Propylhexedrin

Propylhexedrin
Trái: (S)-Propylhexedrin
Phải: (R)-Propylhexedrin
Dữ liệu lâm sàng
Tên thương mạiBenzedrex, Obesin, Dristan Inhaler,...
Đồng nghĩa
  • Hexahydrodesoxyephedrine
  • Cyclohexylisopropylmethylamine
  • 1-cyclohexyl-2-methylaminopropane
AHFS/Drugs.comChuyên khảo
Danh mục cho thai kỳ
  • C
Dược đồ sử dụngY học: Đường mũi (dạng hít), đường uống
Giải trí: Đường uống, đường dùng khác
Mã ATC
Tình trạng pháp lý
Tình trạng pháp lý
Dữ liệu dược động học
Chu kỳ bán rã sinh học4 ± 1.5 giờ
Các định danh
Tên IUPAC
  • (±)-1-cyclohexyl-N-methylpropan-2-amin
Số đăng ký CAS
PubChem CID
DrugBank
ChemSpider
Định danh thành phần duy nhất
KEGG
ECHA InfoCard100.002.673
Dữ liệu hóa lý
Công thức hóa họcC10H21N
Khối lượng phân tử155,29 g·mol−1
Mẫu 3D (Jmol)
SMILES
  • N(C(CC1CCCCC1)C)C
Định danh hóa học quốc tế
  • InChI=1S/C10H21N/c1-9(11-2)8-10-6-4-3-5-7-10/h9-11H,3-8H2,1-2H3 ☑Y
  • Key:JCRIVQIOJSSCQD-UHFFFAOYSA-N ☑Y
  (kiểm chứng)

Propylhexedrin, thường có tên thương mại là Benzedrex, là một alkylamin hướng thần được sử dụng chủ yếu làm thuốc thông mũi.[1] Chỉ định chính của thuốc là làm giảm nghẹt mũi do cảm lạnh, viêm mũi dị ứng và một số loại dị ứng khác.[2] Propylhexedrin lần đầu được sử dụng trong y tế vào năm 1949. Công ty dược Smith, Kline & French phát hành thuốc dưới tên thương mại Benzedrex, và kể từ đó thuốc đã được sử dụng chủ yếu ở Hoa Kỳ.[3]

Sử dụng y tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Propylhexedrin được sử dụng để điều trị nghẹt mũi cấp tính liên quan đến cảm lạnh thông thường, viêm mũi dị ứng và một số loại dị ứng khác. Đối với nghẹt mũi, sử dụng liều 4 lần hít (mỗi lỗ mũi là 2 lần hít) cứ sau mỗi hai giờ, dùng cho người lớn và trẻ em từ 6–12 tuổi. Mỗi lần mũi hít cung cấp 0,4 đến 0,5 miligam (400 đến 500 μg) trong 800 ml không khí.[2][4][5] Sử dụng không quá 3 ngày.[2]

Trong lịch sử, thuốc còn được sử dụng cho mục đích giảm cân, trong dạng viên thuốc liều 25 milligram.[6][7] Từ khoảng năm 1976, tất cả các quốc gia đều không chấp thuận sử dụng sản phẩm chứa hoạt chất propylhexedrin cho mục đích giảm cân.[8][9]

Chống chỉ định

[sửa | sửa mã nguồn]

Không nên sử dụng propylhexedrin nếu đang hoặc đã sử dụng MAOI trong 14 ngày gần đây.[10]

Không giống như thuốc thông mũi khác, propylhexedrin không bắt buộc phải có cảnh báo chống chỉ định ở những người tăng huyết áp.[11]

Không khuyến cáo sử dụng propylhexedrin cho trẻ nhỏ hơn 6 tuổi.[12] Đã có báo cáo ít nhất một trường hợp ngộ độc do tai nạn do trẻ em tiếp xúc với sản phẩm chứa propylhexedrin.[13]

Tác dụng phụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi được sử dụng dưới dạng ống hít, các tác dụng phụ phổ biến nhất là gây khó chịu tạm thời (ví dụ: cảm giác châm chích hoặc nóng rát) hoặc viêm mũi phụ thuộc thuốc (hay nghẹt mũi tái phát, rhinitis medicamentosa).[2] Việc dùng chung thuốc hít propylhexedrin có thể lây lan các bệnh truyền nhiễm.[2] Những tác dụng phụ này không phổ biến, propylhexedrin thường được công nhận là an toàn và hiệu quả.[14] Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm propylhexedrin để phục vụ những mục đích không được ghi trên nhãn có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng, thường những tác dụng phụ này không hay gặp phải ở liều điều trị.[15][16][17] Việc sử dụng các sản phẩm propylhexedrin không đúng cách có thể khiến người dùng phải nhập viện, bị tàn tật hoặc thậm chí tử vong.[14] Các cơ quan y tế công cộng như FDA đã khuyến cáo các sản phẩm propylhexedrin chỉ được sử dụng theo các chỉ định, hướng dẫn ghi trên nhãn.[14]

Quá liều

[sửa | sửa mã nguồn]

Đã ghi nhận các báo cáo về quá liều propylhexedrin nhưng hiếm gặp.[18] Hầu hết các trường hợp quá liều propylhexedrin là do sử dụng không đúng cách, không đúng chỉ định ghi trên nhãn, nhằm mục đích giải trí.[15] Theo ghi nhận của FDA, các triệu chứng phổ biến nhất của quá liều propylhexedrin là: "...nhịp tim nhanh, kích động, tăng huyết áp, đau ngực, run, ảo giác (hallucination), hoang tưởng (delusion), lú lẫn, buồn nôn và nôn."[15] Đã có trường hợp tử vong vì sử dụng các sản phẩm chứa propylhexedrin sai cách.[19][20] Khi sử dụng đúng mục đích thì propylhexedrin được coi là an toàn và hiệu quả.[15] Dù thế nào đi nữa, trong trường hợp nghi ngờ dùng quá liều, nên đi đến cơ sở y tế.[21]

Tương tác thuốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết tương tác của propylhexedrin với các thuốc khác đều liên quan đến khả năng làm co mạch. Tương tác nghiêm trọng nhất của propylhexedrin là với các chất ức chế monoamin oxidase (MAOI), chính là chống chỉ định của thuốc.[2] Thuốc ức chế monoamin oxidase được sử dụng như một thuốc chống trầm cảm, mặc dù chỉ định này không phổ biến. Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng propylhexedrin đồng thời với các thuốc khác.[22]

