Biệt danh | La Furia Roja (Cơn thịnh nộ màu đỏ)[1][2] La Roja (Đội quân đỏ) La Furia (Cơn thịnh nộ) | ||
---|---|---|---|
Liên đoàn châu lục | UEFA (châu Âu) | ||
Huấn luyện viên trưởng | Luis de la Fuente | ||
Đội trưởng | Alvaro Morata | ||
Thi đấu nhiều nhất | Sergio Ramos (180)[3] | ||
Ghi bàn nhiều nhất | David Villa (59) | ||
Mã FIFA | ESP | ||
| |||
Hạng FIFA | |||
Hiện tại | 8 (ngày 4 tháng 4 năm 2024)[4] | ||
Cao nhất | 1 (Tháng 7 năm 2008-tháng 6 năm 2009 Tháng 10 năm 2009–tháng 3 năm 2010 Tháng 7 năm 2010–tháng 7 năm 2011 Tháng 10 năm 2011–tháng 7 năm 2014) | ||
Thấp nhất | 25 (Tháng 3 năm 1998) | ||
Hạng Elo | |||
Hiện tại | 3 2 (30 tháng 11 năm 2022)[5] | ||
Cao nhất | 1 (Tháng 9 năm 1920-tháng 5 năm 1924 Tháng 9–tháng 12 năm 1925 Tháng 6 năm 2008–tháng 6 năm 2009 Tháng 7 năm 2010–tháng 6 năm 2013) | ||
Thấp nhất | 19 (Tháng 6–tháng 10 năm 1969 Tháng 11 năm 1991) | ||
Trận quốc tế đầu tiên | |||
Tây Ban Nha 1–0 Đan Mạch (Bruxelles, Bỉ; 28 tháng 8 năm 1920) | |||
Trận thắng đậm nhất | |||
Tây Ban Nha 13–0 Bulgaria (Madrid, Tây Ban Nha; 21 tháng 5 năm 1933) | |||
Trận thua đậm nhất | |||
Ý 7–1 Tây Ban Nha (Amsterdam, Hà Lan; 4 tháng 6 năm 1928) Anh 7–1 Tây Ban Nha (Luân Đôn, Anh, 9 tháng 12 năm 1931) | |||
Giải thế giới | |||
Sồ lần tham dự | 16 (Lần đầu vào năm 1934) | ||
Kết quả tốt nhất | Vô địch (2010) | ||
Giải vô địch bóng đá châu Âu | |||
Sồ lần tham dự | 12 (Lần đầu vào năm 1964) | ||
Kết quả tốt nhất | Vô địch (1964, 2008, 2012, 2024) | ||
UEFA Nations League | |||
Sồ lần tham dự | 2 (Lần đầu vào năm 2021) | ||
Kết quả tốt nhất | Vô địch (2023) | ||
Cúp Liên đoàn các châu lục | |||
Sồ lần tham dự | 2 (Lần đầu vào năm 2009) | ||
Kết quả tốt nhất | Á quân (2013) | ||
Thành tích huy chương Thế vận hội | ||
---|---|---|
Bóng đá nam | ||
Antwerp 1920 | Tokyo 2020 |
Đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha (tiếng Tây Ban Nha: Selección de fútbol de España) là đội tuyển của Liên đoàn bóng đá Hoàng gia Tây Ban Nha và đại diện cho Tây Ban Nha trên bình diện quốc tế chính thức kể từ năm 1920 bắt đầu bằng trận đấu với Đan Mạch. Tây Ban Nha có những biệt danh như La Roja ("Đội Quân Màu Đỏ"), La Furia Roja ("Cơn Thịnh Nộ Màu Đỏ"), La Furia Española ("Cơn Thịnh Nộ Của Tây Ban Nha") hay đơn giản là La Furia ("Cơn Thịnh Nộ"). Tây Ban Nha trở thành thành viên chính thức của FIFA vào năm 1904 nhưng Liên đoàn bóng đá Hoàng gia Tây Ban Nha lại được thành lập vào năm 1909. Tây Ban Nha đã tham dự 15 trên 21 lần tổ chức Giải vô địch bóng đá thế giới (liên tục kể từ năm 1978) và 10 trên 15 lần tổ chức Giải vô địch bóng đá châu Âu.[6]
Tây Ban Nha nằm trong số 8 đội tuyển từng vô địch thế giới, ghi dấu ấn với ba danh hiệu giành được ở World Cup 2010, Euro 2008 và 2012, viết nên trang sử độc nhất vô nhị đó là vô địch ba giải đấu lớn liên tiếp. Tây Ban Nha là đội tuyển đầu tiên giành 4 chức vô địch châu Âu sau khi lên ngôi tại Euro 2024. Tây Ban Nha cũng từng giữ kỷ lục có số trận bất bại liên tiếp nhiều nhất thế giới với 35 trận kéo dài trong gần 3 năm (đến khi đội tuyển Ý phá vỡ kỉ lục vào năm 2021 với 37 trận bất bại) và liên tục nhận giải thưởng "Đội bóng của năm" cả 6 năm hoàng kim từ 2008 đến 2013.
Đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha được thành lập vào năm 1920, đại diện cho Tây Ban Nha tham dự Thế vận hội Mùa hè tổ chức tại Bỉ trong năm đó.
Tây Ban Nha có trận đấu đầu tiên vào ngày 29 tháng 8 năm 1920 đấu với Đội tuyển Đan Mạch. Trận đấu kết thúc với chiến thắng 1–0 cho Tây Ban Nha. Ở trận đấu tiếp theo, Tây Ban Nha không thể giành chiến thắng khi để thua Bỉ 1–3.
Những cuộc nội chiến và Chiến tranh thế giới lần thứ hai làm Tây Ban Nha không thể chơi 1 trận đấu nào tại World Cup 1934 và World Cup 1950.
