng đã ba lần tổ chức đại hội tụ, quy tụ những vị chứng đắc các thắng trí và giải thoát:

  1. Hội tụ lần thứ nhất có tám trăm ngàn (800.000) vị đã thanh tịnh tâm và đoạn tận tham ái.
  2. Hội tụ lần thứ hai gồm bảy trăm ngàn (700.000) vị không còn ô nhiễm, thoát khỏi bụi trần.
  3. Hội tụ lần thứ ba là sáu trăm ngàn (600.000) vị tinh tấn nỗ lực cao, chứng đắc Niết Bàn.

Phật Cao Kiến được hộ độ bởi các đệ tử ưu tú như NisabhaAnoma là hai vị Thinh Văn hàng đầu, Varuṇathị giả trung thành, và Sundarī cùng Sumanā là nữ Thinh Văn xuất chúng. Hai cư sĩ nam hàng đầu là NandivaḍḍhaSirivaḍḍha, cùng hai cư sĩ nữ hộ độ là UppalāPadumā

Tiên tri về Thích-Ca

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi đức Phật Cao Kiến còn tại thế, Ngài đã tiên tri về sự xuất hiện của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong tương lai xa. Lúc bấy giờ, Đức Thích Ca Mâu Ni vẫn còn là Vua của loài  Dạ-xoa có đại thần lực, là chúa tể cai quản nhiều dạ-xoa, và mang lòng tôn kính vô biên đối với Đức Phật Cao Kiến .

Khi nghe được pháp thoại và nhận ra sự cao quý của Giáo Pháp, vị Dạ-xoa này đã cung kính đến gặp Đức Phật, dâng cơm nước cúng dường Ngài cùng hội chúng. Đức Phật Cao Kiến, với nhãn quan thanh tịnh, đã chú nguyện:

“Trong vô lượng kiếp từ nay về sau, người này sẽ trở thành một vị Phật, tên là Gotama. Sau khi xuất gia từ thành Kapilavatthu xinh đẹp, vị ấy sẽ thực hành khổ hạnh khó ai bì kịp, giác ngộ dưới cội Bồ Đề Assattha. Thân mẫu sẽ là bà Māyā, thân phụ là vua Suddhodana. Hai vị Thinh Văn tối thượng là KolitaUpatissa, vị thị giả sẽ là Ānanda. Tuổi thọ của vị này sẽ là một trăm năm, và Giáo Pháp của Ngài sẽ đưa vô số chúng sanh vượt thoát luân hồi khổ đau.”

Nghe được tiên tri này, Vua của loài Dạ-xoa dâng trọn niềm hoan hỷ, khởi tâm tinh tấn tối thượng và bắt đầu hành trì viên mãn mười ba-la-mật để thực hiện lời tiên tri. Từ thời điểm ấy, vị Dạ-xoa trở thành một trong những hạt giống của Chư Phật, gieo nhân cho sự thành tựu quả vị Toàn Giác trong tương lai, trở thành bậc Thích Ca Mâu Ni của cõi Ta-bà.

Niết bàn

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi hoàn thành sứ mệnh của mình, bậc Đạo Sư Cao Kiến đã nhập Niết Bàn tại tu viện Dhamma. Đây là thời khắc đánh dấu sự viên mãn trọn vẹn của ngài trong chu kỳ sinh tử, nơi mọi ái dục, ô nhiễm đã hoàn toàn lắng dịu. Hào quang của Ngài tỏa rạng như mặt trời đã làm sáng bừng cả cõi trờiđất trước khi tắt đi, để lại trong lòng chúng sanh niềm thành kính sâu xa.

Sau khi Phật Cao Kiến Niết Bàn, một ngôi bảo tháp vĩ đại được dựng lên tại nơi ấy, cao đến 25 do-tuần ( 1.000 mét = 1 Km), là biểu tượng trường tồn về lòng từ bitrí tuệ vô biên. Hàng triệu chúng sanh, từ chư thiên đến nhân loại, đã đến chiêm báitưởng nhớ công đức lớn lao của Phật Cao Kiến. Bảo tháp không chỉ là nơi ghi dấu sự vĩ đại của Ngài mà còn là nơi truyền cảm hứng cho những ai đang tìm kiếm con đường giải thoát khỏi biển khổ luân hồi.

Tham Khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

ref>"Phật Sử", https://www.tamtangpaliviet.net/VHoc/42/Bv_00.htm </ref>

ref> https://www.budsas.org/uni/u-kinh-phatsu/00.htm </ref>

ref> https://vi.wikipedia.org/wiki/Buddhava%E1%B9%83sa </ref>

ref> https://vi.wikipedia.org/wiki/Buddhava%E1%B9%83sa </ref>


ref> https://sudhamma.net/tam-tang-pali/tang-kinh/phat-su </ref>

ref> https://thuvienhoasen.org/a34012/dai-phat-su-tron-bo </ref>



Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Điều gì làm nên sức mạnh của Alhaitham?
Điều gì làm nên sức mạnh của Alhaitham?
Tạm thời bỏ qua vấn đề DPS của cả đội hình, ta sẽ tập trung vào cơ chế và scaling của bản thân Alhaitham hơn
Chân Huyết-Thần Tổ Cainabel Overlord
Chân Huyết-Thần Tổ Cainabel Overlord
Cainabel hay còn biết tới là Huyết Thần (Chân Huyết) 1 trong số rất nhiều vị thần quyền lực của Yggdrasil và cũng là Trùm sự kiện (Weak Event Boss) trong Yggdrasil
Vị trí của Albedo trong dàn sub-DPS hiện tại
Vị trí của Albedo trong dàn sub-DPS hiện tại
Albedo là một sub-DPS hệ Nham, tức sẽ không gặp nhiều tình huống khắc chế
KLAUS (2019) - Khi phim hoạt hình không chỉ dành cho trẻ em
KLAUS (2019) - Khi phim hoạt hình không chỉ dành cho trẻ em
Ngay từ đầu mục đích của Jesper chỉ là lợi dụng việc những đứa trẻ luôn thích đồ chơi, dụ dỗ chúng viết thư cho ông già Noel còn mình thì nhanh chóng đạt được mục tiêu bố đề ra và trở lại cuộc sống vô lo vô nghĩ ngày nào