Lê Công Vinh là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Việt Nam, thi đấu cho đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam ở vị trí tiền đạo. Anh ra sân lần đầu cho tuyển Việt Nam ở trận đấu với Hàn Quốc trong khuôn khổ vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới 2006 khu vực châu Á, diễn ra ngày 9 tháng 6 năm 2004.[1][2] Bàn thắng quốc tế đầu tiên của anh được ghi trong trận gặp Myanmar ngày 20 tháng 8 tại giải bóng đá quốc tế LG Cup do báo Thể Thao Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức năm 2004.[1][3] Công Vinh tuyên bố giải nghệ vào ngày 8 tháng 12 năm 2016.[4] Trong sự nghiệp, anh đã thi đấu tổng cộng 83 trận quốc tế và ghi 51 bàn, trở thành cầu thủ ra sân nhiều nhất và lập công nhiều nhất cho tuyển Việt Nam từ trước đến nay.[5]
Công Vinh đã tham gia bốn kỳ vòng loại Giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup) các năm 2006, 2010, 2014 và 2018; sáu kỳ Giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup) các năm 2004, 2007, 2008, 2012, 2014 và 2016; Cúp bóng đá châu Á (Asian Cup) năm 2007 và hai kỳ vòng loại của giải này năm 2011 và 2015; cùng một số giải giao hữu quốc tế khác. Anh đều có bàn thắng ở các giải đấu lớn nói trên, ngoại trừ ở vòng loại World Cup 2006 và 2010; AFF Cup 2012; và vòng loại Asian Cup 2015.[1] Trong trận gặp UAE tại vòng bảng Asian Cup 2007, Công Vinh ghi bàn ấn định tỉ số 2–0, góp phần đưa tuyển Việt Nam vào vòng tứ kết Cúp bóng đá châu Á lần đầu tiên trong lịch sử.[6][7] Tại AFF Cup 2008, anh là người ghi bàn thắng quyết định vào lưới đội tuyển Thái Lan ở trận chung kết lượt về, giúp tuyển Việt Nam lần đầu tiên vô địch giải đấu.[8]
Trong số 51 pha lập công của anh trong sự nghiệp, có 15 bàn được ghi tại các kỳ AFF Cup; 10 bàn ở vòng loại World Cup; một bàn ở Asian Cup 2007 và hai ở các kỳ vòng loại của giải này; 23 bàn còn lại là trong các trận giao hữu.[1] Công Vinh đã lập bốn cú hat-trick cùng một lần ghi bốn bàn thắng trong một trận đấu quốc tế. Đối thủ phải nhận nhiều bàn thua nhất từ anh là đội tuyển Myanmar với tám bàn.[1] Có 17 trên 51 bàn thắng của anh được ghi tại Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, nhiều hơn bất kỳ địa điểm thi đấu nào khác.
Bàn thắng được ghi nhờ phạt đền | |
Việt Nam thắng | |
Việt Nam thua | |
Kết quả hòa chung cuộc |
Bàn thắng được ghi bằng phạt đền |
Số | Ngày | Sân đấu | Đối thủ | Bàn thắng | Kết quả | Giải đấu | Nguồn |
---|---|---|---|---|---|---|---|
1 | 9 tháng 12 năm 2004 | Sân vận động Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam | Campuchia | 3 – (58', 86', 90') | 9–1 | Tiger Cup 2004 | [12][13] |
2 | 17 tháng 1 năm 2007 | Sân vận động Jalan Besar, Kallang, Singapore | Lào | 3 – (1', 28', 57') | 9–0 | AFF Cup 2007 | [19][20] |
3 | 29 tháng 6 năm 2011 | Sân vận động Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam | Ma Cao | 3 – (19', 36', 42') | 6–0 | Vòng loại World Cup 2014 | [38][39] |
4 | 3 tháng 7 năm 2011 | Sân vận động Campo Desportivo, Ma Cao | Ma Cao | 4 – (29', 43', 75', 82') | 7–1 | Vòng loại World Cup 2014 | [40][41] |
5 | 2 tháng 7 năm 2014 | Sân vận động Gò Đậu, Bình Dương, Việt Nam | Myanmar | 3 – (20', 34', 52') | 6–0 | Giao hữu | [43][44] |
|
|
|