Tây Ban Nha có danh hiệu đầu tiên khi đánh bại Hungary 2–1 để tiến tới trận chung kết và thi đấu với Liên Xô. Tây Ban Nha tiếp tục giành chiến thắng 2–1 để có danh hiệu lớn đầu tiên sau 44 năm.
Năm 1976, Tây Ban Nha được chọn là chủ nhà của World Cup 1982, được kỳ vọng rất cao nhưng Tây Ban Nha chỉ vào được tới vòng 2.
Cựu huấn luyện viên Real Madrid Miguel Muñoz, người đã dẫn dắt Tây Ban Nha trong năm 1969, trở lại và huấn luyện tuyển. Vòng loại Euro 1984 thì Tây Ban Nha nằm ở bảng 7 cùng với Hà Lan, Ireland, Iceland và Malta. Trong trận đấu cuối cùng, Tây Ban Nha cần thắng ít nhất trên 11 bàn để có thể vượt qua Hà Lan ở vị trí dẫn đầu. Sau khi dẫn 3–1. ở hiệp 1, hiệp 2 Tây Ban Nha ghi thêm 9 bàn thắng biến tỉ số thành 12–1, dẫn đầu nhóm để tới vòng chung kết. Tại vòng chung kết, Tây Ban Nha nằm ở bảng B cùng với Romania, Bồ Đào Nha và Tây Đức, sau hai trận hòa 1–1, Tây Ban Nha thắng 1–0 trước Tây Đức ở trận đấu cuối cùng để đứng đầu bảng B. Bán kết họ gặp Đan Mạch, hòa 1–1 và thắng 5–4 trên chấm penalty. Sau đó Tây Ban Nha đã bị Pháp đánh bại 2–0 ở chung kết và để tuột mất chức vô địch.
Sau khi thất bại ở trận đấu đầu tiên của vòng loại Euro 2000 (thua Síp 2-3), Liên đoàn bóng đá Hoàng gia Tây Ban Nha quyết định sa thải huấn luyện viên Javier Clemente, José Antonio Camacho lên thay. Tây Ban Nha thắng những trận còn lại của vòng bảng. Nhưng thất bại ở tứ kết khi để thua Pháp 2-1 và chấp nhận dừng bước.
Vòng loại World Cup 2002 diễn ra đúng như mong đợi,đứng đầu bảng đấu có rất nhiều đối thủ mạnh. Tại VCK World Cup, Tây Ban Nha đứng đầu bảng B với ba trận toàn thắng. Ở vòng tứ kết thì Tây Ban Nha đối đầu với Hàn Quốc và để thua trên chấm luân lưu.
Euro 2004 diễn ra tại Bồ Đào Nha. Tây Ban Nha rơi vào bảng A với Bồ Đào Nha, Nga và Hy Lạp. Họ đánh bại Nga 1–0, hòa Hy Lạp 1–1 nhưng lại thất bại trước Bồ Đào Nha và không đủ điểm để vượt qua vòng bảng. Iñaki Sáez bị sa thải 1 tuần sau đó, Luis Aragones lên thay.
Tại World Cup 2006 tổ chức tại Đức, Tây Ban Nha lọt vào bảng H và xuất sắc thắng tất cả các trận đấu nhưng lại thất bại trước Pháp 1–3 tại vòng 2. Họ được an ủi bằng giải thưởng Fair-play cho Tây Ban Nha và Brazil.[7]
Sau khi bị loại khỏi giải, Luis Aragonés nhận ra đội bóng không có đủ thể lực và tranh chấp không quyết liệt để gây khó khăn cho đối thủ, họ bắt đầu tập trung nghiên cứu Tiki-Taka, chiến thuật sử dụng các đường chuyền ngắn, nâng cao tỉ lệ kiểm soát bóng.
Vòng loại Euro 2008, Tây Ban Nha rơi vào bảng F, đứng đầu bảng với 28 trên 36 điểm có thể giành được. Tại lễ bốc thăm cho vòng chung kết,đội rơi vòng bảng D, có trận đấu mở màn với Nga, chiến thắng thuyết phục với tỉ số 4–1. Trận đấu thứ 2 với Thụy Điển, Tây Ban Nha sớm mở tỉ số ở phút thứ 15 nhờ công của Fernando Torres, bị thủng lưới sớm, Thụy Điển dồn lên tấn công. Phút thứ 34, Zlatan Ibrahimovic san bằng tỉ số 1–1 với pha lừa bóng rồi tung ra cú sút quyết đoán.Thế trận sau đó diễn ra khá bế tắc, vào phút bù giờ cuối cùng, sau pha phản công nhanh, David Villa ghi bàn ấn định tỉ số 2–1, giúp Tây Ban Nha đoạt vé sớm vào tứ kết. Trận đấu còn lại Tây Ban Nha thắng nhà đương kim vô địch Hy Lạp 2–1, giành điểm tối đa sau 3 trận đấu. Đương kim vô địch thế giới lúc đó-Ý là đối thủ của họ trong trận tứ kết, 120 phút kết thúc với tỷ số 0–0, Tây Ban Nha chiến thắng ở loạt luân lưu với tỉ số 4-2. Trong loạt sút luân lưu, trừ lần Guiza không thắng được Buffon ở loạt sút thứ tư, Tây Ban Nha đã thực hiện thành công cả bốn quả luân lưu còn lại bằng những cú sút lạnh lùng quyết đoán của Villa, Santi Cazorla, Senna rồi Fabregas. Nhưng công lớn nhất phải thuộc về thủ môn Iker Casillas. Trong một ngày thi đấu xuất thần, anh đã phán đoán chuẩn xác, đổ người từ chối các pha dứt điểm của Daniele De Rossi ở loạt sút thứ hai rồi Antonio Di Natale ở loạt sút thứ tư. Tây Ban Nha gặp lại Nga tại bán kết và cũng đánh bại họ một lần nữa với chiến thắng 3-0.[8]
Trận chung kết tại Sân vận động Ernst Happel, Viên. Tây Ban Nha đánh bại Đức 1-0 với bàn thắng duy nhất của Fernando Torres ở phút thứ 33.[9] Đây là danh hiệu lớn đầu tiên của Tây Ban Nha kể từ năm 1964.Tây Ban Nha cũng là đội ghi được nhiều bàn nhất với 12 bàn thắng, David Villa giành danh hiệu vua phá lưới, Xavi được bầu chọn là cầu thủ hay nhất giải, và có tới chín cầu thủ của Tây Ban Nha được chọn vào đội hình tiêu biểu của giải.[10]
Luis Aragonés đã quyết định ra đi trong vinh quang sau khi giành chức vô địch Euro 2008, người lên thay là Vicente del Bosque[11].