Dược lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Cơ chế hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi được sử dụng ở liều điều trị ở dạng liều hít, propylhexedrin hoạt động chủ yếu như một chất chủ vận alpha adrenergic.[23] Chất này là co mạch máu ở mũi và giảm sưng tấy; từ đó làm giảm triệu chứng nghẹt mũi.[24] Ở liều cao hơn, propylhexedrin ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương bằng cách giải phóng noradrenalin-dopamin.[25] Propylhexedrin có thể có cơ chế tác dụng theo cách tương tự như các alkylamin hướng thần liên quan như cyclopentamin, methylhexanamintuaminoheptan.[26][27][28] Ngoài ra, propylhexedrin còn giải phóng monoamin thông qua chất chủ vận TAAR1 và ức chế VMAT2.[23] Propylhexedrin cũng có tác dụng vận mạch (nâng huyết áp).[29]

Dược động học

[sửa | sửa mã nguồn]
Chuyển hóa của propylhexedrin[30]

Quá trình chuyển hóa propylhexedrin qua các phản ứng N-demethyl hóa, C-oxy hóa, N-oxy hóa, dehydro hóa và thủy phân để tạo thành các chất chuyển hóa khác nhau như norpropylhexedrin, cyclohexylacetoxim, cyclohexylacetone và 4-hydroxypropylhexedrin.[30]

Hoá học

[sửa | sửa mã nguồn]
Muối hydrochloride của propylhexedrin có màu nâu nhạt khiến muối này có biệt danh là "bơ đậu phộng".[31]

Dạng base tự do (freebase) của propylhexedrin là chất lỏng nhờn, dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng. Sự bay hơi của base tự do là nguyên nhân làm hạn chế thời hạn sử dụng của ống hít propylhexedrin. Nhiều muối của propylhexedrin là chất kết tinh ổn định, trong suốt đến màu trắng nhạt, dễ hòa tan trong nước.[32]

Propylhexedrin có cấu trúc hóa học tương tự như phenylethylamin. Phenylethylamin và các dẫn xuất phenethylamin được tìm thấy trong lõi của nhiều loại trace aminthuốc kích thích giao cảm. Sự khác biệt chính là sự hiện diện của nhóm cyclohexyl (vòng no) thay vì nhóm phenyl (có tính thơm) của phenethylamin.[33][34]

Propylhexedrin là một hợp chất thủ tính (chất có tính quang hoạt). Thành phần hoạt chất có trong ống hít Benzedrex là hỗn hợp racemic (RS)-propylhexedrin ở dạng base tự do.[4] Trong 2 đồng phân quang học này, (S)-propylhexedrin, hay levopropylhexedrin, được cho là đồng phân có hoạt tính sinh học cao hơn.[29] Đồng phân quang học còn lại là dextropropylhexedrin ít được sử dụng.

Tổng hợp

[sửa | sửa mã nguồn]

Có thể tổng hợp propylhexedrin từ cyclohexylaceton thông qua phản ứng ngưng tụ carbonyl-amin tạo imin, từ đó thực hiện khử imin trong dung môi hỗn hống nhôm-thủy ngân.[35]

Ngoài ra, propylhexedrin thường được điều chế bằng phản ứng hydro hóa methamphetaminxúc tác Adams (platin(IV) oxide). Phản ứng làm biến đổi vòng phenyl của methamphetamin thành nhóm cyclohexyl.[36]

Phát hiện trong dịch cơ thể

[sửa | sửa mã nguồn]

Do cấu trúc hóa học, việc sử dụng propylhexedrin có thể dẫn đến kết quả dương tính giả đối với dẫn xuất phenethylamin trong mẫu xét nghiệm nước tiểu.[37] Trong trường hợp này cần có xét nghiệm sâu hơn để phân biệt với propylhexedrin.[38]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Propylhexedrin trong y học là kết quả của quá trình tìm kiếm hợp chất có tác dụng giảm triệu chứng sung huyết nhằm thông mũi một cách an toàn hơn so với các tác nhân trước kia.[3] Tiến sĩ Glenn E. Ullyot đã cấp bằng sáng chế cho propylhexedrin làm thuốc thông mũi vào năm 1948 cho công ty Smith, Kline & French.[39] Trước khi được bày bán trên toàn quốc tại Hoa Kỳ, propylhexedrin đã được thử nghiệm trên thị trường ở California. Những cuộc thử nghiệm thị trường này bắt đầu vào ngày 15 tháng 7 năm 1949.[40] Propylhexedrin (tên biệt dược Benzedrex) lần đầu tiên được đưa vào thương mại liên bang vào ngày 4 tháng 8 năm 1949.[41]

Một ống hít Benzedrex đời đầu, k. những năm 1950 do Smith, Kline & French. Trên ống ghi danh pháp đồng nghĩa: "1-cyclohexyl-2-methylaminopropane"

Vương quốc Anh chấp thuận dược chất này vào năm 1956.[18] Kế sau đó là Canada chấp thuận vào năm 1998.[42] Năm 2023, BF Ascher & Co. đã giảm lượng propylhexedrin trong ống hít Benzedrex từ 250 miligam trước đây xuống còn 175 miligam.[43]

Barbexaclone, thuốc chống động kinh có chứa propylhexedrin, được sử dụng ở Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi rút khỏi thị trường vào năm 2009. Từ lúc đó levetiracetam là thuốc thường thay thế cho barbexaclone.[44]

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất các sản phẩm chứa propylhexedrin để sử dụng trong điều trị thường dựa trên hướng dẫn do chính phủ quy định và các chuyên khảo dược điển.[5][45]

Trong các tài liệu học thuật có ghi nhận việc các nhà khoa học bí mật điều chế bất hợp pháp, biến hợp chất propylhexedrin thành các chất kích thích.[38] Tương tự việc điều chế opioid để sử dụng cho mục đích giải trí, propylhexedrin bất hợp pháp thường không tuân thủ các tiêu chuẩn về độ tinh khiết, độ nhận dạng, hoạt tính như các sản phẩm dùng trong y tế.[46]

Xã hội và văn hoá

[sửa | sửa mã nguồn]

Tình trạng pháp lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Kiểm soát quốc tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Công ước về chất hướng thần năm 1985, propylhexedrin phải chịu kiểm soát quốc tế, đến năm 1991 thì không còn phải chịu kiểm soát nữa.[47]

