Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Binh chủng hợp thành | |
---|---|
Bộ Quốc phòng Việt Nam | |
Quốc gia | Việt Nam |
Bộ phận của | Bộ Quốc phòng |
Tên khác | Lục quân |
Các lực lượng Binh chủng hợp thành, cũng được gọi chung là Lục quân, là bộ phận chính cấu thành nên Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lục quân có quân số khoảng từ 400-500 ngàn người và lực lượng dự bị khoảng gần 5 triệu người chiếm đến trên 80% nhân lực của Quân đội nhân dân Việt Nam. Lục quân chiếm vị thế hết sức quan trọng trong quân đội. Do vậy, Lục quân Việt Nam đã không được tổ chức thành 1 bộ tư lệnh riêng mà đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tư lệnh Nguyễn Duy Khải, sự chỉ đạo chuyên ngành của các tổng cục và cơ quan chức năng khác. [1]
Đến năm 2030, Quân đội nhân dân Việt Nam dự kiến lấy cấp sư đoàn làm đơn vị cơ bản để xây dựng và chính thức thành lập Quân chủng Lục quân, có thể xây dựng theo các mô hình: sư đoàn mạnh, tăng thêm về tăng thiết giáp, pháo binh, phòng không, có thể biên chế trung đoàn bộ binh cơ giới; sư đoàn nhẹ, tổ chức như sư đoàn hiện nay biên chế ở cấp quân khu, nhất là quân khu ở địa hình rừng núi. Tổ chức Bộ Tư lệnh Lục quân chỉ huy lực lượng cơ động chiến lược gồm các sư đoàn mạnh và các lữ đoàn binh chủng hiện đại.[2]
Tổ chức của lục quân theo binh chủng gồm có bộ binh, bộ binh cơ giới, pháo binh, đặc công, công binh, thông tin-liên lạc... Lục quân được phân làm hai lực lượng cơ bản.
Lục quân chủ lực bao gồm lực lượng lục quân trực thuộc bộ và lục quân các quân khu:
- Lục quân trực thuộc bộ: gồm 2 quân đoàn bộ binh hợp thành lần lượt là: Quân đoàn 12, Quân đoàn 34, các lữ đoàn trực thuộc các binh chủng của Lục quân.
- Lục quân trực thuộc quân khu gồm 7 quân khu, mỗi quân khu có từ 2 - 4 sư đoàn bộ binh, một vài trung đoàn bộ binh độc lập, các trung - lữ đoàn binh chủng lục quân.
Lục quân địa phương: tại các địa phương, lục quân gần như đơn thuần là bộ binh, lực lượng binh chủng chủ yếu báo vệ địa phương. Lục quân địa phương cũng được chia làm hai bộ phận căn bản:
- Lực lượng trực thuộc các tỉnh thành: Mỗi tỉnh có từ 1 - 2 trung đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo và các đại đội binh chủng.
- Lực lượng trực thuộc các quận huyện: gồm các ban chỉ huy quân sự các quận huyện, 1 - 2 tiểu đoàn dự bị động viên, 1 trung đội - 1 đại đội bộ binh thường trực.
Lục quân Việt Nam không tổ chức thành bộ tư lệnh riêng mà đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị; sự chỉ đạo chuyên ngành của các tổng cục và cơ quan chức năng khác. Khi mới thành lập, Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ có lục quân với bộ binh là chính. Qua quá trình xây dựng, Lục quân đã từng bước phát triển cả về quy mô tổ chức và lực lượng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương thức tác chiến của chiến tranh nhân dân Việt Nam.[1]
Quân khu là tổ chức quân sự có nhiệm vụ trấn giữ một địa bàn trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi quân khu có một số đơn vị gồm các sư đoàn và trung đoàn chủ lực. Quân khu cũng tổ chức và chỉ huy các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trên địa bàn quân khu.
Quân đoàn là đơn vị cơ động chiến lược của Lục quân trực thuộc Bộ Quốc phòng được bố trí để bảo vệ các vùng trọng yếu của quốc gia và thực hiện các nhiệm vụ quân sự theo sự điều động của Bộ Quốc phòng. Quân đoàn bao gồm các sư đoàn và các đơn vị nhỏ hơn.