Năm 2008,David Villa ghi được 16 bàn/15 trận, phá vỡ kỷ lục của Raúl. Ngày 11 tháng 2 năm 2009, anh tiếp tục lập kỷ lục với bàn thắng vào lưới Đội tuyển Anh, trở thành cầu thủ Tây Ban Nha đầu tiên ghi bàn trong sáu trận liên tiếp.
Tây Ban Nha thắng cả ba trận vòng bảng của Confed Cup 2009. Trận thắng New Zealand 5-0, Torres cũng lập kỷ lục khi lập cú hat-trick nhanh nhất lịch sử. Hai trận đấu còn lại, Tây Ban Nha thắng Iraq 1-0 và thắng Nam Phi 2-0.
Ngày 24 tháng 6, kỉ lục bất bại 35 trận liên tiếp của Tây Ban Nha bị phá vỡ khi họ để thua Mỹ 2-0 ở bán kết. Tây Ban Nha đánh bại Nam Phi 3-2 sau hiệp phụ tại trận tranh giải ba.[12]
Xem thêm:Giải vô địch bóng đá thế giới 2010, Trận chung kết Giải vô địch bóng đá thế giới 2010
Tại World Cup 2010, Tây Ban Nha nằm ở bảng H cùng với Thụy Sĩ, Honduras và Chile. Tây Ban Nha thua 1-0 ở trận mở màn với Thụy Sĩ. Ở trận đấu thứ hai, họ đánh bại Honduras với hai bàn thắng của David Villa. Trận đấu cuối cùng của vòng bảng, vào ngày 25/6 với Chile kết thúc với chiến thắng 2-1[13].Tây Ban Nha giành quyền vào vòng knock-out, thắng Bồ Đào Nha 1-0, tứ kết họ tiếp tục thắng Paraguay 1-0 để giành quyền vào bán kết.[14]
Tây Ban Nha lần đầu tiên vào đến một trận Chung kết World Cup từ năm 1950 khi đánh bại Đức 1-0 ở bán kết với bàn thắng duy nhất tới từ cú đánh đầu của Carles Puyol.[15]
Trận chung kết với Hà Lan diễn ra không bàn thắng trong suốt 90 phút, buộc hai đội phải bước vào hiệp phụ. Andrés Iniesta ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu từ đường kiến tạo của Cesc Fàbregas ở phút thứ 116 tại hiệp phụ thứ 2. Qua đó, đội bóng đã giành chức vô địch World Cup lần đầu tiên.[16]
Tây Ban Nha cũng giành được giải thưởng Fair play của FIFA ngoài ra một số cầu thủ trong đội hình cũng có danh hiệu. Thủ môn Iker Casillas giành danh hiệu Găng tay vàng[17], David Villa giành Quả bóng đồng và chiếc giày bạc.
Vòng loại Euro 2012, Tây Ban Nha nằm ở bảng I với tỉ lệ chiến thắng 100%. Họ đánh bại CH Séc, Scotland, Litva và Liechtenstein để tiến vào vòng chung kết.
VCK Tây Ban Nha nằm ở bảng C, cùng với Ý, Croatia và Cộng hòa Ireland. Trận mở màn với Ý vào ngày 10/6/2012, Ý vượt lên dẫn trước ở phút thứ 61, sau tình huống tấn công chớp nhoáng, Pirlo tung ra đường chuyền chính xác, tiền đạo vào thay người Antonio Di Natale dứt điểm hiểm hóc mở tỉ số của trận đấu,những phút sau đó Tây Ban Nha tìm lại được thế trận, và họ đã có bàn gỡ nhờ công của Cesc Fàbregas[18].
Trận đấu tiếp theo, với Cộng hòa Ireland vào ngày 14 tháng 6, tiền đạo của Chelsea Fernando Torres lập cú đúp, hai bàn thắng còn lại của David Silva và Cesc Fàbregas giúp Tây Ban Nha đại thắng 4-0.[19] Trận đấu cuối cùng của vòng bảng với Croatia vào ngày 18/6,khó khăn hơn các trận đấu khác, Croatia đã có những cơ hội ghi bàn khá rõ rệt. Khi trận đấu dần đi đến hồi kết, phút thứ 88, Jesús Navas ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu, giúp Tây Ban Nha tiến tới tứ kết.[20]
Tứ kết họ đối đầu với Pháp vào ngày 23 tháng 6 năm 2012, Tây Ban Nha mở tỷ số trận đấu, với cú đánh đầu của Xabi Alonso. Họ hoàn tất chiến thắng khi Pedro bị phạm lỗi trong vòng cấm địa, Alonso ghi bàn từ chấm penalty. Giúp Tây Ban Nha thắng 2-0, Xabi Alonso đánh dấu cột mốc 100 trận của anh cho tuyển [21].