Tại một số quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
  •  Australia: Propylhexedrin thuộc Danh mục S4.[48]
  •  Brazil: Propylhexedrin thuộc Loại B1 (Class B1).[49]
  •  Canada: Trước năm 2022, propylhexedrin thuộc Danh mục V.[50] Từ năm 2022, propylhexedrin được đưa ra khỏi quy định chất được kiểm soát.[51]
  •  Đức: Trước thập niên 1970, các sản phẩm propylhexedrin (cụ thể là Obesin) được bày bán không cần kê đơn.[8] Từ thập niên 1970, propylhexedrin được quy định là thuốc kê đơn.[52]
  •  Vương quốc Anh: Trước năm 1995, propylhexedrin thuộc Loại C (Class C). Từ năm 1995, propylhexedrin được đưa ra khỏi quy định chất được kiểm soát.[53]
  •  Hoa Kỳ: Ngày 4 tháng 4 năm 1988, để tuân thủ với một hiệp ước quốc tế, propylhexedrin được chỉ định là chất bị kiểm soát (Danh mục V).[54] Từ năm 1991, propylhexedrin được đưa ra khỏi danh sách chất được kiểm soát theo Đạo luật về Chất bị kiểm soát (Controlled Substances Act), vì Lực lượng Chống Ma túy Hoa Kỳ cho rằng propylhexedrin không còn lệnh kiểm soát nữa.[55] Một số loại thuốc hít Benzedrex nhất định được miễn trừ khỏi Đạo luật về Chất bị kiểm soát.[56][57] Tuy vậy, propylhexedrin vẫn thuộc diện bị quản lý theo luật của một số tiểu bang Hoa Kỳ, bao gồm tiểu bang Alaska,[58] Arizona,[59] Florida,[60] Georgia,[61] Idaho,[62] Kansas,[63] và Rhode Island.[64]

Sử dụng giải trí

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Vương quốc Anh, trong một thời gian ngắn vào thập niên 1970, sau khi chính phủ tăng cường quy định về các dược chất có khả năng thông mũi trước đó (chẳng hạn như amphetamin) do bị sử dụng ngoài mục đích y tế, propylhexedrin trở thành thuốc được sử dụng nhằm mục đích giải trí.[65]

Nhiều cơ quan y tế công cộng (đáng chú ý nhất là ở Hoa Kỳ) đã cảnh báo việc sử dụng propylhexedrin để giải trí và khuyến cáo chỉ sử dụng theo chỉ dẫn ghi trên nhãn sản phẩm; tuy nhiên, ngay từ năm 1959, các tài liệu đã báo cáo rằng các sản phẩm propylhexedrin được sử dụng cho mục đích giải trí.[6] Việc sử dụng để giải trí có khả năng gây tử vong, nguy cơ tăng lên khi sử dụng chất này qua đường tiêm. Khi so sánh với các chất liên quan, tác dụng phụ của propylhexedrin để giải trí là nghiêm trọng hơn.[66][67][68] Các tác dụng không mong muốn của propylhexedrin ở liều giải trí mạnh mẽ hơn hơn so với các chất khác có tác dụng tương tự; do đó propylhexedrin ít được ưa chuộng hơn khi sử dụng để giải trí.[19][21][69] Thực tế là tác dụng kích thần propylhexedrin không mạnh bằng các chất tương đương nền cũng hạn chế việc sử dụng để giải trí.[70][71] Ngay cả ở những khu vực có tỷ lệ lạm dụng chất cao, việc sử dụng propylhexedrin là không đáng kể.[18] Đã có báo cáo trường hợp sử dụng thuốc thông mũi,[69][72] thuốc gây cảm giác chán ăn,[6] và thuốc chống động kinh để giải trí.[73] Từ đầu thập niên 2000, sản phẩm propylhexedrin được sử dụng để giải trí đã gia tăng kể.[25]

Năm 2021, Cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm Hoa Kỳ đã đưa ra cảnh báo liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm chứa propylhexedrin nhằm mục đích giải trí, không phù hợp với các chỉ định ghi trên nhãn:[15]

"...[T]he abuse and misuse of the over-the-counter (OTC) nasal decongestant propylhexedrine can lead to serious harm such as heart and mental health problems. Some of these complications, which include fast or abnormal heart rhythm, high blood pressure, and paranoia, can lead to hospitalization, disability, or death....Propylhexedrine is safe and effective when used as directed."
Dịch nghĩa:
"...Việc lạm dụng và dùng sai thuốc thông mũi propylhexedrin không kê đơn có thể dẫn đến tác hại nghiêm trọng về tim mạch và sức khỏe tâm thần. Một số biến chứng như nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, tăng huyết ápparanoia, có thể khiến người dùng phải nhập viện, gây tàn tật hoặc tử vong.... Propylhexedrin an toàn và hiệu quả khi sử dụng theo chỉ dẫn."

Cùng năm đó, Dịch vụ Y tế Ấn Độ đã ban hành tuyên bố liên quan đến việc sử dụng các sản phẩm propylhexedrin để giải trí:[16]

"Only use propylhexedrine according to the instructions on the package label. Do not use it in ways other than inhalation. Seek medical attention immediately for by calling [emergency services] or Poison Control...for anyone using propylhexedrine who experiences [the following.] [These following reactions are] [s]evere anxiety or agitation, confusion, hallucinations, or paranoia[,] [r]apid heartbeat or abnormal heart rhythm[,] [or] [c]hest pain or tightness[.]"
Dịch nghĩa:
"Chỉ sử dụng propylhexedrin theo hướng dẫn ghi trên nhãn. Không sử dụng theo những đường dùng khác ngoài đường hô hấp. Hãy gọi cấp cứu hoặc Trung tâm Chống độc ngay lập tức...đối với bất kỳ ai sử dụng propylhexedrin gặp phải những phản ứng sau đây: lo lắng, kích động nghiêm trọng, lú lẫn, ảo giác hoặc paranoia, nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim, đau tức ngực."

