Tiếng Jru'

Tiếng Jru'
Jruʔ, ຈຼ໌ຣູະ
Sử dụng tạiLào
Tổng số người nói28.000[1]
Phân loạiNam Á
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3lbo
Glottologlave1248[2]

Tiếng Jru' (IPA: [ɟruʔ]) là một ngôn ngữ Nam Á thuộc ngữ chi Bahnar.[3] Nó còn có các tên gọi "Loven", "Laven" và "Boloven" từ ngoại danh tiếng Lào Laven hay Loven, bắt nguồn từ tên tiếng Khmer của cao nguyên Boloven. Người Jru' thường làm rẫy cà phê hay bạch đậu khấu, cùng các việc nông khác.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Jru' là một phần của cụm phương ngữ Laven trong nhóm ngôn ngữ Bahnar Tây, cùng với tiếng Brâu.

Phân bố địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là bản ngữ của người Jru', một dân tộc thiểu số bản địa vùng núi hoang vắng tỉnh Champasak, SekongAttapeu miền Hạ Lào.[3] Phương ngữ hay được nghiên cứu là phương ngữ ở Paksong, Houeikong, Tateng, và các làng lân cận của huyện Paksong, tỉnh Champasak.

Hệ thống ngữ âm và cấu trúc âm tiết tiếng Jru' cũng điển hình cho nhánh Bahnar Tây nói chung. Đa số từ có cấu trúc đơn âm tiết nhưng cũng có một phần từ có tiểu âm tiết, lưu giữ cấu trúc "âm tiết rưỡi" điển hình cho ngôn ngữ Môn-Khmer. Dù chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ uy tíntiếng Lào, tiếng Jru' vẫn không phát triển hệ thống thanh điệu.[3]

Giống các ngôn ngữ Môn-Khmer trong vùng, hệ phụ âm tiếng Jru' gồm năm vị trí phát âm, và âm tắc có thể vô thanh, hữu thanh hay bật hơi. Bản dưới dựa trên nghiên cứu của Jacq.[3]

Đôi môi Chân răng Vòm Ngạc mềm Thanh hầu
Tắc bật hơi
vô thanh p t c k ʔ
hữu thanh b d ɟ ɡ
Mũi hữu thanh m n ɲ ŋ
Xát vô thanh s h
Tiếp cận hữu thanh w l r j

Nguyên âm

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống nguyên âm tiếng Jru' (mà chủ yếu thừa hưởng từ ngôn ngữ Môn-Khmer nguyên thủy) có thấy bốn độ cao nguyên âm và ba vị trí lưỡi. Tiếng Jru' thêm vào đó còn phân biệt về độ tròn môi ở các nguyên âm sau nửa mở. Các "thứ" nguyên âm liệt kê dưới đây đều phân biệt về độ dài, cho ra tổng cộng 20 nguyên âm đơn. Không như đa phần ngôn ngữ vùng sprachbund Đông Nam Á lục địa, sự khác biệt độ dài nguyên âm không phải là "ngắn"-"dài", mà là "rất ngắn" và "vừa".[3]

Trước Giữa Sau
rất ngắn vừa rất ngắn vừa rất ngắn vừa
Đóng /i/ /iː/ /ɨ/ /ɨː/ /u/ /uː/
Nửa đóng /e/ /eː/ /o/ /oː/
Nửa mở /ɛ/ /ɛː/ /ə/ /əː/ /ʌ/,/ɔ/ /ʌː/,/ɔː/
Mở /a/ /aː/

Tiếng Jru' có ba nguyên âm đôi: /ia/, /ɨə/, /ua/. /ie//uo/ cũng xuất hiện trong một số trường hợp trong vai trò tha âm của lần lượt /i//u/.[4]

Cấu trúc âm tiết

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấu trúc âm tiết cực đại được biểu diễn là (C1)C2(R)V(C3) trong đó C1 là phụ âm vô thanh, C2 là bất kỳ phụ âm nào không trùng với C1 (hay R nếu nó hiện diện), R là /r/ hay /l/, V là nguyên âm đơn hay đôi và C3 là bất kỳ phụ âm nào không phải tắc bật hơi hay tắc hữu thanh.[3][4]

Cấu trúc âm tiết rưỡi được thể hiện là C1əC2(R)V(C3) trong đó C1/p/, /k/ hay /t/, C2/h/, /r/ hay /l/, V là nguyên âm đơn hay đôi và C3 là bất kỳ phụ âm nào không phải tắc bật hơi hay tắc hữu thanh.[3][4]

Hệ thống chữ viết

[sửa | sửa mã nguồn]

Như đại đa số ngôn ngữ Môn-Khmer, tiếng Jru' chưa có hệ thống chữ viết riêng. Tuy nhiên, trong những thời điểm khác nhau trong lịch sử, những hệ chữ gồm chữ Quốc ngữ Việt Namchữ Lào đã được sửa đổi để tiện trong việc ký âm ngôn ngữ này khi nghiên cứu.[3] Trong cuộc khởi nghĩa Ong Keo đầu thập niên 1900, khi mà các dân tộc trong vùng hợp sức để chống lại sự cai trị của người Pháp và người Lào, Ong Kommandam, một người nói tiếng Alak (có liên hệ gần gũi với tiếng Jru'), đã sáng tạo ra một hệ chữ gọi là Khom để viết tiếng Jru' (cùng các ngôn ngữ khác).[3][4][5]

Gần đây hơn, nhà ngôn ngữ học Pascale Jacq, với sự giúp đỡ của những người bản ngữ, đã lập nên một hệ chữ dựa trên chữ Lào để giúp người nói tiếng Jru' dễ dàng viết ngôn ngữ họ.[3]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tiếng Jru' tại Ethnologue. 18th ed., 2015.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Laven”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ a b c d e f g h i j Jacq, Pascale (2004). “The Development of a Lao-based orthography for Jrù” (PDF). Mon-Khmer Studies Journal. 34: 97–112. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2012.
  4. ^ a b c d Jacq, Pacale. A Description of Jruq (Loven): a Mon-Khmer language of the Lao PDR. Doctoral Dissertation. Australian National University.
  5. ^ Sidwell, P 2008, 'The Khom script of the Kommodam Rebellion', International Journal of the sociology of language, vol. 2008, no. 192, pp. 15-25.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]