Bán kết, Tây Ban Nha gặp Bồ Đào Nha, đội đã đánh bại Cộng hòa Czech ở tứ kết với bàn thắng muộn của Cristiano Ronaldo. Bồ Đào Nha ép sân ngay từ những phút đầu, tạo ra nhiều cơ hội nhưng không thể chuyển hóa thành bàn thắng. Tây Ban Nha vẫn bình tĩnh phòng ngự buộc trận đấu phải đi vào loạt sút luân lưu. Cao trào được đẩy lên khi Bruno Alves sút hỏng quả penalty thứ 4. Kết quả Tây Ban Nha giành chiến thắng 4-2 trên chấm luân lưu.[22] Đây đã là trận chung kết Euro thứ tư của họ, lần trước vào các năm 1964, 1984 và 2008.
Chung kết Euro 2012, Tây Ban Nha giành chức vô địch khi ghi bốn bàn thắng vào lưới Ý. Hiệp 1, họ nhanh chóng kiểm soát thế trận với hai bàn thắng ở phút thứ 14 do công của David Silva và 41 của Jordi Alba. Hiệp hai, Ý sử dụng lượt thay người cuối cùng của mình, thay Antonio Di Natale bằng Thiago Motta, ngay sau khi vào sân, Motta đã bị chấn thương gân kheo, vì đã hết quyền thay người, Ý chỉ còn thi đấu với 10 cầu thủ. Tây Ban Nha ghi thêm hai bàn thắng trong hiệp 2, nhờ công của Fernando Torres và Juan Mata ở phút thứ 84 và 88, giúp Tây Ban Nha vô địch Euro 2012 lần thứ hai liên tiếp[23]. Đây cũng là danh hiệu thứ 3 liên tiếp của họ sau (Euro 2008 và World Cup 2010). Fernando Torres kết thúc giải với 3 bàn thắng và nhận danh hiệu vua phá lưới.
Tây Ban Nha cũng lập nên một vài kỷ lục sau chức vô địch:
Tây Ban Nha bắt đầu Confed Cup 2013 bằng trận thắng 2-1 trước Uruguay, trận đấu mà Tây Ban Nha kiểm soát hoàn toàn thế trận, tung ra 9 cú sút trúng đích, trong khi Uruguay chỉ có 1 và cũng là cú sút mang lại bàn thắng của Luis Suárez[24]. Trận đấu thứ hai của vòng bảng với Tahiti, Tây Ban Nha đã phá kỷ lục về trận thắng đậm nhất của FIFA, 10-0, với cú poker của Fernando Torres và hat-trick của David Villa[25]. Trận đấu cuối cùng họ thắng Nigeria 3-0, hoàn tất vòng bảng với ba trận toàn thắng.[26]
Trong trận bán kết với Đội tuyển Ý, hòa 0-0 trong cả thời gian đá chính và hiệp phụ, Tây Ban Nha đã thắng 7-6 trên chấm penalty khi Jesús Navas thực hiện thành công còn Bonucci đá hỏng[27], giúp Tây Ban Nha tiến tới trận chung kết Confed Cup đầu tiên, nhưng lại để thua Brazil 3-0. Họ được an ủi với danh hiệu chiếc giày vàng cho Fernando Torres.
Tại giải đấu này, với tư cách đương kim vô địch, Tây Ban Nha được đánh giá là một trong những ứng cử viên của chức vô địch[28]. Họ được bốc thăm vào một bảng đấu được đánh giá không khó khăn gồm Hà Lan, Chile và Úc. Trận đấu đầu tiên của họ tái hiện trận chung kết World Cup 2010. Tây Ban Nha dẫn trước nhờ cú phạt đền thành công của Xabi Alonso, nhưng Hà Lan mới chứng tỏ họ là đội mạnh hơn. Tây Ban Nha mất điều khiển trận đấu và thất bại với tỉ số bất ngờ 1-5[29]. Trận tiếp theo gặp Chile để duy trì hi vọng nhưng Tây Ban Nha tiếp tục thua 0-2[30]. Với hai trận thất bại, Tây Ban Nha trở thành một trong những đội đầu tiên bị loại khỏi giải này và gia nhập vào danh sách những nhà đương kim vô địch thế giới bị chính thức loại ở vòng bảng World Cup cùng với Brasil năm 1966, Pháp năm 2002 và Ý năm 2010 (Ý cũng bị loại từ vòng bảng World Cup 1950). Ở trận đấu cuối cùng, Tây Ban Nha thắng Úc với tỉ số 3-0 để kết thúc giải ở vị trí thứ ba bảng đấu[31].
Tây Ban Nha đến với Euro 2016 với mục tiêu là để bảo vệ thành công ngôi vô địch. Ở giải đấu này, Tây Ban Nha nằm cùng bảng với các đội Thổ Nhĩ Kỳ, Cộng hòa Séc và Croatia; kết thúc vòng bảng, Tây Ban Nha xếp thứ hai sau Croatia, lọt vào vòng 16 đội nhưng thất bại chung cuộc trước Ý. Sau Euro 2016, huấn luyện viên Vicente del Bosque giã từ sự nghiệp huấn luyện.
Tây Ban Nha mở màn World Cup 2018 với trận hòa 3-3 trước Bồ Đào Nha, đây là trận đấu TBN có 3 bàn thắng của Diego Costa và Nacho Fernández còn BĐN là hattrick của Cristiano Ronaldo. Trận đấu thứ hai, Tây Ban Nha dành chiến thắng 1-0 trước Iran với bàn thắng của Diego Costa. Lượt trận thứ 3, TBN hòa 2-2 Maroc bằng các bàn thắng của Isco, Iago Aspas để có ngôi đầu bảng. Bước vào vòng 16 đội, Tây Ban Nha gặp chủ nhà Nga, trận đấu mở màn bằng bàn phản lưới nhà của lão tướng Sergei Ignashevich bên phía Nga, phút 41 trận đấu Gerard Piqué để bóng chạm tay vô duyên trong vòng cấm và Artem Dzyuba chớp lấy cơ hội để gỡ hòa. Hai đội kéo nhau vào penalty, tại đây Tây Ban Nha để thủ thành Igor Akinfeev cản phá 2 quả pen và thua với tỉ số 4-3 trên loạt đấu súng. Fernando Hierro cùng các học trò đã phải dừng bước đầy tiếc nuối.