Bộ binh | Tăng - Thiết giáp | Pháo binh | Đặc công | Bộ binh cơ giới | Công binh | Quân y | Thông tin - Liên lạc |
---|---|---|---|---|---|---|---|
Lái xe | Quân khí - Kỹ thuật | Hóa học | Hậu cần - Tài chính | Quân pháp | Văn công | Thể công | Quân nhạc |
Sĩ quan | ||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Cấp Tướng | Cấp Tá | Cấp Úy | ||||||||||
Cấp hiệu trên cầu vai | ||||||||||||
Cấp bậc Quân hàm | Đại tướng | Thượng tướng | Trung tướng | Thiếu tướng | Đại tá | Thượng tá | Trung tá | Thiếu tá | Đại úy | Thượng úy | Trung úy | Thiếu úy |
Học viên | Hạ sĩ quan | Chiến sĩ | ||||||||||
Cấp hiệu trên cầu vai | ||||||||||||
Cấp bậc Quân hàm | Học viên Sĩ quan | Thượng sĩ | Trung sĩ | Hạ sĩ | Binh nhất | Binh nhì |
Lục quân Việt Nam được trang bị theo hướng hiện đại, gọn nhẹ, có khả năng cơ động cao, có sức đột kích và hoả lực mạnh, có khả năng tác chiến trong các điều kiện địa hình, thời tiết, khí hậu, phù hợp với nghệ thuật chiến tranh nhân dân hiện đại. Trải qua thử thách trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, Lục quân đã từng bước trưởng thành, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ và tạo nên truyền thống vẻ vang. Tất cả các quân đoàn, hầu hết các binh chủng và nhiều đơn vị của Lục quân đã được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân.[1]
Ảnh | Chủng loại | Nguồn gốc | Loại | Phiên bản | Số lượng hoạt động | Chú thích |
---|---|---|---|---|---|---|
Xe tăng chiến đấu chủ lực | ||||||
T-34 | Liên Xô | Xe tăng chiến đấu hạng trung | T-34-85 | 45 | Chỉ dùng để huấn luyện, một số được tháo tháp pháo và cải tạo thành pháo phòng thủ bờ biển trên các đảo của nước ta | |
T-54/55 | Xe tăng chiến đấu hạng trung | T-54/55 |
~850 | Đang nâng cấp lên chuẩn T-55M | ||
T-62 | Xe tăng chiến đấu hạng trung | T-62 | ~70 | |||
T-90 | Nga | Xe tăng chiến đấu chủ lực | T-90S/SK | 64 | Đã chuyển giao 64 chiếc | |
Type 59 | Trung Quốc | Xe tăng chiến đấu hạng trung | Type 59 | 350 | ||
Xe tăng lội nước | ||||||
PT-76 | Liên Xô | Xe tăng lội nước | PT-76 | 300 | ||
PT-85 | CHDCND Triều Tiên | PT-85 | 150 | |||
Type 62 | Trung Quốc | Type 62 | 200 | |||
Type 63 | Type 63 | 320 | ||||
Xe chiến đấu bộ binh | ||||||
BMP-1 | Liên Xô | Xe chiến đấu bộ binh | BMP-1 | ~300 | ||
BMP-2 | BMP-2 | |||||
Xe thiết giáp chở quân | ||||||
BTR-40 | Liên Xô | Xe thiết giáp chở quân | BTR-40 | 100 | ||
BTR-60 | BTR-60PB | 400 | ||||
BTR-152 | BTR-140 | 560 | ||||
M-113 | Hoa Kỳ | M-113 | 200 | |||
Type 63 | Trung Quốc | Xe tăng hạng nhẹ kiểu 63 | 80 | |||
Xe thiết giáp trinh sát | ||||||
BRDM-1 | Liên Xô | Xe thiết giáp trinh sát | BRDM-1 | 50 | ||
BRDM-2 | 200 | |||||
Cadillac Gage Commando | Hoa Kỳ | Cadillac Gage Commando | Chuyển giao cho Bộ Công an | |||
Pháo mặt đất tự hành | ||||||
SU-100 | Liên Xô | Pháo tự hành chống tăng | SU-100 | 100 | ||
2S1 Gvozdika | Pháo tự hành | 2S1 Gvozdika | 150 | |||
2S3 Akatsiya | 2S3 Akatsiya SPG | 50~70 | ||||
Pháo tự hành M101 | Việt Nam | URAL M101 | Không xác định | |||
Pháo phòng không tự hành | ||||||
ZSU-23-4 Shilka | Liên Xô | Pháo phòng không tự hành | ZSU-23-4 Shilka | 100 | ||
ZSU-57-2 | ZSU-57-2 | Không xác định |
Chủng loại | Nguồn gốc | Loại | Số lượng hoạt động |
---|---|---|---|
2S1 Gvozdika | Liên Xô | Pháo tự hành 122mm | 100-150 |
2S3 Akatsiya | Pháo tự hành 152mm | 50-70 | |
SU-100 | Pháo tự hành chống tăng 100mm | 100 | |
ZSU-23-4 Shilka | Pháo phòng không tự hành 23mm 4 nòng | ||
ZU-23-2 | Pháo phòng không 23mm 2 nòng | Chưa rõ | |
61-K | Pháo phòng không 37mm (1 hoặc 2 nòng) | ||
S-60 | Pháo phòng không 57mm | ||
Súng cối 60mm (nhiều phiên bản) | |||
Súng cối 82mm (nhiều phiên bản) | |||
120-PM-38M | Súng cối hạng nặng 120 mm cải tiến | ||
120-PM-43 | Súng cối hạng nặng 120mm | ||
2B11 | Súng cối hạng nặng 120 mm | ||
M-160 | Súng cối hạng nặng 160mm | ||
SPG-9 | Pháo không giật 73mm | ||
B-10 | Pháo không giật 82mm | ||
D-44 | Pháo bắn thẳng 85mm | ||
BS-3 | Lựu pháo 100mm | ||
D-30 | Lựu pháo 122 mm | 450 | |
D-74 | Chưa rõ | ||
M-46 | Lựu pháo nòng dài 130mm | 250 | |
D-20 | Lựu pháo 152mm | 350 | |
BM-14 | Pháo phản lực phóng loạt 140mm 16 ống | 400 | |
BM-21 | Pháo phản lực phóng loạt 122mm 40 ống | 350 | |
ĐKB | Pháo phản lực mang vác 122mm (1 ống phóng đơn phóng đạn BM-21 để tiện mang vác) | Chưa rõ | |
Trung Quốc | Súng cối 100mm | ||
M107 | Hoa Kỳ | Pháo tự hành 175mm | |
M2A1 | Lựu pháo 105mm | ||
M-114 | Lựu pháo 155mm | 100 | |
Việt Nam | Súng cối giảm âm 50mm | Chưa rõ | |
EXTRA | Israel | Pháo phản lực |
Chủng loại | Nguồn gốc | Loại |
---|---|---|
3M11 Falanga | Liên Xô | Tên lửa chống tăng (sử dụng trên trực thăng Mi-24) |
9M14 Malyutks | Tên lửa chống tăng | |
9K11 Fagot | ||
9M113 Konkurs | ||
SS-1 Scud B/C/D | Tên lửa đạn đạo chiến thuật |