Một năm sau, năm 2022, Lục quân Hoa Kỳ đã công bố hướng dẫn về propylhexedrin. Hướng dẫn nêu rõ rằng không cho phép quân nhân sử dụng propylhexedrin để giải trí, nếu có sử dụng thì những người tham gia sẽ có nguy cơ chết người, và sẽ phải chịu kỷ luật:[17]

"When disciplining a member for suspected use of any drug, it is important to consult [legal counsel] on how to proceed, [according to the Office of Drug Demand Reduction]...This is especially important when the evidence supporting discipline consists of scientific reports and data that may require special assistance in their interpretation. In cases involving [propylhexedrine], legal consultation is highly recommended.",
Dịch nghĩa:
"Theo Phòng Hạn chế Nhu cầu sử dụng Ma túy, khi kỷ luật một thành viên vì nghi ngờ sử dụng bất kỳ chất nào, cần phải tham khảo ý kiến ​​của cố vấn pháp lý về cách tiến hành. Các báo cáo và dữ liệu khoa học chính là bằng chứng để kỷ luật, có thể cần hỗ trợ đặc biệt trong việc giải thích. Trong những trường hợp liên quan đến propylhexedrin, rất cần có sự tư vấn pháp lý."

Tóm lại, Cục Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm, Dịch vụ Y tế Ấn ĐộLục quân Hoa Kỳ đều khuyến cáo không nên sử dụng các sản phẩm propylhexedrin cho mục đích giải trí.

Kinh tế học

[sửa | sửa mã nguồn]

Propylhexedrin, dưới tên thương hiệu Benzedrex, được bán lẻ trên các sàn thương mại điện tử như Amazon, eBayWalmart. Một số nước còn bán propylhexedrin dưới dạng thuốc gây chán ăn hoặc là một phần của chế phẩm chống động kinh; tuy nhiên, những sản phẩm này không được phép bán tự do cho người tiêu dùng và phải có đơn thuốc của bác sĩ.[4]

Tên thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]

Ống hít Benzedrex

[sửa | sửa mã nguồn]
Thuốc hít Benzedrex, k. 2023, do BF Ascher & Co sản xuất.

Thuốc thông mũi propylhexedrin trên thị trường có tên thương mại Benzedrex. Cái tên Benzedrex ban đầu do Smith, Kline & French đăng ký nhãn hiệu vào năm 1944.[74] Năm 1990, thương hiệu này chuyển giao cho Phòng thí nghiệm Menley James (thông qua công ty con NuMark Laboratories). Năm 1998, BF Ascher & Co. mua lại thương hiệu.[75][76]

Ống hít Dristan

[sửa | sửa mã nguồn]
Ống hít nhãn hiệu Dristan, k. 1966 do Whitehall Laboratories sản xuất

Propylhexedrin dạng ống hít do Whitehall Laboratories (Wyeth) bày bán dưới tên thương hiệu là Dristan.[77] Tháng 1 năm 1966, propylhexedrin đã thay thế mephentermine làm hoạt chất trong sản phẩm.[78] Ống hít Dristan đã bị ngừng sử dụng. Hơn nữa, vào năm 2009, Pfizer mua lại Wyeth. Năm 2020, Foundation Consumer Brands mua lại thương hiệu Dristan, do vậy tất cả các sản phẩm hiện được bán dưới thương hiệu Dristan từ lúc đó đều do Foundation Consumer Brands sản xuất.[79]

Hộp thuốc Obesin, k. 1974 do Fahlberg-List sản xuất

Propylhexedrin cũng được sử dụng ở châu Âu để làm chất gây chán ăn, bày bán với tên thương mại Obesin.[40] Y văn từ thập niên 1950 đã nhắc đến Obesin.[6][13] Fahlberg-List ở Đông Đức sản xuất Obesin từ năm 1958 đến khoảng năm 1976. Việc ngừng sử dụng Obesin là hệ quả của việc gia tăng các hạn chế về quy định đối với thuốc gây chán ăn không kê đơn, bắt đầu áp dụng từ năm 1974.[8]

Vỏ hộp thuốc Maliasin (Barbexaclone), k. 2002 do Knoll Pharmaceuticals sản xuất

Propylhexedrin là một thành phần trong chế phẩm barbexaclone là thuốc chống động kinh. Đồng phân quang học S (levopropylhexedrin hayL-propylhexedrin) liên kết với phenobarbital nhằm mục đích bù đắp tác dụng an thần do barbiturat gây ra.[40] Barbexaclone được biết đến dưới tên biệt dược Maliasin, do Abbott Laboratories sản xuất từ năm 1965.[80][81] Knoll Pharmaceuticals cũng sản xuất Maliasin, sau đó Abbott Laboratories mua lại Knoll. Năm 2010, Abbott ngừng bán chế phẩm barbexaclone ở nhiều quốc gia.[82]