Tiqui-Taca là lối chơi sử dụng các đường chuyền ngắn nhằm nâng cao tỉ lệ kiểm soát bóng. Sơ đồ chiến thuật lý tưởng cho Tiqui-Taca là 4-3-3, hay đôi khi có biến thể là 4-1-2-3 và 3-4-3. Bên cạnh đó, đi kèm phải là lối tấn công phối hợp nhóm và phòng ngự khu vực đạt độ ăn ý cao.
Tiqui-Taca là chuyền và chạy. Bóng được chuyền sệt, và chuyền liên tục từ cầu thủ này sang cầu thủ khác. Các cầu thủ không có bóng phải linh động di chuyển để đón bóng. Nhưng vì chỉ tăng tốc và di chuyển trong phạm vi ngắn nên cầu thủ mất sức không nhiều; ngược lại, đội đối phương nếu không thích nghi sẽ bị mất sức do đeo bám và dễ bị rối loạn đội hình.
Barcelona và Tây Ban Nha đã gây dựng một tiqui-taca gần như hoàn hảo và nó đang ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Tất cả các đội trẻ của Barcelona hiện giờ đều phải học đá và vận hành chiến thuật theo kiểu tiqui-taca.
Logo chính thức của Đội tuyển Tây Ban Nha là hình Quốc huy với phía trên là số 1909 tương ứng với năm thành lập Liên đoàn, phía dưới là một dải băng in 4 chữ "RFEF" là viết tắt của Real Federación Española de Fútbol ("Liên đoàn Bóng đá Hoàng gia Tây Ban Nha" trong tiếng Tây Ban Nha) và một quả bóng ở giữa. Tại các kỳ World Cup, một ngôi sao vàng sẽ được in lên trên cùng, tượng trung cho một lần vô địch.
Trang phục thi đấu truyền thống của Đội tuyển Tây Ban Nha là áo màu đỏ, quần xanh đậm hoặc đen, tất đỏ hoặc đen hay xanh đậm. Trang phục thi đấu phụ hiện tại là màu áo trắng với hoa văn màu đỏ hoặc vàng, quần trắng và tất trắng. Đội cũng từng sử dụng màu áo thi đấu phụ là màu đen hay xanh da trời.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Năm | Kết quả | St | T | H [32] | B | Bt | Bb | |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1930 | Không tham dự | |||||||
1934 | Tứ kết | 3 | 1 | 1 | 1 | 4 | 3 | |
1938 | Không tham dự vì nội chiến | |||||||
1950 | Hạng tư | 6 | 3 | 1 | 2 | 10 | 12 | |
1954 | Không vượt qua vòng loại | |||||||
1958 | ||||||||
1962 | Vòng 1 | 3 | 1 | 0 | 2 | 2 | 3 | |
1966 | 3 | 1 | 0 | 2 | 4 | 5 | ||
1970 | Không vượt qua vòng loại | |||||||
1974 | ||||||||
1978 | Vòng 1 | 3 | 1 | 1 | 1 | 2 | 2 | |
1982 | Vòng 2 | 5 | 1 | 2 | 2 | 4 | 5 | |
1986 | Tứ kết | 5 | 3 | 1 | 1 | 11 | 4 | |
1990 | Vòng 2 | 4 | 2 | 1 | 1 | 6 | 4 | |
1994 | Tứ kết | 5 | 2 | 2 | 1 | 10 | 6 | |
1998 | Vòng 1 | 3 | 1 | 1 | 1 | 8 | 4 | |
2002 | Tứ kết | 5 | 3 | 2 | 0 | 10 | 5 | |
2006 | Vòng 2 | 4 | 3 | 0 | 1 | 9 | 4 | |
2010 | Vô địch | 7 | 6 | 0 | 1 | 8 | 2 | |
2014 | Vòng 1 | 3 | 1 | 0 | 2 | 4 | 7 | |
2018 | Vòng 2 | 4 | 1 | 3 | 0 | 7 | 6 | |
2022 | 4 | 1 | 2 | 1 | 9 | 3 | ||
2026 | Chưa xác định | |||||||
2030 | Đồng chủ nhà | |||||||
2034 | Chưa xác định | |||||||
Tổng cộng | 16/22 1 lần vô địch |
67 | 31 | 17 | 19 | 108 | 75 |
Năm | Kết quả | St | T | H [32] | B | Bt | Bb |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1960 | Bỏ cuộc ở vòng loại | ||||||
1964 | Vô địch | 2 | 2 | 0 | 0 | 4 | 2 |
1968 | Không vượt qua vòng loại | ||||||
1972 | |||||||
1976 | |||||||
1980 | Vòng 1 | 3 | 0 | 1 | 2 | 2 | 4 |
1984 | Á quân | 5 | 1 | 3 | 1 | 4 | 5 |
1988 | Vòng 1 | 3 | 1 | 0 | 2 | 3 | 5 |
1992 | Không vượt qua vòng loại | ||||||
1996 | Tứ kết | 4 | 1 | 3 | 0 | 4 | 3 |
2000 | 4 | 2 | 0 | 2 | 7 | 7 | |
2004 | Vòng 1 | 3 | 1 | 1 | 1 | 2 | 2 |
2008 | Vô địch | 6 | 5 | 1 | 0 | 12 | 3 |
2012 | 6 | 4 | 2 | 0 | 12 | 1 | |
2016 | Vòng 2 | 4 | 2 | 0 | 2 | 5 | 4 |
2020 | Bán kết | 6 | 2 | 4 | 0 | 13 | 6 |
2024 | Vô địch | 7 | 7 | 0 | 0 | 15 | 4 |
