Qareh

Qareh Khawoserre có thể là vị vua gốc Canaan thứ ba[1][2] của vương triều thứ 14, ông đã cai trị toàn bộ khu vực phía đông đồng bằng châu thổ sông Nile từ Avaris trong thời kỳ Chuyển tiếp thứ Hai. Triều đại của ông được cho là kéo dài ít nhất 10 năm từ năm 1770 TCN cho tới năm 1760 TCN[1] hoặc muộn hơn vào khoảng năm 1710 TCN. Ngoài ra, Qareh có thể là một chư hầu sau này của các vị vua Hyksos của vương triều thứ 15 và do đó được phân loại là một vị vua của vương triều thứ 16.

Tên của Qareh là tiếng Tây Semit và có nghĩa là "Người hói". Sự tồn tại của ông chỉ được chứng thực bởi ba mươi con dấu hoàng gia có khắc tên của ông, chỉ một trong số đó có nguồn gốc được biết đến rõ: Jericho ở Canaan.[3] Tên của Qareh trước kia bị đọc sai là Qar, Qur, và Qal.[4]

Nhà Ai Cập học Kim Ryholt đồng nhất Qareh với tên prenomen Khawoserre, mà cũng chỉ được chứng thực thông qua các con dấu hình bọ hung. Vị trí của Qareh trong bảng niên đại cũng không chắc chắn, với việc Ryholt và Darrell Baker đặt ông như là vị vua thứ ba của vương triều thứ 14, dựa trên phong cách con dấu của ông. Theo một hướng khác, Thomas Schneider và Jürgen von Beckerath coi ông là một vị vua thuộc vương triều thứ 16.[5] Ngoài ra, James Peter Allen đề xuất rằng ông là một vị vua Hyksos thuộc giai đoạn đầu của vương triều thứ 15[6]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c K.S.B. Ryholt (1998). The Political Situation in Egypt During the Second Intermediate Period, C1800-1550 BC. Museum Tusculanum Press. ISBN 8772894210.
  2. ^ Darrell D. Baker: The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC, Stacey International, ISBN 978-1-905299-37-9, 2008, p. 303
  3. ^ Percy Newberry: Egyptian antiquities. Scarabs. An Introduction to the Study of Egyptian Seals and Signet Rings. Constable, London 1906, S. 150, pl. XXI, 23, 24.
  4. ^ K., Ryholt (1998). “King Qareh, a Canaanite King in Egypt during the Second Intermediate Period”. Israel Exploration Journal (48): 194–200.
  5. ^ Thomas Schneider: Lexikon der Pharaonen. Albatros, Düsseldorf 2002, ISBN 3-491-96053-3, p. 226.
  6. ^ Daphna Ben-Tor, Susan J. Allen, James P. Allen: Seals and Kings. In: Bulletin of the American Schools of Oriental Research Bd. 315, 1999, S. 47–74 (pdf-download Lưu trữ 2013-12-14 tại Wayback Machine).
Tiền nhiệm
Ya'ammu Nubwoserre
Pharaon của Ai Cập
Vương triều thứ 14
Kế nhiệm
'Ammu Ahotepre
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Đừng chơi chứng khoán, nếu bạn muốn giàu
Đừng chơi chứng khoán, nếu bạn muốn giàu
Nếu bạn đang có ý định “chơi” chứng khoán, hay đang “chơi” với số vốn trăm triệu đổ lại thì bài này dành cho bạn
Hệ thống Petrodollars - Sức mạnh của đế chế Hoa Kỳ và cũng là gót chân Asin của họ
Hệ thống Petrodollars - Sức mạnh của đế chế Hoa Kỳ và cũng là gót chân Asin của họ
Sự phát triển của loài người đã trải qua nhiều thời kỳ đồ đá, đồ đồng....và bây giờ là thời dầu mỏ. Khác với vàng, dầu mỏ dùng để sản xuất, tiêu thụ, hoạt động
Sống đời bình yên lại còn được trả phí khi đến đảo của Ireland
Sống đời bình yên lại còn được trả phí khi đến đảo của Ireland
Mỗi người dân khi chuyển đến những vùng đảo theo quy định và sinh sống ở đó sẽ được nhận khoản tiền trợ cấp là 92.000 USD
[Review] Visual Novel Steins;Gate Zero – Lời hứa phục sinh
[Review] Visual Novel Steins;Gate Zero – Lời hứa phục sinh
Steins;Gate nằm trong series Sci-fi của Nitroplus với chủ đề du hành thời gian. Sau sự thành công vang dội ở cả mặt Visual Novel và anime