Levopropylhexedrin (đồng phân quang học có hoạt tính mạnh của propylhexedrin) được sử dụng làm chất gây chán ăn dưới tên thương hiệu Eventin từ năm 1958.[83]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Cold, Cough, Allergy, Bronchodilator, and Antiasthmatic Drug Products for Over-the-Counter Human Use” [Các sản phẩm thuốc cảm lạnh, ho, dị ứng, thuốc giãn phế quản và thuốc cắt cơn hen dùng không cần kê đơn cho con người]. FDA (bằng tiếng Anh). 7 tháng 6 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 5 tháng 7 năm 2023.
  2. ^ a b c d e f “BENZEDREX 09-19-2014- propylhexedrine inhalant”. Daily Med (bằng tiếng Anh). U.S. National Library of Medicine. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2023.
  3. ^ a b “Sniffing Benzedrine Inhalers” [Thuốc hít Benzedrine]. Office for Science and Society (bằng tiếng Anh). McGill University. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2023.
  4. ^ a b c “Benzedrex Inhaler” [Thuốc hít Benzedrex]. B. F. Ascher and Company (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.
  5. ^ a b “USP Monographs: Propylhexedrine Inhalant” [Chuyên khảo USP: Thuốc hít Propylhexedrin]. United States Pharmacopeia (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 27 tháng 12 năm 2023.
  6. ^ a b c d Rose, W. (1959). “Arzneimittelsucht durch Mißbrauch von sogenannten Appetitzüglern (Obesin)” [Nghiện ma túy do lạm dụng cái gọi là "thuốc ức chế cảm giác thèm ăn"]. Archiv für Toxikologie: Fühner-Wielands Sammlung von Vergiftungsfällen (bằng tiếng Đức). 17 (5): 331–335. doi:10.1007/BF00577633. ISSN 0340-5761.
  7. ^ Docherty JR (tháng 6 năm 2008). “Pharmacology of stimulants prohibited by the World Anti-Doping Agency (WADA)” [Dược lý Chất kích thích bị Cơ quan chống doping thế giới (WADA) cấm]. British Journal of Pharmacology (bằng tiếng Anh). 154 (3): 606–622. doi:10.1038/bjp.2008.124. PMC 2439527. PMID 18500382.
  8. ^ a b c Winter, Erik (1976). “Bemerkungen zu Drogenmißbrauch und -abhängigkeit vom Amphetamin- Typ unter besonderer Berücksichtigung des Amphetaminils (Aponeuron (R) )” [Bàn về lạm dụng ma túy và lệ thuộc amphetaminils (Aponeuron (R))]. Psychiatrie, Neurologie und medizinische Psychologie (bằng tiếng Đức). 28 (9): 513–525. ISSN 0033-2739.
  9. ^ “Propylhexedrine Hydrochloride”. NCATS Inxight Drugs (bằng tiếng Anh). The National Center for Advancing Translational Sciences, U.S. Food and Drug Administration. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2023.
  10. ^ “Propylhexedrine Contraindications” [Chống chỉ định của Propylhexedrin]. Medscape (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.
  11. ^ Yvette C. Terrie, BSPharm (20 tháng 12 năm 2017). “Decongestants and Hypertension: Making Wise Choices When Selecting OTC Medications” [Thuốc thông mũi và tăng huyết áp: Sáng suốt khi lựa chọn thuốc không kê đơn]. MJH Life Sciences. December 2017 Heart Health (bằng tiếng Anh). 83.
  12. ^ “Propylhexedrine”. www.mskcc.org (bằng tiếng Anh). Memorial Sloan Kettering Cancer Center. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.
  13. ^ a b Polster, H. (1965). “Über eine Vergiftung mit dem Appetitzügler Propylhexedrin "Obesin", bei einem 3 Ährigen Kinde” [Về ngộ độc thuốc gây chán ăn propylhexedrin "Obesin" ở trẻ 3 tuổi]. Archiv für Toxikologie: Fühner-Wielands Sammlung von Vergiftungsfällen (bằng tiếng Đức). 20 (5): 271–273. doi:10.1007/bf00577551. ISSN 0340-5761.
  14. ^ a b c “Benzedrex (propylhexedrine): Drug Safety Communication” [Benzedrex (propylhexedrin): Truyền thông về an toàn thuốc]. FDA (bằng tiếng Anh). 25 tháng 3 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.
  15. ^ a b c d e Center for Drug Evaluation and Research (15 tháng 4 năm 2021). “FDA warns that abuse and misuse of the nasal decongestant propylhexedrine causes serious harm” [FDA cảnh báo việc lạm dụng và lạm dụng thuốc thông mũi propylhexedrin gây ra tác hại nghiêm trọng]. FDA (bằng tiếng Anh). U.S. Food and Drug Administration. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.
  16. ^ a b “Abuse and Misuse of Propylhexedrine Nasal Decongestant Causes Serious Harm” [Lạm dụng và sử dụng sai thuốc thông mũi Propylhexedrin gây tác hại nghiêm trọng]. National Pharmacy & Therapeutics Committee (bằng tiếng Anh). Indian Health Service. 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 11 năm 2023.
  17. ^ a b “FDA issues drug misuse guidance” [FDA ban hành hướng dẫn lạm dụng thuốc]. United States Army (bằng tiếng Anh). 26 tháng 10 năm 2022. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 11 năm 2022. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
  18. ^ a b c Smith, D. E.; Wesson, D. R.; Sees, K. L.; Morgan, J. P. (1988). “An epidemiological and clinical analysis of propylhexedrine abuse in the United States” [Phân tích dịch tễ học và lâm sàng về lạm dụng propylhexedrin ở Hoa Kỳ]. Journal of Psychoactive Drugs (bằng tiếng Anh). 20 (4): 441–442. doi:10.1080/02791072.1988.10472514. ISSN 0279-1072. PMID 2907528.
  19. ^ a b Sturner, W. Q.; Spruill, F. G.; Garriott, J. C. (tháng 7 năm 1974). “Two propylhexedrine-associated fatalities: Benzedrine revisited” [Hai ca tử vong liên quan đến propylhexedrin]. Journal of Forensic Sciences (bằng tiếng Anh). 19 (3): 572–574. ISSN 0022-1198. PMID 4137337.
  20. ^ “Rise In Nasal Inhaler Abuse Worries Officials” [Nhà chức trách lo lắng về việc lạm dụng thuốc hít mũi gia tăng]. The New York Times (bằng tiếng Anh). 22 tháng 9 năm 1985. tr. 34. ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2023.
  21. ^ a b “Propylhexedrine (Benzedrex)”. National Capital Poison Control (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.
  22. ^ “Monoamine oxidase inhibitors” [Thuốc ức chế monoamin oxidase]. Mayo Clinic (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2024.
  23. ^ a b “Propylhexedrine”. DrugBank (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.