2028 | Chưa xác định | ||||||
2032 | |||||||
Tổng cộng | 12/17 4 lần vô địch |
53 | 28 | 15 | 10 | 83 | 46 |
Năm | Kết quả | St | T | H [32] | B | Bt | Bb |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1992 | Không giành quyền tham dự | ||||||
1995 | |||||||
1997 | |||||||
1999 | |||||||
2001 | |||||||
2003 | |||||||
2005 | |||||||
2009 | Hạng ba | 5 | 4 | 0 | 1 | 11 | 4 |
2013 | Á quân | 5 | 3 | 1 | 1 | 15 | 4 |
2017 | Không giành quyền tham dự | ||||||
Tổng cộng | 2/10 1 lần á quân |
10 | 7 | 1 | 2 | 26 | 8 |
Mùa giải | Hạng đấu | Bảng | Pld | W | D | L | GF | GA | RK |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
2018–19 | A | 4 | 4 | 2 | 0 | 2 | 12 | 7 | 7th |
2020–21 | A | 4 | 8 | 4 | 2 | 2 | 16 | 6 | 2nd |
2022–23 | A | 2 | 8 | 4 | 3 | 1 | 10 | 6 | 1st |
Tổng cộng | 20 | 10 | 5 | 5 | 38 | 19 | 1st |
Năm | Kết quả | Thứ hạng | Pld | W | D | L | GF | GA |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|
1920 | Huy chương bạc | 2nd | 5 | 4 | 0 | 1 | 9 | 5 |
1924 | Vòng 1 | 17th | 1 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 |
1928 | Tứ kết | 6th | 3 | 1 | 1 | 1 | 9 | 9 |
1936 | Bỏ cuộc | |||||||
1948 | Không vượt qua vòng loại | |||||||
1952 | ||||||||
1956 | ||||||||
1960 | ||||||||
1964 | ||||||||
1968 | Tứ kết | 5th | 4 | 2 | 1 | 1 | 4 | 2 |
1972 | Không vượt qua vòng loại | |||||||
1976 | Vòng 1 | 13th | 2 | 0 | 0 | 2 | 1 | 3 |
1980 | 10th | 3 | 0 | 3 | 0 | 2 | 2 | |
1984 | Không vượt qua vòng loại | |||||||
1988 | ||||||||
Tổng cộng | 1 lần huy chương bạc |
6/15 | 18 | 7 | 5 | 6 | 25 | 22 |
Danh sách cầu thủ khoác áo đội tuyển nhiều nhất tính đến ngày 14 tháng 7 năm 2024:
Các cầu thủ in đậm vẫn đang thi đấu cho đội tuyển.
# | Cầu thủ | Thời gian khoác áo | Số trận | Bàn thắng |
---|---|---|---|---|
1 | Sergio Ramos | 2005–2021 | 180 | 23 |
2 | Iker Casillas | 2000–2016 | 167 | 0 |
3 | Sergio Busquets | 2009–2022 | 143 | 2 |
4 | Xavi Hernández | 2000–2014 | 133 | 12 |
5 | Andrés Iniesta | 2006–2018 | 131 | 14 |
6 | Andoni Zubizarreta | 1985–1998 | 126 | 0 |
7 | David Silva | 2006–2018 | 125 | 35 |
8 | Xabi Alonso | 2003–2014 | 114 | 16 |
9 | Fernando Torres | 2003–2014 | 110 | 38 |
Cesc Fàbregas | 2006–2016 | 110 | 15 |
Danh sách cầu thủ ghi bàn cho đội tuyển nhiều nhất tính đến ngày 14 tháng 7 năm 2024:
# | Cầu thủ | Thời gian khoác áo | Bàn thắng | Số trận | Hiệu suất |
---|---|---|---|---|---|
1 | David Villa | 2005–2014 | 59 | 98 | 0.61 |
2 | Raúl González | 1996–2006 | 44 | 102 | 0.43 |
3 | Fernando Torres | 2003–2014 | 38 | 110 | 0.35 |
4 | Álvaro Morata | 2014– | 36 | 80 | 0.45 |
5 | David Silva | 2006–2018 | 35 | 125 | 0.25 |
6 | Fernando Hierro | 1989–2002 | 29 | 89 | 0.33 |
7 | Fernando Morientes | 1998–2007 | 27 | 47 | 0.57 |
8 | Emilio Butragueño | 1984–1992 | 26 | 69 | 0.38 |
9 | Alfredo Di Stéfano | 1957–1961 | 23 | 31 | 0.74 |
Sergio Ramos | 2005–2021 | 23 | 180 | 0.04 |
Tính đến ngày 14 tháng 6 năm 2015, có tất cả năm cầu thủ ghi từ 5 bàn thắng trở lên trên chấm phạt đền cho đội tuyển:
Penalties | Player |
---|---|
9 | Fernando Hierro |
Míchel | |
7 | David Villa |
6 | Xabi Alonso |
5 | Fernando Torres |
22 tháng 3 Giao hữu | Tây Ban Nha | 0–1 | Colombia | London, Anh |
---|---|---|---|---|
Chi tiết | Muñoz 61' | Sân vận động: Sân vận động London Trọng tài: Michael Oliver (Anh) |
26 tháng 3 Giao hữu | Tây Ban Nha | 3–3 | Brasil | Madrid, Tây Ban Nha |
---|---|---|---|---|
21:30 CET (UTC+01:00) | Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động Santiago Bernabéu Trọng tài: João Pinheiro (Bồ Đào Nha) |
