Merkare

Merkare là một pharaon Ai Cập thuộc giai đoạn cuối vương triều thứ 13 trong thời kỳ chuyển tiếp thứ Hai, ông đã trị vì trong một thời gian ngắn vào khoảng thời gian giữa năm 1663 TCN và 1649 TCN.[1]

Triều đại

[sửa | sửa mã nguồn]

Vì là một pharaon của vương triều thứ 13, Merkare sẽ cai trị toàn bộ khu vực Thượng Ai Cập từ Thebes hoặc toàn bộ khu vực Trung và Thượng Ai Cập từ Memphis. Vào thời điểm đó, khu vực phía Đông đồng bằng châu thổ sông Nile đang nằm dưới sự thống trị của vương triều thứ 14.

Theo nhà Ai Cập học Kim Ryholt, đã có không dưới 17 vị vua của vương triều thứ 13 đã cai trị trong một thời gian ngắn vào giai đoạn từ năm 1663 TCN cho tới năm 1649 TCN.[1] Các học giả như Manfred Bietak và Ryholt đề xuất rằng sự bất ổn này là hệ quả của một nạn đói kéo dài và có lẽ một bệnh dịch đã bùng phát ít nhất là ở khu vực châu thổ và kéo dài cho tới giai đoạn cuối của vương triều thứ 13 và 14 vào khoảng năm 1650 TCN.[1][2] Tình trạng suy yếu của cả hai vương quốc này có thể giải thích phần nào lý do tại sao họ lại sụp đổ một cách nhanh chóng trước sức mạnh đang lên của người Hyksos vào khoảng năm 1650 TCN.[1]

Chứng thực

[sửa | sửa mã nguồn]

Merkare chỉ được chứng thực thông qua cuộn giấy cói Turin, một bản danh sách vua được biên soạn vào giai đoạn đầu thời đại Ramesses.[3] Theo nhà Ai Cập học Kim Ryholt, cuộn giấy này ghi lại prenomen của ông ở cột thứ 8, dòng thứ 18[1] (Mục 7.23 theo Gardiner[4]). Cuộn giấy cói Turin đã bị hư hỏng ở đoạn cuối của vương triều thứ 13 và độ dài triều đại của Merkare đã bị mất trong một vết hổng.

Vị trí chính xác của Merkare trong biên niên sử không được biết chắc chắn do tình trạng hư hại của cuộn giấy cói Turin, mà chỉ cho phép phục dựng một cách phỏng đoán về giai đoạn cuối của vương triều thứ 13. Theo Ryholt thì ông là vị vua thứ 48 của vương triều này, trong khi Baker và von Beckerath lại coi ông như là vị vua thứ 47.[1][3][5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g K.S.B. Ryholt, The Political Situation in Egypt during the Second Intermediate Period, c.1800–1550 BC, Carsten Niebuhr Institute Publications, vol. 20. Copenhagen: Museum Tusculanum Press, 1997, excerpts available online here.
  2. ^ Manfred Bietak, Egypt and Canaan During the Middle Bronze Age, BASOR 281 (1991), pp. 21-72 see in particular p. 38
  3. ^ a b Darrell D. Baker: The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC, Stacey International, ISBN 978-1-905299-37-9, 2008, p. 215
  4. ^ Alan H. Gardiner: The Royal Canon of Turin, Oxford 1959, Vol. III, 6.14, Warminster 1987, ISBN 0-900416-48-3.
  5. ^ Jürgen von Beckerath: Handbuch der ägyptischen Königsnamen, (Münchner ägyptologische Studien), 1984, ISBN 978-3422008328
Tiền nhiệm
Merkheperre
Pharaon của Ai Cập
Vương triều thứ 13
Kế nhiệm
Bị mất
Chúng tôi bán
Bài viết liên quan
Pháp quốc Slane (スレイン法国) - Overlord
Pháp quốc Slane (スレイン法国) - Overlord
Pháp quốc Slane (スレイン法国) là quốc gia của con người do Lục Đại Thần sáng lập vào 600 năm trước trong thế giới mới.
Nhân vật Jeanne Alter Fate/Grand Order
Nhân vật Jeanne Alter Fate/Grand Order
Jeanne Alter (アヴェンジャー, Avenjā?) là một Servant trường phái Avenger được triệu hồi bởi Fujimaru Ritsuka trong Grand Order của Fate/Grand Order
Những con quỷ không thể bị đánh bại trong Kimetsu no Yaiba
Những con quỷ không thể bị đánh bại trong Kimetsu no Yaiba
Nếu Akaza không nhớ lại được quá khứ nhờ Tanjiro, anh sẽ không muốn tự sát và sẽ tiếp tục chiến đấu
Distinctiveness quan trọng như thế nào?
Distinctiveness quan trọng như thế nào?
Tức là thương hiệu nào càng dễ mua, càng được nhớ đến trong nhiều bối cảnh mua hàng khác nhau thì sẽ càng được mua nhiều hơn và do đó có thị phần càng lớn