  24. ^ “Decongestants” [Thuốc thông mũi]. National Health Service (bằng tiếng Anh). 18 tháng 10 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2023.
  25. ^ a b Teja, Nikhil; Dodge, Caroline P.; Stanciu, Cornel N. (9 tháng 10 năm 2020). “Abuse, Toxicology and the Resurgence of Propylhexedrine: A Case Report and Review of Literature” [Lạm dụng, độc tính của Propylhexedrine: Báo cáo ca bệnh và tổng quan y văn]. Cureus (bằng tiếng Anh). 12 (10): e10868. doi:10.7759/cureus.10868. ISSN 2168-8184. PMC 7652022. PMID 33178521.
  26. ^ Small, Cassandra; Cheng, Mary Hongying; Belay, Saron S.; Bulloch, Sarah L.; Zimmerman, Brooke; Sorkin, Alexander; Block, Ethan R. (tháng 8 năm 2023). “The Alkylamine Stimulant 1,3-Dimethylamylamine Exhibits Substrate-Like Regulation of Dopamine Transporter Function and Localization” [Chất kích thích Alkylamin 1,3-Dimethylamylamin thể hiện sự điều hòa chức năng vận chuyển và định vị Dopamin]. The Journal of Pharmacology and Experimental Therapeutics (bằng tiếng Anh). 386 (2): 266–273. doi:10.1124/jpet.122.001573. ISSN 1521-0103. PMID 37348963.
  27. ^ Schmidt, J. L.; Fleming, W. W. (tháng 7 năm 1964). “A Nonsympathomimetic Effect of Cyclopentamine and Beta-Mercaptoethylamine in the Rabbit Ileum” [Tác dụng không kích thích giao cảm của Cyclopentamin và Beta-Mercantoethylamin ở hồi tràng thỏ]. The Journal of Pharmacology and Experimental Therapeutics (bằng tiếng Anh). 145: 83–86. ISSN 0022-3565. PMID 14209515.
  28. ^ Delicado, E. G.; Fideu, M. D.; Miras-Portugal, M. T.; Pourrias, B.; Aunis, D. (15 tháng 8 năm 1990). “Effect of tuamine, heptaminol and two analogues on uptake and release of catecholamines in cultured chromaffin cells” [Ảnh hưởng của tuamin, heptaminol và hai chất tương tự đến sự hấp thu và giải phóng catecholamin trong tế bào ưa chrome được nuôi cấy]. Biochemical Pharmacology (bằng tiếng Anh). 40 (4): 821–825. doi:10.1016/0006-2952(90)90322-c. ISSN 0006-2952. PMID 2386550.
  29. ^ a b Lands, A. M.; Nash, V. L. (tháng 4 năm 1947). “The pharmacologic activity of N-methyl-beta-cyclohexyl-isopropylamine hydrochloride” [Hoạt tính dược lý của N-methyl-beta-cyclohexyl-isopropylamin hydrochloride]. The Journal of Pharmacology and Experimental Therapeutics (bằng tiếng Anh). 89 (4): 382–385. ISSN 0022-3565. PMID 20295519.
  30. ^ a b Midha, K. K.; Beckett, A. H.; Saunders, A. (tháng 10 năm 1974). “Identification of the major metabolites of propylhexedrine in vivo (in man) and in vitro (in guinea pig and rabbit)” [Xác định các chất chuyển hóa chính của propylhexedrin in vivo (ở người) và in vitro (ở chuột lang và thỏ)]. Xenobiotica; the Fate of Foreign Compounds in Biological Systems (bằng tiếng Anh). 4 (10): 627–635. doi:10.1080/00498257409169765. ISSN 0049-8254. PMID 4428789.
  31. ^ Schaiberger, P. H.; Kennedy, T. C.; Miller, F. C.; Gal, J.; Petty, T. L. (tháng 8 năm 1993). “Pulmonary hypertension associated with long-term inhalation of "crank" methamphetamine” [Tăng áp lực động mạch phổi liên quan đến việc hít methamphetamin (hít "crank") trong thời gian dài]. Chest (bằng tiếng Anh). 104 (2): 614–616. doi:10.1378/chest.104.2.614. ISSN 0012-3692. PMID 8101799.
  32. ^ Mancusi-Ungaro, H. R.; Decker, W. J.; Forshan, V. R.; Blackwell, S. J.; Lewis, S. R. (1983–1984). “Tissue injuries associated with parenteral propylhexedrine abuse” [Tổn thương mô liên quan đến lạm dụng propylhexedrin qua đường tiêm]. Journal of Toxicology. Clinical Toxicology (bằng tiếng Anh). 21 (3): 359–372. doi:10.3109/15563658308990427. ISSN 0731-3810. PMID 6144800.Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết)
  33. ^ Caffrey, Charles R.; Lank, Patrick M. (20 tháng 12 năm 2017). “When good times go bad: managing ‘legal high’ complications in the emergency department” [Khi cuộc vui đã tàn: điều trị biến chứng của chất tạo cảm giác "phê thuốc một cách hợp pháp" ở khoa cấp cứu]. Open Access Emergency Medicine (bằng tiếng Anh). 10: 9–23. doi:10.2147/OAEM.S120120. PMC 5741979. PMID 29302196.Quản lý CS1: định dạng PMC (liên kết)
  34. ^ Liggett, S. B. (tháng 2 năm 1982). “Propylhexedrine Intoxication: Clinical Presentation and Pharmacology” [Ngộ độc Propylhexedrin: Lâm sàng và Dược lý học]. Southern Medical Journal (bằng tiếng Anh). 75 (2): 250–251. ISSN 0038-4348. PMID 6120574.
  35. ^ Lednicer D, Mitscher LA (1977). Organic Chemistry of Drug Synthesis [Hóa học hữu cơ tổng hợp dược chất] (bằng tiếng Anh). 1. New York, NY: Wiley. tr. 37. ISBN 978-0-471-52141-9.
  36. ^ Zenitz, B. L.; Macks, E. B.; Moore, M. L. (tháng 5 năm 1947). “Preparation of some primary and secondary beta-cyclohexylalkylamines” [Điều chế một số beta-cyclohexylalkylamin bậc một và bậc hai]. Journal of the American Chemical Society (bằng tiếng Anh). 69 (5): 1117–1121. doi:10.1021/ja01197a039. ISSN 0002-7863. PMID 20240502.
  37. ^ Thurman, E. M.; Pedersen, M. J.; Stout, R. L.; Martin, T. (1992). “Distinguishing sympathomimetic amines from amphetamine and methamphetamine in urine by gas chromatography/mass spectrometry” [Phân biệt các amin có hoạt tính giao cảm với amphetamin và methamphetamin trong nước tiểu bằng sắc ký khí/khối phổ]. Journal of Analytical Toxicology (bằng tiếng Anh). 16 (1): 19–27. doi:10.1093/jat/16.1.19. ISSN 0146-4760. PMID 1640694.
  38. ^ a b Johnson P, Briner RC (tháng 10 năm 1992). “A Clandestine Laboratory Extracting Propylhexedrine from Benzedrex Inhalers” [Phòng thí nghiệm bí mật chiết xuất Propylhexedrin từ ống hít Benzedrex]. Journal of the Clandestine Laboratory Investigating Chemists Association (bằng tiếng Anh). 2 (4): 25–28. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2023.
  39. ^ Đăng ký phát minh US 2454746A, "Cyclohexylalkylamines", trao vào ngày 23 tháng 11 năm 1948 
  40. ^ a b c Wesson, D. R. (tháng 6 năm 1986). “Propylhexdrine”. Drug and Alcohol Dependence (bằng tiếng Anh). 17 (2–3): 273–278. doi:10.1016/0376-8716(86)90013-x. ISSN 0376-8716. PMID 2874970.
