Trang này giải thích một hướng dẫn của Wikipedia tiếng Việt. Đây là tiêu chuẩn đã được chấp thuận mà các thành viên nên cố gắng tuân theo. Vì có thể sẽ tồn tại những ngoại lệ, hãy thực hiện nó một cách có ý thức. Bất kỳ sửa đổi liên quan đến trang nội dung này nên phản ánh sự đồng thuận. Nếu bạn hoài nghi về hướng dẫn nào đó, hãy thảo luận trước tại trang thảo luận. |
Trang định hướng bài viết liên quan đến chủ đề truyền hình nhằm phân biệt bài viết này với các bài viết cùng tên khác ở các chủ đề trò chơi truyền hình, phim truyền hình, loạt chương trình, sách báo hoặc các thuật ngữ, xin dùng phương pháp được chỉ dẫn dưới đây. Khi tên một chương trình được dùng phổ biến nhất, xin dùng nó đặt tựa bài viết; ví dụ, Ai là triệu phú hay Đấu trường 100. Chỉ viết trang định hướng khi có nhiều bài trùng tên nhau.
Tên gọi phổ biến nhất của một chương trình sẽ được chọn là tên chính thức của bài viết. Thông thường tên của một chương trình truyền hình được viết hoàn toàn bằng chữ in hoa hoặc chữ in thường, như: "AI LÀ TRIỆU PHÚ", "that's so raven"... ta sẽ đặt tên bài theo văn phong của quốc gia xuất xứ, như: "Ai là triệu phú", "That's So Raven".
Hầu hết chương trình truyền hình nhiều tập (phát sóng mặt đất hay hệ thống cáp) đều có một cái tên riêng, trong đó các tập có liên quan với nhau theo một cách nào đó (có thể qua tựa đề). Với loại này, khi định hướng hãy dùng cụm từ (chương trình truyền hình). Ví dụ:
Một số bài không cần định hướng tên, như:
Trong nhiều trường hợp cá biệt của loạt truyền hình nhiều tập dạng "Miniseries" thì định hướng là cần thiết, ta sẽ dùng: (truyền hình nhiều tập), tuỳ theo cách nói mỗi quốc gia.
Với những chương trình truyền hình rời rạc, trong đó các tập phim dường như không hề có liên quan đến nhau, hãy dùng cụm từ sau đây để tránh trùng lắp với các cách khác, đặc biệt là "TV series":
Lưu ý chỉ dẫn bên dưới khi có các sản phẩm truyền hình cùng tên.
Những bài viết về một loạt chương trình liên tục thay đổi định dạng qua các năm như chuyển từ radio, TV, tiểu thuyết... mà bài gốc không bao hàm thông tin về chương trình truyền hình thì khi định hướng cần thêm vào phần phụ chú (series). Ví dụ:
Với một bài viết chỉ phát sóng một phần (mùa), hãy đặt tên bài trước và theo sau đó là phần xác định phần (mùa), ví dụ: "American Idol (Mùa 8)"; ngoài ra, nếu một mùa thi có phần phân biệt riêng, thì hãy đặt vào tựa đề như "Survivor: Borneo" hay "America's Next Top Model, Mùa thi 12". Tên chung của loạt chương trình sẽ được chọn làm tên chính thức cho bài viết tổng quát về loạt chương trình đó. Nếu một phần (mùa) được đặt tên gọi khác so với cách bình thường, hãy tạo chuyển hướng; ví dụ: "The Amazing Race: Family Edition" là tên đặc biệt của riêng mùa thi thứ tám của loạt chương trình "The Amazing Race", ta sẽ tạo chuyển hướng từ "The Amazing Race: Family Edition" sang "The Amazing Race 8". Nên hướng dẫn người đọc đến bài viết chính của chủ đề và các bài viết về mùa thi khác bằng hộp thoại hướng dẫn đặt cuối trang, và bằng hộp tóm tắt thông tin (infobox).
Nếu chương trình có nhiều phiên bản quốc tế trùng tên, thì dùng hướng dẫn ở mục #Phụ chú. Chú ý đặt đường dẫn đến các bài viết khác trên cùng bài viết này nếu thấy cần thiết.
Tóm tắt nội dung tập phim nên được tách ra làm danh sách riêng (Danh sách các tập Thần tượng âm nhạc: Vietnam Idol) hoặc ghép vào bài viết riêng của mùa phát sóng (24 (mùa 3), In Bed with Medinner (series 1)). Ghi chú: Phân biệt "mùa", "phần" và "series" tùy thuộc vào cách gọi của nhà sản xuất, hoặc quốc gia phát hành.
Với một bài viết về nội dung một tập phim, ta chỉ nên thêm tên của loạt phim, chương trình trong hai dấu ngoặc đơn nếu nó trùng tên với bài khác; ví dụ:
Một số thành viên muốn thu hút nhiều hơn lượng độc giả, đã cố gắng tạo thêm những chuyển hướng đến bài viết chính. Wikipedia không bắt buộc, chỉ khuyến khích mọi người làm vậy để tránh nhầm lẫn giữa các bài và để người đọc truy cập nhanh nhất. Ví dụ:
Những tập phim đã trùng với tên nhân vật hoặc chủ đề khác thì nên thêm vào cụm từ "tập phim":
Bài viết mang tính khái niệm về kỹ thuật truyền hình, thuật ngữ riêng, công nghiệp truyền hình (trừ công tác phát sóng) nên dùng cụm từ (truyền hình). Ví dụ: