Bệnh viện Quân y 354 (Tổng cục Hậu cần)

Bệnh viện 354
Hoạt động27/5/1949 (75 năm, 208 ngày)
Quốc gia Việt Nam
Phục vụ Quân đội nhân dân Việt Nam
Phân loạiBệnh viện (Nhóm 6)
Bộ phận củaTổng cục Hậu cần
Bộ chỉ huy120, Đốc Ngữ, Hà Nội
Các tư lệnh
Giám đốcPhạm Minh Đức
Chính ủyNguyễn Ngọc Du
Huy hiệu
Trang webhttp://benhvien354.vn

Bệnh viện Quân y 354[1][2]bệnh viện đa khoa thuộc Tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam. Bệnh viện được thành lập ngày 27 tháng 5 năm 1949 tại Đại Từ, Thái Nguyên với tiền thân là Quân y xá Trần Quốc Toản.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bệnh viện Quân y 354 tiền thân là Quân y xá Trần Quốc Toản (còn gọi là Quân y viện Trung ương), được thành lập theo Nghị định 82/NĐ, ngày 27/5/1949 của Bộ Quốc phòng Tổng Tư lệnh.
  • Ngày 03/7/1949 Bộ Quốc phòng Tổng Tư lệnh đã quyết định đổi tên Quân y xá Trần Quốc Toản thành Quân y xá Phó Đức Thực.
  • Tháng 10/1954, đơn vị chuyển về Hà Nội, được đổi tên là Quân y xá Trung đoàn 354 (thường gọi là Quân y xá 354, có khi gọi là Quân y 354).
  • Từ năm 1954 đến năm 1965, tuy chưa có quyết định chính thức song Quân y xá đã từng bước phấn đấu tiến lên làm nhiệm vụ bệnh viện loại B trong điều kiện chưa hoàn chỉnh.
  • Ngày 30/11/1974, Bộ Quốc phòng quyết định Quân y viện 354 thuộc Cục Quân y – Tổng cục Hậu cần.
  • Ngày 01/01/1975 Viện Quân y 354 chính thức có Quyết định là Bệnh viện đa khoa loại B khu vực Hà Nội - Bệnh viện quân y 354.
  • Bệnh viện 354 trực thuộc Tổng cục Hậu cần theo Quyết định số 118/2002/QĐ-BQP ngày 6/9/2002 và Quyết định số 146/QĐ-BQP ngày 11/10/2002 của Bộ Quốc phòng.
  • Ngày 14/11/2013 Bộ Quốc phòng có Quyết định số 4488/QĐ-BQP công nhận xếp hạng 1 đối với Bệnh viện 354.
  • Ngày 23/1/2014 Bệnh viện chính thức được đổi tên gọi thành Bệnh viện Quân y 354 (Tổng cục Hậu cần) theo Quyết định số 214/QĐ-BQP ngày 23/1/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng[3].

Nhiệm vụ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Khám bệnh và điều trị cho các đối tượng: quân đội, gia đình quân nhân, bảo hiểm y tế và dịch vụ y tế.
  • Tham gia công tác chỉ đạo tuyến đối với các đơn vị quân đội trên địa bàn Hà Nội theo sự phân công của Cục quân y.
  • Nghiên cứu khoa học về y học và y học quân sự

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]
Ban giám đốc
  • Giám đốc: Đại tá Phạm Minh Đức
  • Chính uỷ: Đại tá Nguyễn Ngọc Du
  • Phó giám đốc kế hoạch: Thượng tá Hà Duy Dương
  • Phó giám đốc nội: Đại tá Vũ Hà Nga Sơn
  • Phó giám đốc ngoại: Đại tá Nguyễn Quốc Khánh
  • Phó Giám đốc Hậu cần - Quân sự: Thượng tá Nguyễn Khả Khuyến
Khối cơ quan
  • Ban Kế hoạch tổng hợp
  • Ban Chính trị
  • Ban Hậu cần
  • Ban Y tá điều dưỡng
  • Ban Tài chính
  • Ban Hành chính
  • Ban Quản lý Nhà tang lễ
Khối Ngoại
  • Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình B1
  • Khoa Ngoại chung B3
  • Khoa Gây mê hồi sức B5
  • Khoa Mắt B7
  • Khoa Răng - Hàm - Mặt B8
  • Khoa Tai - Mũi - Họng B9
  • Khoa Sản Phụ B11
Khối Nội
  • Khoa Nội cán bộ A1
  • Khoa Tim - Thận - Khớp - Nội tiết và Hô hấp A2
  • Khoa Tiêu hóa và bệnh máu A3
  • Khoa Truyền nhiễm và Da liễu A4
  • Khoa Ung bướu A6
  • Khoa Thần kinh - Tâm thần A7
  • Khoa Y học cổ truyền dân tộc A10
  • Khoa Hồi sức cấp cứu A12
  • Khoa Thận - Lọc máu A14
Khối Cận lâm sàng
  • Khoa Khám bệnh
  • Khoa Cấp cứu ban đầu
  • Khoa Phục hồi chức năng
  • Khoa Xét nghiệm
  • Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Chức năng
  • Khoa Chống nhiễm khuẩn
  • Khoa Dinh dưỡng
  • Khoa Trang bị
  • Khoa Dược
Các bộ phận được thành lập theo Quyết định của Giám đốc Bệnh viện
  • Bộ phận Công nghệ thông tin
  • Bộ phận Can thiệp mạch
  • Bộ phận Khám bệnh theo yêu cầu
  • Bộ phận Lễ tân

Thành tích

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Năm 2005 được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ Đổi mới.
  • Năm 2010 được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ chống Pháp.
  • Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba (2014)
  • 02 Huân chương chiến công hạng nhì: 1959, 1980.
  • 03 Huân chương chiến công hạng ba: 1970, 1988, 1994.
  • 01 Huân chương Quân công hạng nhì: 1984.
  • 02 Huân chương Quân công hạng nhất: 1999, 2009.

Giám đốc qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Chính ủy qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lê Cơ, Chính trị viên Quân y xá 354
  • Triệu Quang Vi, Chính trị viên Quân y xá 354
  • Lê Văn Sắc, Chính trị viên Quân y xá 354
  • Hà Huy Đức, Chính trị viên Viện Quân y 354
  • Nguyễn Văn Đát, Chính trị viên Viện Quân y 354
  • Hoàng Chấn Hùng, Chính trị viên Viện Quân y 354
  • Bùi Đình Yêm, Chính trị viên Viện Quân y 354
  • 1964-1974, Đặng Sung, Chính ủy Bệnh viện Quân y 354
  • Nguyễn Đức Kính, Chính ủy Bệnh viện Quân y 354
  • Nguyễn Văn Yên, Viện phó Chính trị
  • Hoàng Chấn Hùng.Viện phó Chính trị
  • Đặng Văn Trượng, Viện phó Chính trị
  • Trần Xuân Bằng, Viện phó Chính trị
  • Lê Dương Hùng, Viện phó Chính trị
  • 1995-2004, Lê Dương Hùng, Phó Giám đốc Chính trị
  • 2005-2008, Phùng Mạnh Tưởng, Đại tá, Chính ủy
  • 2008-2014, Nguyễn Thuý Lan, Đại tá[4]
  • 2014-nay, Nguyễn Ngọc Du, Đại tá

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Bệnh viện Quân y 354: Kỷ niệm 65 năm truyền thống và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba”. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2014.
  2. ^ “Bệnh viện 354 kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2014.
  3. ^ “Thống nhất tên gọi các bệnh viện Quân đội”.
  4. ^ “Tấm gương nữ bác sĩ quân y tận tâm với nghề”.
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Nhân vật Anya Forger - ∎ SPY×FAMILY ∎
Nhân vật Anya Forger - ∎ SPY×FAMILY ∎
Một siêu năng lực gia có khả năng đọc được tâm trí người khác, kết quả của một nghiên cứu thuộc tổ chức nào đó
Viễn cảnh đầu tư 2024: giá hàng hóa leo thang và “chiếc giẻ lau” mới của Mỹ
Viễn cảnh đầu tư 2024: giá hàng hóa leo thang và “chiếc giẻ lau” mới của Mỹ
Lạm phát vẫn ở mức cao khiến FED có cái cớ để tiếp tục duy trì thắt chặt, giá cả của các loại hàng hóa và tài sản vẫn tiếp tục xu hướng gia tăng
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Phổ hiền Rien: Lãnh đạo Lord Tensen - Jigokuraku
Rien (Từ điển, Bính âm: Lián), còn được gọi là biệt danh Fugen Jōtei (Từ điển, Nghĩa đen: Shangdi Samantabhadra), là một Sennin cấp Tensen, người từng là người cai trị thực sự của Kotaku, tổ tiên của Tensens, và là người lãnh đạo của Lord Tensen.
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Một góc nhìn, quan điểm về Ngự tam gia, Tengen, Sukuna và Kenjaku
Ngự tam gia là ba gia tộc lớn trong chú thuật hồi chiến, với bề dày lịch sử lâu đời, Ngự Tam Gia - Zenin, Gojo và Kamo có thể chi phối hoạt động của tổng bộ chú thuật