  41. ^ “Extension of remarks by representative Grant on H.R. 2969 - Bezedrine Inhalers” (PDF). Govinfo.gov. Volume 95 Issue 15 (bằng tiếng Anh). Government Publishing Office. 4 tháng 8 năm 1949. tr. A5052. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023 – qua the Congressional Record.
  42. ^ “Propylhexedrine - NAPRA”. www.napra.ca (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2023.
  43. ^ “BENZEDREX- propylhexedrine inhalant (06/23/2023)”. Daily Med (bằng tiếng Anh). U.S. National Library of Medicine. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2023.
  44. ^ Bolukbasi, Feray; Delil, Sakir; Bulus, Eser; Senturk, Asli; Yeni, Naz; Karaagac, Naci (tháng 9 năm 2013). “End of the barbexaclone era: an experience of treatment withdrawal” [Kết thúc kỷ nguyên barbexaclone: kinh nghiệm cai nghiện điều trị]. Epileptic Disorders: International Epilepsy Journal with Videotape (bằng tiếng Anh). 15 (3): 311–313. doi:10.1684/epd.2013.0605. ISSN 1294-9361. PMID 23981808.
  45. ^ “Federal Register Vol. 41, No. 176” [Tạp chí Đăng ký liên bang Tập 41, số 176] (PDF). Government Publishing Office (bằng tiếng Anh). 9 tháng 9 năm 1976. tr. 38402. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2023.
  46. ^ Collier, Roger (3 tháng 9 năm 2013). “Street versions of opioids more potent and dangerous” ["Phiên bản đường phố" của opioid mạnh hơn và nguy hiểm hơn]. CMAJ: Canadian Medical Association journal (bằng tiếng Anh). 185 (12): 1027. doi:10.1503/cmaj.109-4535. ISSN 1488-2329. PMC 3761004. PMID 23836854.
  47. ^ “Expert Committee on Drug Dependence's Twenty-Seventh Report” [Báo cáo thứ 27 của Ủy ban chuyên gia về lệ thuộc vào ma túy] (PDF). World Health Organization (bằng tiếng Anh). Expert Committee on Drug Dependence. 28 tháng 9 năm 1990. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2023.
  48. ^ “Schedule 4 Appendix D drugs - Prescribed restricted substances - Pharmaceutical services” [Danh mục 4 Phụ lục D - Thuốc hạn chế kê đơn - Dịch vụ dược phẩm]. www.health.nsw.gov.au (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2023.
  49. ^ Anvisa (31 tháng 3 năm 2023). “RDC Nº 784 - Listas de Substâncias Entorpecentes, Psicotrópicas, Precursoras e Outras sob Controle Especial” [Nghị quyết của Hội đồng Đại học số 784 - Danh sách các chất gây nghiện, hướng thần, tiền chất và các chất khác được kiểm soát đặc biệt] (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Diário Oficial da União (xuất bản 2023-04-04). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2023.
  50. ^ “Erowid Propylhexedrine (Benzedrex) Vault : Law”. Erowid (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 7 năm 2023.
  51. ^ Government of Canada, Public Works and Government Services Canada (31 tháng 8 năm 2022). “Canada Gazette, Part 2, Volume 156, Number 18: Order Amending Schedule V to the Controlled Drugs and Substances Act (Novel Fentanyl Precursors)” [Công báo Canada, Phần 2, Tập 156, Số 18: Lệnh sửa đổi Phụ lục V của Đạo luật về ma túy và các chất bị kiểm soát (Tiền chất Fentanyl mới)]. Canada Gazette (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 3 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2024.
  52. ^ “Anlage 1 AMVV - Einzelnorm”. www.gesetze-im-internet.de (bằng tiếng Đức). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 11 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.
  53. ^ “The Misuse of Drugs Act 1971 (Modification) Order 1995” [Đạo luật lạm dụng ma túy năm 1971 (Sửa đổi)] (bằng tiếng Anh). Office of Public Sector Information. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2009.
  54. ^ “Schedules of Controlled Substances: Placement of Propylhexedrine and Pyrovalerone into Schedule V” [Danh sách các chất bị kiểm soát: Xếp Propylhexedrin và Pyrovaleron vào Danh mục V] (PDF). Isomer Design (bằng tiếng Anh). Drug Enforcement Administration. 4 tháng 4 năm 1988. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  55. ^ Bonner R (3 tháng 12 năm 1991). “Schedules of Controlled Substances: Removal of Propylhexedrine From Control” [Danh sách các chất bị kiểm soát: Rút Propylhexedrine khỏi kiểm soát] (PDF). Isomer Design. Drug Enforcement Administration. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 28 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2022.
  56. ^ “Sec. 1308.22 Excluded substances”. Code of Federal Regulations (bằng tiếng Anh). Drug Enforcement Administration. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2023.
  57. ^ “Excluded Non-narcotic Over-the-counter Substances” (PDF). Federal Register (bằng tiếng Anh). Drug Enforcement Administration. 11 tháng 1 năm 1989. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 27 tháng 6 năm 2023. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2023.
  58. ^ “2014 Alaska Statutes :: Title 11 - Criminal Law :: Chapter 11.71 - Controlled Substances :: Article 02 - Standards and Schedules :: Sec. 11.71.180 Schedule VA”. Justia Law (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2023.
  59. ^ “2005 Arizona Revised Statutes - :: Revised Statutes §13-3401 Definitions”. Justia Law (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2023.
  60. ^ “2011 Florida Statutes :: TITLE XLVI — CRIMES :: Chapter 893 — Drug Abuse Prevention and Control :: 893.03 — Standards and schedules”. Justia Law (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2023.
  61. ^ “2022 Georgia Code :: Title 16 - Crimes and Offenses :: Chapter 13 - Controlled Substances :: Article 2 - Regulation of Controlled Substances :: Part 1 - Schedules, Offenses, and Penalties :: § 16-13-29.1. Nonnarcotic Substances Excluded From Schedules of Controlled Substances”. Justia Law (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2023.
  62. ^ “2010 Idaho Code :: Title 37 Food, Drugs, and Oil :: Chapter 27 Uniform Controlled Substances :: Article Ii :: 37-2713 Schedule V.”. Justia Law (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2023.