5 tháng 6 Giao hữu | Tây Ban Nha | 5–0 | Andorra | Badajoz, Tây Ban Nha |
---|---|---|---|---|
21:30 CET (UTC+01:00) | Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động Nuevo Vivero Trọng tài: Gustavo Correia (Bồ Đào Nha) |
8 tháng 6 Giao hữu | Tây Ban Nha | 5–1 | Bắc Ireland | Palma, Tây Ban Nha |
---|---|---|---|---|
21:30 CET (UTC+01:00) |
|
Sân vận động: Sân vận động Mallorca Son Moix Trọng tài: Bastien Dechepy (Pháp) |
15 tháng 6 Bảng B UEFA Euro 2024 | Tây Ban Nha | 3–0 | Croatia | Berlin, Đức |
---|---|---|---|---|
18:00 UTC+2 | Chi tiết | Sân vận động: Olympiastadion Lượng khán giả: 68,844 Trọng tài: Michael Oliver (Anh) |
20 tháng 6 Bảng B UEFA Euro 2024 | Tây Ban Nha | 1–0 | Ý | Gelsenkirchen, Đức |
---|---|---|---|---|
21:00 UTC+2 | Calafiori 55' (l.n.) | Chi tiết | Sân vận động: Arena AufSchalke Lượng khán giả: 49,528[34] Trọng tài: Slavko Vinčić (Slovenia) |
24 tháng 6 Bảng B UEFA Euro 2024 | Albania | 0–1 | Tây Ban Nha | Düsseldorf, Đức |
---|---|---|---|---|
21:00 UTC+2 | Chi tiết |
|
Sân vận động: Merkur Spiel-Arena Lượng khán giả: 46,586[35] Trọng tài: Glenn Nyberg (Thụy Điển) |
30 tháng 6 Vòng 16 đội UEFA Euro 2024 | Tây Ban Nha | 4–1 | Gruzia | Cologne, Đức |
---|---|---|---|---|
21:00 UTC+2 | Chi tiết |
|
Sân vận động: RheinEnergieStadion Lượng khán giả: 42,233 Trọng tài: François Letexier (Pháp) |
5 tháng 7 Tứ kết UEFA Euro 2024 | Tây Ban Nha | 2–1 (s.h.p.) | Đức | Stuttgart, Đức |
---|---|---|---|---|
18:00 UTC+2 | Chi tiết |
|
Sân vận động: MHPArena Lượng khán giả: 54,000 Trọng tài: Anthony Taylor (Anh) |
9 tháng 7 Bán kết UEFA Euro 2024 | Tây Ban Nha | 2–1 | Pháp | Munich, Đức |
---|---|---|---|---|
21:00 UTC+2 | Chi tiết |
|
Sân vận động: Allianz Arena Lượng khán giả: 62,042 Trọng tài: Slavko Vinčić (Slovenia) |
14 tháng 7 Chung kết UEFA Euro 2024 | Tây Ban Nha | 2–1 | Anh | Berlin, Đức |
---|---|---|---|---|
21:00 UTC+2 | Chi tiết |
|
Sân vận động: Olympiastadion Lượng khán giả: 65,600 Trọng tài: François Letexier (Pháp) |
5 tháng 9 UEFA Nations League 2024–25 | Serbia | 0-0 | Tây Ban Nha | Belgrade, Serbia |
---|---|---|---|---|
20:45 CEST | Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động Sao Đỏ Lượng khán giả: 29,981 Trọng tài: Serdar Gözübüyük (Hà Lan) |
8 tháng 9 UEFA Nations League 2024–25 | Thụy Sĩ | 1-4 | Tây Ban Nha | Bern, Thụy Sĩ |
---|---|---|---|---|
20:45 CEST |
|
Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động Wankdorf Lượng khán giả: 26,265 Trọng tài: Irfan Peljto (Bosnia và Herzegovina) |
12 tháng 10 UEFA Nations League 2024–25 | Tây Ban Nha | v | Đan Mạch | Murcia, Tây Ban Nha |
---|---|---|---|---|
20:45 CEST | Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động Nueva Condomina |
15 tháng 10 UEFA Nations League 2024–25 | Tây Ban Nha | v | Serbia | Córdoba, Tây Ban Nha |
---|---|---|---|---|
20:45 CEST | Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động Nuevo Arcángel |
15 tháng 11 UEFA Nations League 2024–25 | Đan Mạch | v | Tây Ban Nha | Copenhagen, Đan Mạch |
---|---|---|---|---|
20:45 CEST | Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động Parken |
18 tháng 11 UEFA Nations League 2024–25 | Tây Ban Nha | v | Thụy Sĩ | Burgos, Tây Ban Nha |
---|---|---|---|---|
20:45 CEST | Chi tiết | Sân vận động: Sân vận động El Plantío |
Đây là đội hình đã hoàn thành UEFA Nations League 2024–25.
Số liệu thống kê tính đến ngày 9 tháng 9 năm 2024 sau trận gặp Thụy Sĩ.
Số | VT | Cầu thủ | Ngày sinh (tuổi) | Trận | Bàn | Câu lạc bộ |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | TM | David Raya | 15 tháng 9, 1995 | 8 | 0 | Arsenal |
13 | TM | Álex Remiro | 24 tháng 3, 1995 | 1 | 0 | Real Sociedad |
23 | TM | Robert Sánchez | 18 tháng 11, 1997 | 2 | 0 | Chelsea |
2 | HV | Dani Carvajal (Đội phó) | 11 tháng 1, 1992 | 51 | 1 | Real Madrid |
3 | HV | Robin Le Normand | 11 tháng 11, 1996 | 19 | 1 | Atlético Madrid |
4 | HV | Pau Torres | 16 tháng 1, 1997 | 24 | 1 | Aston Villa |
5 | HV | Daniel Vivian | 5 tháng 7, 1999 | 5 | 0 | Athletic Bilbao |
12 | HV | Álex Grimaldo | 20 tháng 9, 1995 | 8 | 0 | Bayer Leverkusen |
14 | HV | Aymeric Laporte | 27 tháng 5, 1994 | 37 | 1 | Al Nassr |
21 | HV | Óscar Mingueza | 13 tháng 5, 1999 | 1 | 0 | Celta Vigo |
22 | HV | Marc Cucurella | 22 tháng 7, 1998 | 11 | 0 | Chelsea |
6 | TV | Martín Zubimendi | 2 tháng 2, 1999 | 12 | 0 | Real Sociedad |
8 | TV | Fabián Ruiz | 3 tháng 4, 1996 | 31 | 6 | Paris Saint-Germain |
10 | TV | Pepelu | 11 tháng 8, 1998 | 0 | 0 | Valencia |
16 | TV | Rodri (Đội trưởng) | 22 tháng 6, 1996 | 57 | 4 | Manchester City |
18 | TV | Aleix García | 28 tháng 6, 1997 | 3 | 0 | Bayer Leverkusen |
20 | TV | Pedri | 25 tháng 11, 2002 | 26 | 2 | Barcelona |
7 | TĐ | Yeremy Pino | 20 tháng 10, 2002 | 13 | 2 | Villarreal |
9 | TĐ | Joselu | 27 tháng 3, 1990 | 15 | 6 | Al Gharafa |
11 | TĐ | Ferran Torres | 29 tháng 2, 2000 | 48 | 21 | Barcelona |
15 | TĐ | Ayoze Pérez | 29 tháng 7, 1993 | 3 | 1 | Villarreal |
17 | TĐ | Nico Williams | 12 tháng 7, 2002 | 22 | 4 | Athletic Bilbao |
19 | TĐ | Lamine Yamal | 13 tháng 7, 2007 | 16 | 3 | Barcelona |
Vt | Cầu thủ | Ngày sinh (tuổi) | Số trận | Bt | Câu lạc bộ | Lần cuối triệu tập |
---|---|---|---|---|---|---|
TM | Unai Simón | 11 tháng 6, 1997 | 46 | 0 | Athletic Bilbao | UEFA Euro 2024 |
TM | Kepa Arrizabalaga | 3 tháng 10, 1994 | 14 | 0 | Bournemouth | v. Na Uy, 15 October 2023 |
HV | Jesús Navas RET | 21 tháng 11, 1985 | 56 | 5 | Sevilla | UEFA Euro 2024 |
HV | Nacho | 18 tháng 1, 1990 | 29 | 1 | Al Qadsiah | UEFA Euro 2024 |
HV | Pau Cubarsí | 22 tháng 1, 2007 | 3 | 0 | Barcelona | UEFA Euro 2024 PRE |
HV | Pedro Porro | 13 tháng 9, 1999 | 3 | 0 | Tottenham Hotspur | v. Brasil, 26 March 2024 |
HV | José Gayà | 25 tháng 5, 1995 | 22 | 3 | Valencia | v. Colombia, 22 March 2024 INJ |
HV | Iñigo Martínez | 17 tháng 5, 1991 | 21 | 1 | Barcelona | v. Gruzia, 19 November 2023 |
HV | Eric García | 9 tháng 1, 2001 | 19 | 0 | Barcelona | v. Gruzia, 19 November 2023 |
HV | David García | 14 tháng 2, 1994 | 3 | 0 | Al Rayyan | v. Gruzia, 19 November 2023 |
HV | Fran García | 14 tháng 8, 1999 | 2 | 0 | Real Madrid | v. Na Uy, 15 October 2023 |
HV | Alfonso Pedraza | 9 tháng 4, 1996 | 1 | 0 | Villarreal | v. Na Uy, 15 October 2023 |
HV | Alejandro Balde | 18 tháng 10, 2003 | 7 | 0 | Barcelona | v. Scotland, 12 October 2023 INJ |
TV | Dani Olmo | 7 tháng 5, 1998 | 40 | 11 | Barcelona | v. Thụy Sĩ, 8 September 2024 INJ |
TV | Mikel Merino | 22 tháng 6, 1996 | 28 | 2 | Arsenal | UEFA Euro 2024 |
TV | Álex Baena | 20 tháng 7, 2001 | 5 | 1 | Villarreal | UEFA Euro 2024 |
TV | Fermín López | 11 tháng 5, 2003 | 2 | 0 | Barcelona | UEFA Euro 2024 |
TV | Marcos Llorente | 30 tháng 1, 1995 | 19 | 0 | Atlético Madrid | UEFA Euro 2024 PRE |
TV | Pablo Sarabia | 11 tháng 5, 1992 | 27 | 9 | Wolverhampton Wanderers | v. Brasil, 26 March 2024 |
TV | Oihan Sancet | 25 tháng 4, 2000 | 4 | 1 | Athletic Bilbao | v. Brasil, 26 March 2024 |
TV | Gavi | 5 tháng 8, 2004 | 27 | 5 | Barcelona | v. Gruzia, 19 November 2023 |
TV | Rodrigo Riquelme | 2 tháng 5, 2000 | 2 | 0 | Atlético Madrid | v. Gruzia, 19 November 2023 |
TĐ | Mikel Oyarzabal | 21 tháng 4, 1997 | 38 | 12 | Real Sociedad | v. Thụy Sĩ, 8 September 2024 INJ |
TĐ | Álvaro Morata | 23 tháng 10, 1992 | 80 | 36 | AC Milan | UEFA Euro 2024 |
TĐ | Gerard Moreno | 7 tháng 4, 1992 | 18 | 5 | Villarreal | v. Brasil, 26 March 2024 |
TĐ | Ansu Fati | 31 tháng 10, 2002 | 10 | 2 | Barcelona | v. Na Uy, 15 October 2023 |
TĐ | Bryan Zaragoza | 9 tháng 9, 2001 | 1 | 0 | Osasuna | v. Na Uy, 15 October 2023 |
Chú thích:
|