  63. ^ “2017 Kansas Statutes :: Chapter 65 Public Health :: Article 41 Controlled Substances :: 65-4113 Substances included in schedule V.”. Justia Law (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2023.
  64. ^ “2021 Rhode Island General Laws :: Title 21 - Food and Drugs :: Chapter 21-28 - Uniform Controlled Substances Act :: Section 21-28-2.08 - Contents of schedules”. Justia Law (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2023.
  65. ^ “The blanket drugs ban is necessary, but won't solve the bigger problem – as I know from personal experience” [Lệnh cấm ma túy toàn diện là cần thiết nhưng sẽ không giải quyết được vấn đề lớn hơn – từ kinh nghiệm cá nhân]. The Conversation (bằng tiếng Anh). 23 tháng 3 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 4 năm 2024. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2023.
  66. ^ Fornazzari, L.; Carlen, P. L.; Kapur, B. M. (tháng 11 năm 1986). “Intravenous abuse of propylhexedrine (Benzedrex) and the risk of brainstem dysfunction in young adults” [Lạm dụng propylhexedrin (Benzedrex) qua đường tĩnh mạch và nguy cơ rối loạn chức năng thân não ở người trẻ tuổi]. The Canadian Journal of Neurological Sciences. Le Journal Canadien Des Sciences Neurologiques (bằng tiếng Anh). 13 (4): 337–339. doi:10.1017/s0317167100036696. ISSN 0317-1671. PMID 2877725.
  67. ^ “Propylhexedrine (hydrochloride)” (PDF). Safety Data Sheet (bằng tiếng Anh). Cayman Chemical. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 8 tháng 7 năm 2023.
  68. ^ Holler, Justin M.; Vorce, Shawn P.; McDonough-Bender, Pamela C.; Magluilo, Joseph; Solomon, Carol J.; Levine, Barry (tháng 1 năm 2011). “A drug toxicity death involving propylhexedrine and mitragynine” [Một ca tử vong do ngộ độc thuốc liên quan đến propylhexedrin và mitragynin]. Journal of Analytical Toxicology (bằng tiếng Anh). 35 (1): 54–59. doi:10.1093/anatox/35.1.54. ISSN 1945-2403. PMID 21219704.
  69. ^ a b Anderson, E. D. (tháng 5 năm 1970). “Propylhexedrine (Benzedrex) psychosis” [Rối loạn tâm thần do Propylhexedrin (Benzedrex)]. The New Zealand Medical Journal (bằng tiếng Anh). 71 (456): 302. ISSN 0028-8446. PMID 5270979.
  70. ^ “Future Synthetic Drugs of Abuse” [Lạm dụng ma túy tổng hợp trong tương lai]. Erowid (bằng tiếng Anh). Drug Enforcement Administration. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2023.
  71. ^ Garriott, J. C. (1975). “Editorial: Propylhexadrine - a new dangerous drug?” [Propylhexedrin - một loại ma túy mới nguy hiểm?]. Clinical Toxicology (bằng tiếng Anh). 8 (6): 665–666. doi:10.3109/15563657508990092. ISSN 0009-9309. PMID 6189.
  72. ^ “Abuse of Potentially Fatal Nasal Inhaler Medication by Injection Called Widespread” [Lam dụng thuốc bằng cách tiêm thuốc hít mũi có khả năng gây tử vong ngày càng phổ biến]. LA Times (bằng tiếng Anh). 5 tháng 9 năm 1985. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2023.
  73. ^ Darcın, Asli Enez; Dilbaz, Nesrin; Okay, Ihsan Tuncer (tháng 10 năm 2010). “Barbexaclone abuse in a cannabis ex-user” [Lạm dụng Barbexaclone ở người từng sử dụng cần sa]. Substance Abuse (bằng tiếng Anh). 31 (4): 270–272. doi:10.1080/08897077.2010.514246. ISSN 1547-0164. PMID 21038181.
  74. ^ “Benzedrex Trademark of B.F. Ascher & Company Inc - Registration Number 0896775 - Serial Number 72340742” [Nhãn hiệu Benzedrex của B.F. Ascher & Company Inc - Số đăng ký 0896775 - Số sê-ri 72340742]. Justia (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.
  75. ^ “Prince v. B.F. Ascher Company, Inc., 90 P.3d 1020 (Okla. Civ. App. 2004)”. CaseText (bằng tiếng Anh). 17 tháng 2 năm 2004. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.
  76. ^ “B.F. Ascher marks 50th year” [B.F. Ascher kỷ niệm 50 năm thành lập]. The Free Library (bằng tiếng Anh). Chain Drug Review. 1 tháng 3 năm 1999. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2023.
  77. ^ “Action in Respect of International Conventions on Narcotic Drugs and Psychotropic Substances” [Hành động tôn trọng các Công ước quốc tế về ma túy và các chất hướng thần] (PDF). World Health Organization (bằng tiếng Anh). 24 tháng 11 năm 1989. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2023.
  78. ^ Angrist, B. M.; Schweitzer, J. W.; Gershon, S.; Friedhoff, A. J. (tháng 3 năm 1970). “Mephentermine psychosis: misuse of the Wyamine inhaler” [Rối loạn tâm thần Mephentermine: lạm dụng ống hít Wyamine]. The American Journal of Psychiatry (bằng tiếng Anh). 126 (9): 1315–1317. doi:10.1176/ajp.126.9.1315. ISSN 0002-953X. PMID 5413209.
  79. ^ “Foundation Consumer Healthcare to Add Seven Over-the-Counter Brands to Expanding Portfolio of Healthcare Products” [Tổ chức chăm sóc sức khỏe người tiêu dùng bổ sung bảy thương hiệu dược phẩm không cần kê đơn để mở rộng danh mục sản phẩm chăm sóc sức khỏe] (PDF). Foundation Consumer Brands (bằng tiếng Anh). Kelso & Company. 1 tháng 10 năm 2020. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
  80. ^ Krueger, H. J.; Schwarz, H. (3 tháng 4 năm 1965). “Clinical Communication on the Therapy of Epilepsy With Maliasin” [Lâm sàng về điều trị bệnh động kinh bằng Maliasin]. Die Medizinische Welt (bằng tiếng Đức). 14: 690–692. ISSN 0025-8512. PMID 14276849.
  81. ^ “MALIASIN Trademark - Registration Number 0797076 - Serial Number 72213021” [Thương hiệu MALIASIN - Số đăng ký 0797076 - Số sê-ri 72213021]. Justia (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.
  82. ^ “Parliamentary question | Maliasin | P-001035/2011 | European Parliament” [Câu hỏi cho nghị viện | Maliasin | P-001035/2011 | Nghị viện châu Âu]. European Parliament (bằng tiếng Anh). 31 tháng 1 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2023.
  83. ^ Hofer, R.; Locker, A. (5 tháng 4 năm 1958). “[Therapeutic experiences with the appetite depressant eventin]” [Kinh nghiệm điều trị bằng thuốc ức chế cảm giác thèm ăn]. Wiener Medizinische Wochenschrift (1946) (bằng tiếng Đức). 108 (14): 304–306. ISSN 0043-5341. PMID 13558159.

Chúng tôi bán
Bài viết liên quan